Mỹ ồ ạt đưa tiêm kích, “pháo đài bay” tới châu Âu
Mỹ đưa tiêm kích F-15 và máy bay ném bom chiến lược B-52 tới châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng với Nga chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
B-52 chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ Anh hôm 10/2 (Ảnh: AP).
Không quân Mỹ điều động 8 tiêm kích F-15 Eagle tới Ba Lan để củng cố năng lực phòng thủ của NATO trong bối cảnh họ lo ngại Nga có kế hoạch “động binh” với Ukraine, cáo buộc mà Moscow nhiều lần bác bỏ.
Video đang HOT
Các tiêm kích F-15 được triển khai trùng với thời điểm 4 chiếc B-52 Stratofortress tới căn cứ không quân Anh Fairford hôm 10/2. Không quân Mỹ cho biết, việc điều động này đã được lên kế hoạch từ lâu.
Các tiêm kích F-15 cũng tới căn cứ không quân Lask ở Ba Lan vào ngày 10/2. Chúng dự kiến sẽ làm nhiệm vụ với các tiêm kích F-16 của Đan Mạch và Ba Lan tại khu vực Baltic.
“Các tiêm kích được tăng cường sẽ nâng cao khả năng sẵn sàng tác chiến và răn đe hiệp đồng cũng như phòng thủ trong bối cảnh Nga tiếp tục gia tăng hiện diện quân sự quanh Ukraine”, thông báo viết.
NATO thường thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo vệ không phận của Estonia, Latvia và Lithuania ở Baltic, những quốc gia không có tiêm kích riêng. Việc triển khai tiêm kích được Mỹ mô tả là thể hiện sự đoàn kết của liên minh NATO. Các máy bay này sẽ phối hợp chặt chẽ với một trung tâm tác chiến hàng không đa quốc gia đặt ở Đức chuyên điều phối các nhiệm vụ ở khu vực Bắc Âu.
Các máy bay ném bom B-52 điều tới Anh cũng sẽ làm nhiệm vụ hiệp đồng tác chiến với đồng minh. Những phi cơ này sẽ cùng tiêm kích Typhoon của Anh và F-16 Bồ Đào Nha làm nhiệm vụ ở châu Âu.
Căng thẳng giữa Nga và NATO chưa thể hạ nhiệt khi 2 bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về những quan ngại an ninh của nhau. Các nỗ lực đàm phán và ngoại giao đã được tiến hành trong những ngày qua nhưng chưa mang lại kết quả thực sự đáng kể nào.
Nga sẵn sàng giúp EU giải quyết khủng hoảng năng lượng
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 13/10 khẳng định nước này không sử dụng khí đốt như một vũ khí, đồng thời bày tỏ sẵn sàng giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng của "lục địa Già" khi Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi tổ chức một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp để giải quyết tình trạng giá năng lượng tăng vọt.
Một nhà máy nhiệt điện của tập đoàn khí đốt Gazprom ở Sochi, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhu cầu năng lượng đã tăng lên khi các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19 , qua đó đẩy giá dầu, khí đốt, than đá leo thang và gây ra áp lực lạm phát. Diễn biến đó cũng làm suy yếu nỗ lực cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm trong cuộc chiến chống lại quá trình nóng lên toàn cầu.
Tình trạng nguồn cung khí đốt của châu Âu bị thắt chặt đã khiến Nga nhận được nhiều sự chú ý, khi quốc gia này chiếm tới 1/3 nguồn cung của khu vực. Thậm chí, một số chính trị gia châu Âu đã đổ lỗi cho Nga và cáo buộc nước này không bơm đủ dầu cho khối.
Phát biểu tại một hội nghị năng lượng ở Moskva, Tổng thống Putin nói rằng thị trường khí đốt không cân bằng hoặc không thể dự đoán được, đặc biệt là ở châu Âu. Ông cho biết Nga đang đáp ứng các nghĩa vụ theo hợp đồng cung cấp cho khách hàng và sẵn sàng tăng nguồn cung nếu được yêu cầu.
Ông Putin bác bỏ những cáo buộc rằng Nga đang sử dụng nguồn cung năng lượng như một vũ khí, cho đây chỉ là lời nói có động cơ chính trị và không dựa trên cơ sở nào. Trước đó, một quan chức của Ủy ban châu Âu cho hay phía EU không yêu cầu Nga tăng nguồn cung khí đốt cho khối.
Những phát ngôn trên của Tổng thống Putin được đưa ra khi các bộ trưởng EU sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường vào ngày 26/10 để thảo luận về tình trạng tăng giá năng lượng đột biến.
Khi năng lượng tái tạo không thể lấp đầy khoảng trống trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng cao, giá dầu và khí đốt đều đồng loạt leo thang. Giá dầu Brent đã tăng lên gần với mức cao nhất trong hơn ba năm hồi tuần trước là trên 84 USD/thùng.
Ông Putin cho rằng giá dầu có khả năng lên tới 100 USD/thùng, đồng thời khẳng định Nga và các đối tác Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang nỗ lực hết sức để ổn định thị trường.
Tổng thống Nga: Ổn định thị trường khí đốt châu Âu là rất quan trọng Ngày 13/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc ổn định thị trường khí đốt là "rất quan trọng" trong bối cảnh châu Âu đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt ngay trước thềm mùa đông tới do giá mặt hàng này tăng cao và kho dự trữ giảm. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại...