Mỹ nói Trung Quốc hứa không gửi vũ khí cho Nga
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết đã trao đổi nhiều vấn đề nóng trong chuyến thăm Trung Quốc, trong đó Bắc Kinh nhắc lại cam kết không gửi vũ khí cho Nga sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 19-6 – Ảnh: AFP
“Chúng tôi và các nước khác đã nhận được sự đảm bảo từ Trung Quốc rằng họ không và sẽ không cung cấp vũ khí sát thương cho Nga để sử dụng ở Ukraine”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Blinken nói ngày 19-6.
Ông nói rằng Mỹ chưa có bất cứ bằng chứng nào về điều này. Tuy nhiên, Washington kêu gọi Trung Quốc lưu ý việc các công ty nước này có thể cung cấp cho Nga các công nghệ dùng trong xung đột.
Video đang HOT
Trước đó, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đang cân nhắc hỗ trợ vũ khí cho Matxcơva. Tuy nhiên Bắc Kinh đã bác bỏ điều này.
Ngoài ra, sau hai ngày ở Trung Quốc và gặp các quan chức cấp cao, bao gồm cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 19-6, ông Blinken cho biết đã thảo luận nhiều vấn đề nóng khác. Nói về kinh tế, ông Blinken cho rằng việc Mỹ cấm xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc không phải nhằm kiềm chế Bắc Kinh về kinh tế.
“Trong mọi cuộc họp, tôi nhấn mạnh rằng sự tham gia trực tiếp và duy trì liên lạc ở cấp cao là cách tốt nhất để quản lý sự khác biệt một cách có trách nhiệm và đảm bảo rằng cạnh tranh không dẫn đến xung đột. Cả hai bên đều đồng ý cần phải ổn định mối quan hệ”, ông Blinken nói.
Ông Blinken nói Mỹ sẽ gửi thêm quan chức cấp cao đến Trung Quốc trong những tuần tới với hy vọng tiếp tục thúc đẩy đối thoại giữa hai nước.
Tuy nhiên, vấn đề lập kênh liên lạc quân sự vẫn không có đột phá. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, ông Lý Thượng Phúc, bị Mỹ trừng phạt năm 2018 liên quan đến việc Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu và thiết bị từ nhà xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga.
“Chúng tôi không ảo tưởng về những thách thức trong việc quản lý mối quan hệ này”, ông Blinken nói. Ông cho rằng quản lý quan hệ Mỹ – Trung là một quá trình dài và khó khăn bởi còn nhiều bất đồng, như vấn đề Đài Loan. Dù vậy, Washington nhắc lại vẫn theo chính sách một Trung Quốc.
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Tập nói rằng hai bên đã đạt được tiến triển và nhất trí trong một số vấn đề cụ thể.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ – Trung cần tìm cách cùng tồn tại và hợp tác thay vì đe dọa lẫn nhau. “Không bên nào nên cố gắng định hình bên kia theo ý muốn của mình, càng không nên tước đoạt quyền phát triển hợp pháp của bên kia”, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập nói.
Trung Quốc công bố lập trường về vấn đề phát triển hạt nhân
Theo hãng tin Reuters của Anh, ngày 12/6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tuyên bố Trung Quốc đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển vũ khí hạt nhân mới, song khẳng định nước này sẽ chỉ sử dụng với mục đích phòng vệ và sẽ không bao giờ là bên sử dụng vũ khí này trước.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022 ở Singapore ngày 12/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các phái đoàn tham dự Đối thoại Shangri-La 2022 ở Singapore, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa nhấn mạnh Trung Quốc luôn theo đuổi con đường phù hợp nhằm phát triển năng lực hạt nhân để bảo vệ đất nước. Ông nêu rõ Trung Quốc đã phát triển các năng lực trong 5 thập kỷ và nhờ đó đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực này. Chính sách của Trung Quốc là nhất quán và Bắc Kinh sẽ sử dụng năng lực hạt nhân để phòng vệ. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
Về vấn đề Đài Loan, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa khẳng định lập trường của Trung Quốc là sẽ kiên quyết duy trì sự thống nhất của đất nước. Trong quan hệ với Mỹ, ông kêu gọi xây dựng quan hệ song phương ổn định.
Bên lề Đối thoại Shangri-La 2022, ngày 10/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã có cuộc hội đàm trực tiếp. Bộ trưởng Austin đã nêu bật tầm quan trọng của việc duy trì các kênh liên lạc đầy đủ với các quan chức quốc phòng Trung Quốc để tránh những tính toán sai lầm.
Đối thoại Shangri-La là hội nghị an ninh hàng đầu châu Á, quy tụ các quan chức quốc phòng - an ninh, ngoại giao, các chuyên gia nghiên cứu,... trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh từ trên nhiều nước và vùng lãnh thổ tham dự.
Mỹ trừng phạt các thực thể hỗ trợ Trung Quốc hiện đại hóa quân đội Danh sách trừng phạt cũng bao gồm các công ty đã mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, chẳng hạn như phát triển vũ khí siêu vượt âm. Một số nước phương Tây cho rằng Bắc Kinh đã bí mật tuyển dụng phi công nước ngoài để đào...