Mỹ phẩm không phải là đồ chơi của con trẻ, nếu không cẩn thận để con chơi có thể gây hại như này
Hãy cẩn thận khi thấy con bạn bắt đầu chơi với các sản phẩm tạo kiểu tóc, chai nước hoa hoặc bất kì sản phẩm mỹ phẩm nào của bạn.
Nhiều bà mẹ có thể cảm thấy buồn cười hoặc thích thú khi thấy con chơi với son môi hay phấn rôm của mình nhưng với các nhà khoa học, đây không phải là điều đáng khuyến khích. Thay vào đó, cha mẹ nên cẩn thận sẽ tốt hơn. Một nghiên cứu gần đây ở Hoa Kỳ, được công bố trên tạp chí lâm sàng nhi khoa Clinical Pediatrics, đã phát hiện ra rằng hàng ngàn trẻ em được đưa đi cấp cứu do các chấn thương liên quan đến các sản phẩm mỹ phẩm.
Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu và chính sách chấn thương tại Bệnh viện Nhi đồng Quốc gia Hoa Kỳ đã theo dõi tổng cộng 64.686 ca chấn thương từ năm 2002 đến 2016. Dựa trên Hệ thống giám sát chấn thương quốc gia, họ đã thu thập dữ liệu về trẻ em dưới 5 tuổi được điều trị tại khoa cấp cứu trong các bệnh viện vì thương tích liên quan đến mỹ phẩm.
Nghiên cứu cho thấy trẻ em thường xuyên bị bỏng hóa chất và ngộ độc do mỹ phẩm. Trong số các thương tích được ghi nhận trong thời gian nghiên cứu 15 năm, có 28,3% số ca tai nạn liên quan đến các sản phẩm chăm sóc móng, 27% liên quan tới các sản phẩm chăm sóc tóc, 25% xuất phát từ các sản phẩm chăm sóc da và 12,7% là do các sản phẩm nước hoa.
Trẻ em dưới 2 tuổi dễ bị tổn thương nhất (chiếm 59,3%), trong đó phần lớn các trường hợp liên quan đến ngộ độc (86,2), 13,8% còn lại liên quan đến bỏng hóa chất. Có tới 19,3% các trường hợp là các sản phẩm hóa chất tiếp xúc với mắt hoặc da của trẻ em.
Tại sao trẻ em dễ bị tổn thương liên quan đến mỹ phẩm
Không khó để hiểu tại sao trẻ em thích dùng các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc cá nhân của cha mẹ chúng.
Nhiều sản phẩm có bao bì bắt mắt, hấp dẫn trẻ. Không những thế, trẻ em thường học hỏi và bắt chước rất nhanh, khi thấy cha mẹ dùng bất cứ thứ gì là chúng cũng muốn dùng theo.
Video đang HOT
Nói với tờ New York Post, Rebecca McAdams, một nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu và chính sách chấn thương tại Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc, người từng là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Trẻ em ở tuổi này không thể đọc, vì vậy chúng không thể biết đó là thứ gì. Chúng chỉ cần biết đó là những cái chai lọ có nhãn mác, màu sắc bắt mắt hoặc có mùi thơm giống như những thứ chúng có thể ăn được. Chính vì vậy mà chúng cố gắng mở nó, thậm chí cho cả vào miệng. Nếu như đó là chai hóa chất hoặc kem dưỡng da thì tổn thương nghiêm trọng hoàn toàn có thể xảy ra“.
So với trẻ em 2-4 tuổi, trẻ em dưới 2 tuổi có khả năng bị thương khi tiếp xúc với các sản phẩm mỹ phẩm cao gấp 2 lần. Như các nhà nghiên cứu chỉ ra, nguyên nhân là bởi thời điểm đó là cột mốc phát triển quan trọng. Trẻ có thể bò và lấy đồ vật khi ở vào khoảng 6 tháng tuổi, khi được khoảng 1 tuổi, trẻ thường có thể tự đứng thẳng và đi lại, vươn qua các bề mặt và thực hiện thao tác với cửa. Chúng cũng có xu hướng đưa bất cứ thứ gì có trong tay vào miệng.
“Khi có những khả năng mới, cộng với sự tò mò tự nhiên, cùng với chưa biết cách phân biệt các vật có hại… là những yếu tố có thể giải thích tại sao trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ bị thương tích cao hơn”, McAdams nói với CNN.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ em khỏi các chấn thương liên quan đến mỹ phẩm?
McAdams chia sẻ rằng hầu hết các sản phẩm liên quan đến các sự cố mà nhóm của cô nghiên cứu không có bao bì chống trẻ em. Hơn nữa, các sản phẩm này thường được lưu trữ ở những nơi dễ tiếp cận và thường không có trong các hộp đựng chống trẻ em, nên trẻ có thể dễ dàng lấy và mở chai.
Để tránh thương tích có thể xảy ra, các chuyên gia khuyên phụ huynh nên lưu trữ mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác ở những khu vực trẻ nhỏ sẽ không thể tự mình lấy được dễ dàng. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề nghị cha mẹ nên sử dụng tủ lưu trữ mỹ phẩm với điều kiện đảm bảo có khóa hoặc chốt an toàn và trẻ khó tiếp cận, các sản phẩm như kem đánh răng, dầu gội và xà phòng cũng không được lưu trữ ở nơi trẻ mới biết đi có thể lấy được.
Theo Smartparent/Helino
Ngày tàn của tập đoàn đông dược lừa đảo bé gái ung thư
Quanjian (Quyền Kiện) từng là một trong các ông lớn của ngành chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, trụ sở tại thành phố Thiên Tân. Tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực y học cổ truyền, thuốc đông y, mỹ phẩm, ngân hàng, bảo hiểm, bóng đá, đua ngựa... Cho đến đầu năm nay, Quanjian từ lâu là một thế lực lớn. Quá trình "ngã ngựa" của tập đoàn lần này bắt nguồn từ cái chết của một bé gái bị ung thư tế bào mầm ở tỉnh Nội Mông.
Shu Yuhui, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Quanjian, đã bị bắt.
Zhou Erli, một người nông dân và là bố của bé nói trên trong những năm qua thu hút sự chú ý của cộng đồng Trung Quốc, sau khi chia sẻ câu chuyện về con gái Zhou Yang.
Năm 2012, Zhou Yang 4 tuổi được chẩn đoán ung thư tế bào mầm vùng xương cùng cụt. Trong vòng sáu tháng, bé gái trải qua 4 ca phẫu thuật và 23 đợt hóa trị tại Bệnh viện Nhi Bắc Kinh.
Tháng 12/2012, khi tình trạng Yang đã ổn định hơn, nhân viên bán hàng của Quanjian liên hệ với Zhou, nói rằng có thể chữa lành hoàn toàn cho bé gái. Ông Zhou kể lại rằng lãnh đạo Quanjian khuyên ông cho con ngừng hóa trị, thay vào đó hãy sử dụng thuốc thảo dược làm từ bột táo tàu và dầu rễ cây.
Tổng cộng, Zhou đã chi 5.000 tệ (800 USD) để mua thuốc của Quanjian cho con gái uống. Thế nhưng, Yang không những không khỏe lại mà còn yếu đi. Ông Zhou còn phát hiện Quanjian sử dụng ảnh của bé trong các quảng cáo và tuyên bố đã chữa khỏi ung thư tế bào mầm.
Năm 2015, ông Zhou khởi kiện Quanjian vì tội lừa đảo. Tòa bác bỏ do "không đủ bằng chứng". Ngày 12/12/2015, Yang trút hơi thở cuối cùng.
Cuối năm 2018, diễn đàn y học nổi tiếng Trung Quốc là Bác sĩ Đinh Hương lật lại vụ việc. Diễn đàn cáo buộc Quanjian thu lời hàng trăm tỷ nhân dân tệ từ việc kinh doanh gian dối. Nhà sáng lập kiêm chủ tịch Quanjian là Shu Yuhui bị tố "tổ chức bán hàng đa cấp", hình thức kinh doanh bị coi là phi pháp ở Trung Quốc. Nhân viên bán hàng của Quanjian, theo Bác sĩ Đinh Hương, kiếm tiền chủ yếu bằng việc câu kéo người khác tham gia để ăn hoa hồng.
Trước làn sóng phản đối từ người dân, chính phủ Trung Quốc hành động. Tên ông Shu biến mất khỏi danh sách cố vấn cho cơ quan lập pháp Thiên Tân. Ngày 7/1/2019, truyền thông Trung Quốc đưa tin ông Shu cùng 17 người khác bị bắt.
