Mỹ phản hồi về thông tin ‘Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga’
Trước đó tờ Politico đưa tin, Nga đã nhập máy bay không người lái trị giá hơn 100 triệu USD từ Trung Quốc trong năm nay.
Mỹ thông báo viện trợ quân sự 400 triệu USD cho Ukraine Kyrgyzstan bắt đầu kiểm tra xuất khẩu sang Nga để tránh bị Mỹ trừng phạt
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller. Ảnh: State.gov
Ngày 24/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller đã trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin do tờ Politico đăng tải, theo đó cho rằng “bất chấp những lời kêu gọi hòa bình công khai của Trung Quốc trong năm qua, nước này đã tích cực tăng cường buôn bán hàng hóa lưỡng dụng với Nga, hỗ trợ Moskva nhập khẩu các công nghệ phương Tây bị trừng phạt và những sản phẩm khác”.
Phát biểu tại cuộc họp báo được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ (state.gov), ông Miller nói: “Tôi sẽ không bình luận về thông tin cụ thể trên tờ Politico, nhưng chúng tôi sẽ phải tiến hành đánh giá của riêng mình trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc liệu có một hoạt động vi phạm lệnh trừng phạt hay liệu chúng tôi có cần áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung để đáp lại một số hoạt động mà chúng tôi phát hiện hay không”.
Nói thêm về các biện pháp trừng phạt tiềm tàng, ông Miller nêu rõ: “Chúng tôi đã tập trung các biện pháp trừng phạt của mình vào hỗ trợ sát thương. Chúng tôi tiếp tục theo dõi xem liệu có các biện pháp trừng phạt bổ sung mà chúng tôi nên áp dụng hay không – cũng như liệu có công ty nào vi phạm lệnh trừng phạt của chúng tôi hay không”.
Video đang HOT
Người phát ngôn trên cũng nhắc lại rằng Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nói rõ với các quan chức Chính phủ Trung Quốc khi đến thăm Bắc Kinh, đó là: “Thứ nhất, về phía chính phủ, chúng tôi đang theo dõi vấn đề chặt chẽ và phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào từ phía Trung Quốc chuyển viện trợ sát thương cho Nga; và thứ hai, về phía khu vực tư nhân, đó là một vấn đề mà chúng tôi cũng có những lo ngại nghiêm trọng. Trước đây, chúng tôi đã phát hiện một số công ty hỗ trợ cho Nga và đã trừng phạt các công ty đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ và có hành động nhằm vào các công ty tư nhân Trung Quốc khi chúng tôi thấy có những hành động vi phạm như vậy”.
Trước đó tờ Politico dẫn dữ liệu hải quan cho biết, khách hàng Nga đã khai báo đơn đặt hàng hàng trăm nghìn áo chống đạn và mũ sắt quân sự do Shanghai H Win sản xuất – các mặt hàng được liệt kê trong tài liệu khớp với danh mục trực tuyến của công ty.
Ngoài ra, tờ Politico đưa tin, Nga đã nhập máy bay không người lái trị giá hơn 100 triệu USD từ Trung Quốc trong năm nay – gấp 30 lần so với Ukraine. Xuất khẩu gốm của Trung Quốc, một thành phần được sử dụng trong áo chống đạn, sang Nga tăng 69%, lên hơn 225 triệu USD, trong khi sang Ukraine giảm 61%, chỉ còn 5 triệu USD, dữ liệu hải quan Trung Quốc và Ukraine cho thấy.
Liên quan đến máy bay không người lái, nhà sản xuất DJI của Trung Quốc tuyên bố đã cắt đứt quan hệ với phía Nga và tích cực ngăn chặn việc sử dụng sản phẩm của họ trong các hoạt động chiến đấu. Tuy nhiên, Politico đã tìm được hợp đồng giữa công ty Iflight của Trung Quốc và Nga về việc cung cấp máy bay không người lái DJI thông qua một công ty khác ở Hồng Kông vào tháng 10/2022.
Tuần trước, cố vấn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Emmanuel Bonne, tuyên bố rằng nước này nhận thấy một số dấu hiệu cho thấy sự hỗ trợ nhất định của Trung Quốc đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Mỹ nói Trung Quốc hứa không gửi vũ khí cho Nga
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết đã trao đổi nhiều vấn đề nóng trong chuyến thăm Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh nhắc lại cam kết không gửi vũ khí cho Nga sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19-6 - Ảnh: AFP
"Chúng tôi và các nước khác đã nhận được sự đảm bảo từ Trung Quốc rằng họ không và sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho Nga để sử dụng ở Ukraine", Hãng tin AFP dẫn lời ông Blinken nói ngày 19-6.
Ông nói rằng Mỹ chưa có bất cứ bằng chứng nào về điều này. Tuy nhiên, Washington kêu gọi Trung Quốc lưu ý việc các công ty nước này có thể cung cấp cho Nga các công nghệ dùng trong xung đột.
Trước đó, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đang cân nhắc hỗ trợ vũ khí cho Matxcơva. Tuy nhiên Bắc Kinh đã bác bỏ điều này.
Ngoài ra, sau hai ngày ở Trung Quốc và gặp các quan chức cấp cao, bao gồm cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 19-6, ông Blinken cho biết đã thảo luận nhiều vấn đề nóng khác. Nói về kinh tế, ông Blinken cho rằng việc Mỹ cấm xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc không phải nhằm kiềm chế Bắc Kinh về kinh tế.
"Trong mọi cuộc họp, tôi nhấn mạnh rằng sự tham gia trực tiếp và duy trì liên lạc ở cấp cao là cách tốt nhất để quản lý sự khác biệt một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng cạnh tranh không dẫn đến xung đột. Cả hai bên đều đồng ý cần phải ổn định mối quan hệ", ông Blinken nói.
Ông Blinken nói Mỹ sẽ gửi thêm quan chức cấp cao đến Trung Quốc trong những tuần tới với hy vọng tiếp tục thúc đẩy đối thoại giữa hai nước.
Tuy nhiên, vấn đề lập kênh liên lạc quân sự vẫn không có đột phá. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lý Thượng Phúc, bị Mỹ trừng phạt năm 2018 liên quan đến việc Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu và thiết bị từ nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga.
"Chúng tôi không ảo tưởng về những thách thức trong việc quản lý mối quan hệ này", ông Blinken nói. Ông cho rằng quản lý quan hệ Mỹ - Trung là một quá trình dài và khó khăn bởi còn nhiều bất đồng, như vấn đề Đài Loan. Dù vậy, Washington nhắc lại vẫn theo chính sách một Trung Quốc.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói rằng hai bên đã đạt được tiến triển và nhất trí trong một số vấn đề cụ thể.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ - Trung cần tìm cách cùng tồn tại và hợp tác thay vì đe dọa lẫn nhau. "Không bên nào nên cố gắng định hình bên kia theo ý muốn của mình, càng không nên tước đoạt quyền phát triển hợp pháp của bên kia", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói.
Mỹ trừng phạt các thực thể hỗ trợ Trung Quốc hiện đại hóa quân đội Danh sách trừng phạt cũng bao gồm các công ty đã mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, chẳng hạn như phát triển vũ khí siêu vượt âm. Một số nước phương Tây cho rằng Bắc Kinh đã bí mật tuyển dụng phi công nước ngoài để đào...