Mỹ nữ đóng Đường Tăng khiến fan “Tây Du Ký” phẫn nộ
Ngoài ra, nhân vật Sa Tăng cũng khiến fan Tây Du Ký phẫn nộ vì sự thay đổi gây choáng.
Tây Du Ký – một trong 4 tác phẩm văn học vĩ đại nhất của Trung Quốc đã lan rộng tầm ảnh hưởng ra phạm vi thế giới. Mới đây, 3 hãng ABC, TVNZ và Netflix đã cùng sản xuất một series phim truyền hình lấy ý tưởng từ danh tác trên với tên gọi Legend of Monkey.
Những hình ảnh đầu tiên của bộ phim được hé lộ
Được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết lừng danh Tây Du Ký, Legend of Monkey sẽ bao gồm 10 tập phim, dự kiến sẽ phát sóng vào năm 2018. New Zealand và Australian là hai địa điểm được chọn làm bối cảnh chính.
Tuy nhiên, ngay khi công bố những tạo hình đầu tiên, Legend of Monkey đã tạo ra một làn sóng tranh cãi với khán giả châu Âu. Họ cảm thấy khó có thể chấp nhận được những nhân vật của Tây Du Ký bị “tẩy trắng” bởi dàn diễn viên Âu – Mỹ.
Nữ diễn viên trẻ Luciane Buchanan đã trở thành nhân vật chính của phim
Đặc biệt, tuy là dựa trên câu chuyện về thầy trò Đường Tăng nhưng nội dung phim gần như đã thay đổi hoàn toàn.
Legend of Monkey lấy bối cảnh hiện đại, xoay quanh cô gái tuổi teen có tên gọi Tripitaka (Luciane Buchanan) đã gia nhập vào hội với những vị thần sa ngã gồm Monkey (Chai Hansen), Pigsy (Josh Thomson) và Sandy (Emilie Cocquerel).
4 người đã vượt qua mọi nguy hiểm trên hành trình của mình (đi về phía tây), đánh bại những yêu ma quỷ quái làm thế giới hỗn độn và mang lại cân bằng cho trái đất.
Việc đưa nhân vật Đường Tam Tạng trở thành một cô gái tuổi teen trong phiên bản Mỹ – New Zealand này đã khiến nhiều fan của Tây Du Ký tỏ ra khó chịu. Nhân vật Sa Tăng cũng do một cô gái có tạo hình vô cùng gợi cảm thủ vai.
Đây không phải lần đầu tiên Tây Du Ký có những phiên bản kinh dị. Phiên bản của Nhật cũng từng bị chỉ trích vì để diễn viên nữ đóng Đường Tăng.
Video đang HOT
Nhân vật Sa Tăng do một cô gái gợi cảm hóa thân thành
Tây Du Ký phiên bản năm 1986 vẫn là bộ phim chuyển thể kinh điển nhất của tiểu thuyết này. Dù kỹ xảo thô sơ thì bộ phim đã chuyển tải tinh thần của tiểu thuyết gốc một cách rõ nét nhất.
Tuy nhiên không phải ai cũng bất bình với Legend of Monkey. Nhiều khán giả tỏ ra chờ đón xem phiên bản mới này sẽ pha trộn và mang lại những gì cho người xem, khi mà bộ tiểu thuyết này đã trở nên quá nổi tiếng.
Tây Du Ký năm 1986 vẫn là bộ phim kinh điển nhất
Trước đó, “Tây Du Ký” phiên bản Nhật cũng bị chỉ trích vì để Đường Tăng do nữ diễn viên hóa thân
Hàn Quốc cũng có một phim về Tôn Ngộ Không
Việt Nam cũng từng có phiên bản Tây Du Ký
Theo Danviet
Những Tôn Ngộ Không 'soái' nhất màn ảnh
Không ít nam thần điển trai Hoa ngữ đã đảm nhận vai diễn Mỹ hầu vương nổi tiếng.
Phiên bản Tôn Ngộ Không nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc là bản năm 1983 của Lục Tiểu Linh Đồng. Phiên bản Tề thiên đại thánh này được yêu thích vì sự thông minh, lạnh lợi, ngoại hình được hóa trang chỉn chu đẹp mắt. Sau màn thể hiện đi vào huyền thoại của Lục Tiểu Linh Đồng, Tôn Ngộ Không có thêm nhiều phiên bản cả truyền thống lẫn biến tấu trên màn ảnh. Trong đó không ít lần Mỹ hầu vương được đóng bởi các mỹ nam.
