Mỹ nóng mặt vì Nga trưng vũ khí kì diệu
Tờ báo Mỹ cho rằng Nga “xào xáo” những dự án vũ khí cũ, sử dụng những “lời đường mật” và ca ngợi “quá lời” như với trường hợp của S-400.
Mỹ cố dìm những “vũ khí kỳ diệu” của Nga
Tờ New York Times của Mỹ cho rằng nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin đã công khai thực hiện cuộc cải cách vũ trang. Tờ báo này cũng cáo buộc Nga phá vỡ các cam kết trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) trước rồi sau đó Tổng thống Mỹ Donald Trump mới hủy bỏ.
Cũng theo New York Times, trong khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START Mới) “ngắc ngoải” thì không có tháng nào trôi qua mà Bộ Quốc phòng Nga và Tổng thống Putin không “khoe” một thứ vũ khí kỳ diệu mới có khả năng thay đổi cuộc chơi.
Các động thái của Nga được đánh giá là không giống với những gì Liên Xô đã làm trước đây. Vào thời Liên Xô, giới lãnh đạo hiếm khi công bố vũ khí mặc dù thường có các cuộc diễu binh với tên lửa qua Điện Kremlin. Ở thời đó, mọi thứ mà Nga đang phô diễn ngày nay đều được coi là tối mật, thuộc dạng tài liệu “hủy ngay sau khi đọc”.
Xe tăng Nga tham gia cuộc duyệt binh Ngày chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ngày 9/5/2019
Những lần “trưng” vũ khí đáng nhớ của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin được tờ báo Mỹ liệt kê bắt đầu với hệ thống phòng không S-400, đồng thời không quên “ôn” lại nỗi đau khi nhắc nhở rằng đây là loại khí tài mà Thổ Nhĩ Kỳ gần đây mua được từ Nga.
Theo đó, hồi năm 2007, Nga đã triển khai hệ thống này và tuyên bố đây là hệ thống phòng không tối tân nhất từng được sản xuất mà không một hệ thống tên lửa đất đối không nào khác trên thế giới có thể sánh được. Tờ báo Mỹ mỉa mai rằng tuy nhiên, năng lực này đã chưa có dịp để chứng minh trên thực tế.
Cuộc thử nghiệm thành công đầu tiên của loại tên lửa 40N6E của hệ thống S-400 này diễn ra hồi năm 2015, tức 7 năm sau khi triển khai. Các cuộc thử nghiệm đã không kết thúc cho đến tháng 7/2018. Và hồi tháng 2/2018, lô tên lửa đầu tiên loại này được chuyển giao bán cho Trung Quốc.
Theo New York Times, con tàu chở lô tên lửa này gặp bão. Mặc dù toàn bộ số tên lửa được cho là đóng gói cẩn trọng song giới chức Nga tuyên bố lô hàng bị ngấm nước và cần bị hủy.
Tờ báo Mỹ viết: “Vì vậy, chúng ta có thể chắc chắn rằng điều khiến S-400 không có đối thủ chính là điều mà hệ thống này phải mất 11 năm để chính thức được triển khai. Và chúng ta vẫn không thể biết được liệu nó có hoạt động được đầy đủ hay không. Chỉ có trời mới biết Thổ Nhĩ Kỳ sắp có được thứ gì”.
Video đang HOT
Nga tháo dỡ các thành phần của S-400 từ máy bay vận tải chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ
New York Times nêu thêm một ví dụ khác là tên lửa hành trình siêu thanh Avangard. Đây là một trong sáu loại vũ khí chiến lược mới của Nga mà Tổng thống Putin công khai khi đọc Thông điệp Liên bang hôm 1/3/2018.
Bộ Quốc phòng Nga, theo cách nói của New York Times, đã “hãnh diện” tuyên bố tên lửa này, khi được phóng, có thể đạt vận tốc nhanh hơn 27 lần tốc độ âm thanh, có thể thay đổi đường bay linh hoạt ở tốc độ cao trước khi tới mục tiêu, khiến nó khó bị ngăn chặn bởi bất kỳ hệ thống phòng thủ nào.