Tập đoàn này đã đóng cửa trụ sở ở Thiên Tân. Các quán mì gần đó chuyên phục vụ nhân viên Quanjian cũng ngừng hoạt động. Quyền sở hữu đội bóng của Quanjian được giao lại cho hiệp hội bóng đá địa phương để tìm nhà đầu tư mới.
Trụ sở tập đoàn Quanjian nay vắng lặng, nhưng đó từng là nơi từng to rộng và náo nhiệt như Thiên An Môn, nơi xe buýt mỗi ngày chở tới lui hàng trăm nhân viên bán hàng. Ông Shu từng tuyên bố xây dựng bệnh viện ung thư lớn nhất châu Á với 10.000 giường bệnh. Hiện cơ sở này cũng bị đóng cửa.
Trước khi bê bối vở lở, Quanjian từng có hơn 7.000 phòng khám khắp Trung Quốc thực hành hỏa liệu pháp, kỹ thuật chữa bệnh đặc trưng của tập đoàn. Các sản phẩm khác do Quanjian sản xuất cũng rất đắt khách và được quảng cáo bằng những lời lẽ to tát thần kỳ: "băng vệ sinh ion âm giảm khó chịu kỳ kinh nguyệt, phòng ung thư cổ tử cung"; hay "lót giày chữa viêm khớp, bệnh tim".
Thời kỳ thành công của Quanjian trùng với khoảng thời gian ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe bùng nổ ở Trung Quốc. Theo công ty tư vấn Euromonitor, doanh thu sản phẩm chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc tăng từ 44,2 tỷ tệ (6,43 tỷ USD) năm 2002 lên 237,6 tỷ tệ (35 tỷ USD) năm 2017.
Bên ngoài chi nhánh Quanjian tại Trịnh Châu
Zhu Yonghong, đồng sáng lập Tasly, một công ty đông dược, nhận định Quanjian cùng nhiều doanh nghiệp tương tự chọn Thiên Tân đặt trụ sở để ở gần và lợi dụng danh tiếng của Đồng Nhân Đường, thương hiệu Đông y số một Trung Quốc. Theo ông Zhu, Quanjian đã xóa nhòa ranh giới giữa y học cổ truyền và thủ đoạn kinh doanh.
Thời trẻ, nhà sáng lập Quanjian, ông Shu làm việc cho Tianshi, nhà sản xuất sản phẩm y tế lớn với hơn 10.000 nhân viên ở 110 thành phố. Công ty này đưa ra phương pháp nhìn lòng bàn tay chẩn bệnh, khẳng định có thể phát hiện từ HIV đến viêm gan và xây dựng các liệu trình điều trị đắt tiền.
Theo tiểu sử do Quanjian cung cấp, ông Shu sáng lập tập đoàn với 600 bài thuốc bí mật và tự nhận thuộc gia đình có truyền thống đông y. Để tăng nhu cầu mua sản phẩm, Quanjian đưa ra chính sách hấp dẫn. Người mua bảy cặp lót giày "ma thuật" sẽ được quyền trở thành nhà phân phối. Bằng cách đó, tập đoàn thu hút những người khao khát kiếm tiền nhanh chóng.
Chính quyền địa phương, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển của các công ty tạo việc làm, nhắm mắt làm ngơ. Năm ngoái, lãnh đạo Thiên Tân nhận xét Quanjian và Tianshi là "những tập đoàn xuất sắc", "có trách nhiệm với xã hội và biết đổi mới". Về mặt kinh tế, những doanh nghiệp này vô cùng giá trị đối với Thiên Tân. Năm 2017, Quanjian đóng thuế tới 147 triệu tệ (21 triệu USD).
Việc xử lý những sai phạm trong ngành đông y ở Trung Quốc vẫn còn là một câu hỏi lớn. Chưa rõ Quanjian sẽ bồi thường như thế nào cho gia đình ông Zhou.
Kiên Giang
Theo baophpluat
15 chất độc hại có thể có trong mỹ phẩm Mỹ phẩm là những thứ không thể thiếu đối với phái đẹp. Những sản phẩm này giúp người dùng có được diện mạo tươi trẻ, lộng lẫy. Tuy nhiên, trong mỹ phẩm chứa không ít những thành phần độc hại, chị em cần cẩn trọng. 1. Mineral oil: cũng được biết đến với các tên dạng biến thể như: petrolatum/ paraffinum liquidum /paraffin...