Mỹ nói tin tặc Trung Quốc tấn công hơn 100 tổ chức
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 5 công dân Trung Quốc tấn công hơn 100 đơn vị gồm các trường đại học, doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận.
“Trung Quốc đã cố tình để công dân của mình thực hiện các cuộc xâm nhập và tấn công máy tính trên khắp thế giới bởi vì những tác nhân này cũng sẽ trợ giúp cho Bắc Kinh”, Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Jeffrey A. Rosen nói trong buổi họp báo công bố ba cáo trạng hôm 16/9.
Các cáo trạng cho hay nhóm tin tặc gồm Zhang Haoran, Tan Dailin, Jiang Lizhi, Qian Chuan và Fu Qiang, được cho là có liên hệ với cơ quan tình báo Trung Quốc, đã nhắm mục tiêu hơn 100 công ty và tổ chức trên khắp thế giới để đánh cắp thông tin, chiếm quyền điều khiển mạng và tống tiền các nạn nhân.
Thứ trưởng Tư pháp Mỹ Jeffrey A. Rosen (thứ hai từ phải sang) tại họp báo ở trụ sở bộ này, thủ đô Washington, hôm 16/9. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Nhóm tin tặc đã thực hiện “tấn công chuỗi cung ứng”, tức là xâm nhập các công ty phần mềm và nhúng mã độc vào sản phẩm của các công ty này. Sau khi các sản phẩm đó được sử dụng trong các hệ thống khác, tin tặc có thể sử dụng mã mà họ đã cài vào để tấn công mạng các doanh nghiệp, tổ chức. Đây là một trong những vụ tấn công chuỗi cung ứng đầu tiên được tiết lộ công khai trong cáo trạng của Mỹ đối với công dân Trung Quốc.
Ngoài ra, một số tin tặc Trung Quốc cũng cấu kết với hai doanh nhân Malaysia nhằm sử dụng nền tảng trò chơi điện tử để ăn cắp thông tin từ các công ty và rửa tiền bất hợp pháp. Hai doanh nhân gồm Wong Ong Hua và Ling Yang Ching, đã bị bắt hôm 16/9 tại Malaysia, các quan chức cho hay.
Các công ty Mỹ gồm Verizon, Microsoft, Facebook và Alphabet, công ty mẹ của Google, đã hỗ trợ chính phủ Mỹ trong cuộc điều tra trên.
Bộ Tư pháp Mỹ hồi tháng 7 cáo buộc hai tin tặc Li Xiaoyu, 34 tuổi và Dong Jiazhi, 33 tuổi, làm việc cho chính phủ Trung Quốc, tấn công mạng để ăn cắp dữ liệu tại 11 nước, bao gồm nghiên cứu vaccine Covid-19. Đáp lại, Bắc Kinh cáo buộc Washington “vu khống” và yêu cầu “ngay lập tức dừng hành vi vu khống và bôi nhọ Trung Quốc về các vấn đề an ninh mạng”.
Trung Quốc có thể vũ khí hóa xuất khẩu thuốc để trả đũa Mỹ
Một cố vấn cho chính phủ Trung Quốc nói rằng nước này có thể hạn chế xuất khẩu thuốc và tiền chất nếu Mỹ cắt nguồn cung chip máy tính.
Mỹ phụ thuộc đáng kể vào dược phẩm từ Trung Quốc và vấn đề này càng bộc lộ rõ ràng trong Covid-19. Cả Trump và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đều cam kết sẽ giải quyết vấn đề, bằng các biện pháp như chuyển dây chuyển sản xuất dược phẩm quan trọng từ Trung Quốc về Mỹ, tạo việc làm và giảm phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài như Trung Quốc.
Học giả Trung Quốc Lý Đạo Quỳ tại Mỹ năm 2015. Ảnh: China Speakers Agency.
Lý Đạo Quỳ, giáo sư tài chính tại Đại học Thanh Hoa, đồng thời là cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, nói tại Bắc Kinh ngày 26/8 rằng mặc dù Trung Quốc chưa sử dụng dược phẩm để gây áp lực với Mỹ, Bắc Kinh có thể hạn chế Washington tiếp cận dược phẩm nếu Washington ngăn nước này tiếp cận chất bán dẫn.
"Về vitamin và thuốc kháng sinh, hơn 90% nguyên liệu thô được sản xuất ở Trung Quốc", Lý nói với truyền thông địa phương. "Mỹ chắc chắn không thể sản xuất chúng trong ngắn hạn. Tất nhiên, chúng ta sẽ không có động thái trước, nhưng nếu Mỹ chơi không đẹp, chúng ta sẽ có biện pháp đối phó".
Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi nghiêm trọng trong những tháng gần đây do nhiều vấn đề như thương mại, ngoại giao, Covid-19 và Hong Kong. Bộ Thương mại Mỹ tuần trước tiếp tục hạn chế tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei tiếp cận công nghệ và phần mềm của Mỹ. Cuộc chiến công nghệ leo thang khiến Trung Quốc phải nỗ lực cải thiện khả năng tự sản xuất công nghệ cao.
Để ngăn chặn công ty lách các kiểm soát xuất khẩu, Bộ Thương mại Mỹ đã thêm 38 chi nhánh của Huawei trên 21 quốc gia vào danh sách bị hạn chế mua công nghệ quan trọng của Mỹ.
Lý cho biết Mỹ sẽ tiếp tục ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận công nghệ bằng cách tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với những công ty như Huawei. Nhưng ông cảnh báo nếu Mỹ cắt hoàn toàn nguồn cung cấp chip, đó sẽ là "giọt nước tràn ly". "Trung Quốc có thể đáp trả Mỹ bằng nguồn cung thuốc", ông nói.
Trump hôm 6/8 ký sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy sản xuất dược phẩm trong nước, bao gồm điều khoản mang tên "Buy America" (Mua hàng Mỹ). Buy America quy định Bộ Y tế và Dịch vụ Dân sinh, quân đội Mỹ và Bộ Cựu chiến binh Mỹ chỉ được mua hàng hóa sản xuất trong nước để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu.
Buy America cũng yêu cầu Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và Cơ quan Bảo vệ Môi trường dành ưu tiên cho các nhà sản xuất dược liệu Mỹ trong quá trình xem xét cấp phép. "Chúng ta không thể dựa vào Trung Quốc hay các nước khác bởi một ngày nào đó họ có thể từ chối cung cấp sản phẩm mà chúng ta rất cần. Chúng ta cần phải trở nên khôn ngoan", Trump nói.
Mỹ bắt nhà nghiên cứu Trung Quốc Bộ Tư pháp Mỹ bắt Guan Lei, nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học California, với tội danh hủy hoại bằng chứng trong cuộc điều tra của FBI. Trong tuyên bố hôm 28/8, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết công dân Trung Quốc Guan Lei, 29 tuổi, ở Alhambra, California, nhà nghiên cứu tại Đại học California, Los Angeles, bang California, bị...