Tờ báo Mỹ cho rằng, dĩ nhiên Avangard có tốc độ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất cực lớn, song mọi đầu đạn của tên lửa đạn đạo khác đều có khả năng này. Avangard có tốc độ bay cực nhanh vì nó được gắn những cánh nhỏ.
Thế nhưng, việc gắn cánh nhỏ cho tên lửa đạn đạo để đem lại khả năng bay linh hoạt trên không là một ý tưởng thực sự lỗi thời.
Tờ báo Mỹ cho rằng với một tên lửa đạn đạo mang theo đầu đạn có khả năng quay trở về khí quyển mà bay ở tốc độ tối đa có ưu thế về khả năng di chuyển song lại mất đi tính chính xác.
Ghen tị với Nga?
Một ví dụ tiếp theo được tờ báo Mỹ đưa ra là về tên lửa siêu thanh chống hạm Zirkon vốn được mệnh danh là siêu “rồng lửa” có vận tốc gấp 8 lần vận tốc âm thanh. Thế nhưng, tờ báo Mỹ cho rằng mỗi lần giới chức Nga nói về Zirkon thì Nga lại đưa ra hình ảnh tên lửa hành trình siêu thanh X-15A Waverider của Mỹ.
Theo New York Times, thông thường, có hai cách để tấn công tàu. Mỹ dùng tên lửa hành trình Harpoon có tốc độ bay thấp hơn tốc độ âm thanh, còn Nga lại chọn tên lửa siêu thanh.
Mặc dù có những thành công nhất định nhưng Liên Xô chưa bao giờ chọn tên lửa siêu thanh chống hạm. Nguyên nhân là nhiệt độ cực lớn tạo ra ở vận tốc siêu thanh nên tên lửa này không thể bay thấp hơn 25 dặm (khoảng hơn 40 km), khiến nó dễ bị tên lửa đánh chặn bắn hạ.
Ngoài ra, một bất lợi là tên lửa này không thể bay ở bất kỳ độ cao nào và nhất là khi có nguy cơ gặp nạn khi bay ở tầm thấp.
Hình ảnh tên lửa Zircon được công bố trên truyền hình nhà nước Nga
Tờ báo Mỹ nhấn mạnh Liên Xô chọn không sản xuất tên lửa siêu thanh chống hạm không phải vì không thể chế tạo được mà vì chúng sẽ trở nên vô dụng. Chúng chỉ là thứ vũ khí kỳ diệu đối với một cuộc chiến trên máy tính, song không có gì kỳ diệu trong lĩnh vực chế tạo của thế giới thực.
Người Mỹ tin rằng hầu hết khí tài quân sự mà Putin đang phô trương đều “mang dáng dấp” thời Liên Xô, đồng thời cho rằng đó là thời mà những dự án vũ khí tỏ ra “chết yểu”.
Thậm chí, New York Times cho rằng, các loại vũ khí thậm chí còn bị chính quân đội Liên Xô khước từ không phải vì chúng quá tối tân mà vì chúng không thể sử dụng được trên thực tế.
Chính vì vậy, tờ báo Mỹ cho rằng Nga đang sử dụng những “lời đường mật” và ca ngợi “quá lời” như với trường hợp của S-400.
Moscow không chỉ thường xuyên dẫn lại những loại vũ khí tối mật song thất bại từ thời Liên Xô mà còn cố gắng “xào xáo” chúng để biến chúng thành sự thành công trong quan hệ công chúng.
Dàn máy bay chiến đấu chủ lực của Nga ở Syria vốn có từ thời Liên Xô
Những đánh giá trên được New York Times đưa ra trong bối cảnh vũ khí Nga vẫn thu hút khách hàng, trong đó có cả đồng minh của Mỹ, bất chấp mọi chiêu trò ngăn cản và lời đe dọa trừng phạt từ Washington, đặc biệt là hệ thống tên lửa S-400.
