Mỹ ‘nóng mắt’ với vùng cấm bay giữa biên giới Triều-Hàn
Việc Mỹ phản đối thiết lập vùng cấm bay giữa biên giới liên Triều, cho thấy dấu hiệu bất đồng Mỹ-Hàn liên quan vấn đề Triều Tiên ngày càng gia tăng.
Hai nguồn thạo tin cho biết, Mỹ lên tiếng phản đối kế hoạch của Hàn Quốc và Triều Tiên thiết lập vùng cấm bay ở các khu vực biên giới để ngăn chặn các vụ đụng độ máy bay. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy bất đồng giữa Hàn Quốc và Mỹ, đồng minh hàng đầu của nước này.
Mỹ và Hàn Quốc đều công khai khẳng định nhất trí quan điểm khi giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên đằng sau đó, có nhiều dấu hiệu bất đồng gia tăng, trong bối cảnh hai miền Triều Tiên đang thúc đẩy các kế hoạch nhằm làm dịu căng thẳng quân sự và xây dựng lại quan hệ kinh tế. Thỏa thuận quân sự, được thống nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều hồi tháng trước ở Bình Nhưỡng, là một trong những thỏa thuận cụ thể nhất giữa hai nước láng giềng này trong năm nay.
Cột cờ Triều Tiên và Hàn Quốc trong khu vực phi quân sự. (Ảnh: Reuters)
Video đang HOT
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ bày tỏ quan ngại thỏa thuận này có thể làm suy yếu năng lực sẵn sàng phòng thủ và hai miền Triều Tiên chưa đạt tiến triển đáng kể trong vấn đề phi hạt nhân hóa. Thỏa thuận này bao gồm việc chấm dứt “toàn bộ hành động thù địch”, thiết lập vùng cấm bay xung quanh khu vực biên giới, rà phá bom mìn và giảm dần các bốt canh gác xung quanh khu vực phi quân sự (DMZ). Hồi tuần trước, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Kang Kyung-wha, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tỏ ra “không hài lòng” với thỏa thuận trên.
Các quan chức Hàn Quốc cho biết, Mỹ không thể công khai phản đối một sáng kiến liên Triều, song sự can dự sâu của Washington đối với việc thực thi các lệnh trừng phạt và các chiến dịch quân sự giúp nước này có khả năng trì hoãn hoặc thay đổi chính sách. Theo nguồn thạo tin, vùng cấm bay là vấn đề khiến Mỹ lo ngại nhất, vì điều này sẽ ngăn chặn các cuộc diễn tập chi viện không quân trực tiếp.
Vùng cấm bay, có hiệu lực từ ngày 1/11 tới, sẽ mở rộng 40 km sang về hai phía Bắc và Nam tính từ Đường Phân định Quân sự (MDL) ở phía Đông, và 20 km ở phía Tây phục vụ máy bay có cánh cố định. Trong hoạt động chi viện không quân trực tiếp, các máy bay cung cấp hỏa lực cho binh lính hoạt động gần các lực lượng đối phương. Hầu hết các máy bay tiêm kích của Mỹ bố trí ở Hàn Quốc, như F-16, thực hiện nhiệm vụ này.
Nguồn: Vietnam
Triều Tiên có hơn 7.000 căn cứ quân sự ngầm
Triều Tiên hiện sở hữu một mạng lưới công trình ngầm lớn với hơn 7.000 căn cứ được phân bố trên khắp đất nước.
Một đường hầm Triều Tiên gần khu biên giới liên Triều. Ảnh: Deltadart.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc mới đây cho biết Triều Tiên hiện có hơn 7.000 căn cứ quân sự và kho tàng dự trữ được xây dựng kiên cố dưới lòng đất hoặc trong lòng núi, theo Yonhap.
Theo báo cáo, các kỹ sư Triều Tiên tỏ ra rất có khả trong việc thiết kế và xây dựng hầm ngầm ở độ sâu lớn và sau cuộc chiến tranh 1950-1953, Bình Nhưỡng đã sử dụng chiến thuật này nhằm che giấu bí mật quân sự và bảo vệ các cơ sở trọng yếu trước những đợt tấn công bất ngờ của đối phương.
Theo National Interest, Quân đội Mỹ và Hàn Quốc năm 1974 phát hiện một đường hầm lớn, đào sâu một km vào phía nam Khu Phi Quân sự (DMZ) giữa biên giới Triều Tiên và Hàn Quốc.
Qua khai thác một lính Triều Tiên đào ngũ, Mỹ và Hàn Quốc phát hiện một đường hầm khác dài hơn 1,5 km và rộng hơn 2 mét vào năm 1978. Kể từ thời điểm đó, ít nhất 4 đường hầm đã được khám phá, với những tấm bê tông gia cố, hệ thống điện chiếu sáng, thông khí và các đường ray để đưa đất đá ra ngoài.
Các chuyên gia nhận định 4 đường hầm này giúp Triều Tiên có khả năng bí mật triển khai số quân tương đương một lữ đoàn xâm nhập vào Hàn Quốc chỉ trong vòng một giờ.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Lính Hàn Quốc bị bắn chết gần biên giới liên Triều Hàn Quốc điều tra đặc biệt về cái chết của một binh sĩ, được cho là do đạn lạc gần trường bắn ở huyện sát biên giới với Triều Tiên. Một trường bắn của quân đội tại huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon. Ảnh: Yonhap. Binh nhất 22 tuổi bị đạn bắn trúng đầu khi đang đi bộ về căn cứ ở Cheorwon, tỉnh Gangwon...