Châu Tinh Trì - Đại thoại Tây du
Năm 1995, Châu Tinh Trì vào vai Chí Tôn Bảo, hậu thân của Tôn Ngộ Không trong Đại thoại Tây du. Đây là một trong những Tề thiên đại thánh khác biệt nhất trên màn ảnh vì tính cách giống con người. Chí Tôn Bảo còn có chuyện tình lãng mạn với Tử hà tiên tử. Giữa thập niên 90, Châu Tình Trì đang ở đỉnh cao phong độ và tiếng tăm. "Ông vua hài" đã mang đến cho khán giả một Tôn Ngộ Không bảnh bao mà cũng rất duyên.
Trương Vệ Kiện - Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không
Tôn Ngộ Không của Trương Vệ Kiện có tạo hình khá "hiền", đôi mắt đẹp, nụ cười duyên và lối diễn xuất tự nhiên của Vệ Kiện đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác cho nhân vật này. Phiên bản của Trương Vệ Kiện cũng được xem là một trong những bản Tôn Ngộ Không được yêu thích nhất.
Trần Bách Lâm - Đại thánh điên tình
Trần Bách Lâm đã xây dựng hình tượng "Ngộ Không mỹ nam" đầu tiên trên màn ảnh. Nam tài tử có khuôn mặt đẹp, nam tính, khi lên phim lại không bị hóa trang râu che mặt nên khoe được trọn vẹn vẻ "soái ca", Tôn Ngộ Không của Bách Lâm còn khá "ăn chơi" với tóc dựng nhuộm đỏ cam và tạo hình bụi bặm.
Quách Phú Thành - Tây Du Ký: Ba lần đánh Bạch Cốt Tinh
Ngay khi mới công bố nhận vai, Quách Phú Thành đã được xem là Tôn Ngộ Không đẹp trai nhất màn ảnh. Hình ảnh rắn rỏi, khuôn mặt nam tính và kinh nghiệm 30 năm luyện vũ đạo đã giúp Quách tài tử hóa thân thành một Tôn Ngộ Không vừa điển trai vừa đánh võ đẹp.
Chân Tử Đan - Đại náo thiên cung
Tôn Ngộ Không của Chân Tử Đan được hóa trang, thiết kế y phục vô cùng công phu và tỉ mỉ. Có thể về nhan sắc Tề thiên đại thánh này không đứng đầu bảng nhưng khí chất và đường quyền đánh võ thì chắc chắn không có đối thủ.
Lâm Canh Tân - Tây Du Ký: Mối tình ngoại truyện 2
Siêu phẩm mới của Châu Tinh Trì giới thiệu thêm một phiên bản "Ngộ Không mỹ nam" nữa do Lâm Canh Tân thủ vai. Dù khuôn mặt "không góc chết" của nam tài tử bị "dìm" tơi tả vì tạo hình luộm thuộm, nhem nhuốc như cái bang nhưng độ ngầu thì Tôn Ngộ Không này vẫn cao ngút trời. Cùng với Đường Tăng của Ngô Diệc Phàm, Mỹ hầu vương của Lâm Canh Tân là tạo hình cặp sư - đồ đẹp nhất trong các phiên bản Tây Du Ký
Bành Vu Yến - Ngộ Không truyện
Ngôi sao hành động Bành Vu Yến là Ngộ Không mới nhất của màn ảnh Hoa ngữ. Tạo hình Tề thiên đại thánh mới cũng khá "hợp mốt" với tóc dựng vuốt gel. Tạo hình này được khen là giữ được tinh thần nhân vật mà vẫn tôn được vẻ ngoài phóng khoáng, điển trai của Bành Vu Yến.
Theo VNE
Ngỡ ngàng với các "cặp sinh đôi" trong phim bom tấn Có lẽ do quá ham chơi nên Alice đã đi lạc từ "xứ sở thần tiên" đến "Mái ấm của cô Peregrine". Được coi là "X-men" dành cho thiếu nhi, bộ phim Miss Peregrine's Home for Peculiar Children (Mái ấm lạ kỳ của cô Peregrine) của đạo diễn Tim Burton đã tạo được sức hút riêng ngay khi mới vừa được cho ra...