Sputnik cho biết, tính đến cuối năm 2018, danh mục đặt hàng của Rosoboronexport đã vượt quá 50 tỷ USD, bao gồm máy bay chiến đấu thế hệ 4 , máy bay trực thăng, hệ thống tên lửa phòng không hạng nặng và hệ thống phòng không vác vai, xe bọc thép đáng tin cậy, vũ khí bô binh va đạn dược.
Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, khach hang nước ngoài vẫn “xếp hàng dài” mua vũ khí Nga sau chiến dịch quân sự thành công ở Syria và sau nhiều cuộc tập trận.
Thành Minh
Theo baodatviet
Mỹ tuyên bố sẽ sớm triển khai hệ thống tên lửa tầm trung ở châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố Washington sẽ sớm triển khai hệ thống tên lửa tầm trung bố trí trên đất liền tại châu Á.
Ngày 3/8, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Washington muốn triển khai tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á trong vài tháng tới sau khi chính quyền Trump đã chính thức rút khỏi hiệp ước kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh với Nga.
Tuy nhiên, ông Esper nói thêm rằng có thể sẽ mất một thời gian để phát triển các khả năng tên lửa đất đối đất tiên tiến hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper. (Ảnh: Yahoo News)
"Đúng! Chúng tôi muốn như vậy" - ông Esper khẳng định khi được hỏi liệu Mỹ có xem xét triển khai các tên lửa như vậy đến châu Á hay không.
"Chúng tôi muốn triển khai năng lực đó nhanh chóng có thể. Tôi muốn thực hiện trong vài tháng tới, nhưng mọi việc có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến" - Bộ trưởng Mark Esper nói với các phóng viên trên đường tới Sydney để bắt đầu chuyến công du châu Á kéo dài một tuần.
Tuy nhiên, ông Esper không nêu chi tiết địa điểm Mỹ lên kế hoạch đặt các tên lửa tầm trung mới. Ông giải thích: "Đó là điều bạn phải luôn thảo luận với các đồng minh".
Theo AP, động thái này có thể khiến Trung Quốc tức giận, nhưng Esper nói Bắc Kinh không nên ngạc nhiên về điều đó. Ông nói rằng "hơn 80% kho tên lửa của họ là các hệ thống tầm trung, do đó, họ không nên ngạc nhiên việc chúng tôi muốn có một khả năng tương tự." Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng thời khẳng định Washington chỉ đang thực hiện các biện pháp chủ động để "nâng cao năng lực phòng thủ cho châu Âu và châu Á - Thái Bình Dương".
Phát biểu của ông chủ mới của Lầu Năm Góc được đưa ra chỉ một ngày sau khi Washington chính thức rút khỏi Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trumg (INF), được ký với Liên Xô vào năm 1987. INF cấm hai bên phát triển mọi loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Ngay sau khi rút khỏi INF Mỹ cho biết họ có kế hoạch thử nghiệm các tên lửa mới, vốn bị cấm theo thỏa thuận.
Mỹ trong nhiều năm qua phàn nàn rằng Nga vi phạm hiệp ước bởi hệ thống vũ khí của Nga, bị cấm theo thỏa thuận, là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ và các đồng minh. Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp ước, nói rằng "Mỹ sẽ không còn là thành viên của một hiệp ước bị Nga cố tình vi phạm".
(Nguồn: NBC)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nga nói có thể ngăn chặn mối đe dọa của vũ khí trong không gian ngay từ mặt đất Nga không nhất thiết phải có phản ứng đáp trả khi các quốc gia đưa các vũ khí lên không gian bởi Matxcơva hoàn toàn có thể phá hủy các vũ khí này ngay từ mặt đất trong trường hợp bị đe dọa. "Đối với kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của một số quốc gia, việc đáp trả tương đương...