Mỹ nói rằng khí đốt Nga tuy rẻ nhưng không đáng tin cậy
Trong cuộc họp báo ngày 2/5, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry nói rằng khí đốt của Nga cung cấp cho châu Âu tuy rẻ nhưng không đáng tin cậy.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo, tại sao châu Âu nên mua khí đốt của Mỹ thay vì khí đốt Nga với giá thấp hơn, Perry nói: “Nếu bạn chỉ quan tâm đến giá rẻ, thì đừng nên mua, ví dụ như khi mua xe hơi: hãy cứ mua một chiếc xe rẻ tiền nhưng không đáng tin cậy đi, rồi bạn sẽ thấy hậu quả như thế nào”.
Trước đó, người đứng đầu Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã xác nhận rằng Washington đang chống lại việc xây dựng Nord Stream-2. Đường ống này, theo Washington, sẽ làm tăng ảnh hưởng của Nga đối với chính sách của Liên minh châu Âu.
Video đang HOT
Nord Stream-2 là một dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức, đang được đặt dọc theo đáy biển Baltic, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành vào cuối năm 2019, tuy nhiên, Gazprom cho biết có thể sẽ phải trì hoãn việc vận hành đường ống do chưa có thể thống nhất ý kiến với vương quốc Đan Mạch – quốc gia duy nhất chưa cấp giấy phép xây dựng qua vùng lãnh hải của mình. Copenhagen bày tỏ quan ngại rằng Nord Stream-2 đe dọa an toàn sinh thái quốc gia Đan Mạch và có thể làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt Nga.
Ukraine và các nước Baltic cũng phản đối việc xây dựng Nord Stream-2 vì lo ngại sự sụt giảm về khối lượng vận chuyển khí đốt quá cảnh qua lãnh thổ của họ. Hoa Kỳ cũng phản đối việc khởi động dự án, vận động hành lang để cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ cho châu Âu, dù đắt hơn so với khí đốt vận chuyển bằng đường ống của Nga. Hoa Kỳ đã nhiều lần đe dọa dự án và những đối tác tham gia châu Âu Nord Stream-2 bằng các biện pháp trừng phạt.
Bá Thủy (Theo RT)
Theo Petro times
Iran kêu gọi EU có hành động cụ thể nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 29/4, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi kêu gọi các nước châu Âu tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran, mang tên "Kế hoạch hành động chung toàn diện" (JCPOA), cần có hành động cụ thể, bên cạnh việc ủng hộ chính trị đơn thuần.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araghchi. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Araghchi cho biết: "JCPOA là một thỏa thuận quốc tế và Mỹ đã vi phạm Nghị quyết số 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) khi rút khỏi thỏa thuận này. Tuy vậy, hành đồng phi lý này không được HĐBA và các nước châu Âu phản đối một cách phù hợp".
Ông Araghchi nhấn mạnh Iran hoan nghênh quan điểm chính trị của Liên minh châu Âu (EU), nhưng sự ủng hộ chính trị đơn thuần không giúp cứu vãn JCPOA.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran cũng cho biết sự kiên nhẫn của nước này không phải là vô hạn, đồng thời cảnh báo Tehran sẽ sớm có phản ứng phù hợp với các hành động phi pháp của Mỹ.
Mỹ đã rút khỏi JCPOA vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran. Tiếp đó, ngày 22/4, Mỹ thông báo nước này quyết định không gia hạn miễn trừ các lệnh trừng phạt đối với các nước nhập khẩu dầu chính từ Iran vào đầu tháng 5.
EU ngày 25/4 tái khẳng định sự ủng hộ đối với JCPOA cho dù áp lực ngày càng tăng của Mỹ đối với Iran.
Theo Đình Viễn (TTXVN)
Liên minh châu Âu một lần nữa từ chối công nhận kết quả trưng cầu dân ý ở Crimea Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành một tuyên bố liên quan đến kỷ niệm 5 năm trưng cầu dân ý ở Crimea, tái khẳng định cam kết của mình đối với chính sách không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý và áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Liên bang Nga. Một góc bán...