Mỹ nới lỏng các quy định về an toàn trong hoạt động dầu khí ngoài khơi
Văn phòng Tổng thống Mỹ mới đây đã đệ trình bản dự thảo về việc nới lỏng các quy định về an toàn trong hoạt động dầu khí ngoài khơi, đã được đưa ra từ thời Tổng thống Obama kể từ sau khi xảy ra vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ tại Vịnh Mexico.
Vụ nổ tại giếng khoan Macondo và làm cháy giàn khoan Deepwater Horizon của BP vào ngày 20/4/2010 ở Vịnh Mexico đã làm 11 người thiệt mạng và tiêu tốn hàng tỷ USD cho công tác khôi phục tại khu vực bờ biển vùng Vịnh.
Việc nới lỏng các quy định này được cho là sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tạo thuận lợi cho hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí ngoài khơi trong tương lai. Tuy nhiên, điều này đã vấp phải sự phản đối từ các nhóm hoạt động bảo vệ môi trường, cho rằng đây là hành động liều lĩnh của chính quyền Tổng thống Trump.
Mặc dù vậy, trong tuần qua Viện Dầu khí Hoa Kỳ cho biết các tiêu chuẩn về an toàn tự nguyện được áp dụng và triển khai trong ngành dầu khí đã giúp tăng cường công tác an toàn trong hoạt động khoan ngoài khơi.
Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI)
Theo petrotimes
Điểm mặt những vụ đền bù môi trường khủng nhất lịch sử
Thế giới từng chứng kiến những thảm họa môi truờng tồi tệ nhất trong lịch sử và cái giá mà các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường phải trả cho những hậu quả này.
Theo kế hoạch, chiều nay (30/6), một cuộc họp báo sẽ được tổ chức để công bố kết quả điều tra thảm họa cá chết ở miền Trung. Cho dù nguyên nhân là từ đâu, hậu quả của thảm họa này là rất nặng nề và dài lâu, và do đó, rất cần một án phạt dành cho bên đã gây ra thảm họa.
Trong khi chờ nguyên nhân cá chết được công bố và hình thức xử lý chính thức từ các cơ quan chức năng, VietnamFinance điểm lại những vụ xử phạt khủng trong lịch sử, để thấy rằng "chế tài" đối với các bên gây ô nhiễm là vô cùng nghiêm khắc.
BP bị phạt 20 tỷ USD vì sự cố tràn dầu vịnh Mexico
Video đang HOT
Đây được xem là thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ xảy ra vào ngày 20/4/2010, do nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon của hãng BP.
Vụ việc đã khiến 11 công nhân thiệt mạng và gần năm triệu thùng dầu thô tràn vào vùng vịnh Mexico. Hơn 1.770 km đường bờ biển phía nam nước Mỹ bị ô nhiễm nghiêm trọng, nặng nhất là ba bang Mississippi, Alabama và Florida. Tính đến năm 2015, có hơn 1.100 cá thể cá heo và cá voi mắc cạn, có sự tác động bởi vụ tràn dầu. Một cuộc khảo sát vào cuối năm 2010 cũng cho thấy có hàng trăm ngàn cá thể rùa biển chịu tác hại của vụ tràn dầu.
Sự cố dầu tràn của hãng tại vịnh Mexico năm 2010.
Ngày 4/4/2016, Thẩm phán liên bang thành phố New Orleans, Mỹ, ông Carl Barbier đã thông qua mức án phạt khoảng 20 tỷ USD mà tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh phải trả nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố dầu tràn của hãng tại vịnh Mexico năm 2010. Thẩm phán Barbier nêu rõ BP sẽ phải hoàn tất mức án phạt này trong vòng 16 năm.
Bộ truởng Bộ tư pháp Mỹ Loretta Lynch cho biết, đây đuợc xem là "mức phạt lớn nhất đối với một đơn vị trong lịch sử nước Mỹ". Bên cạnh đó, tập đoàn BP còn phải thanh tóan 5,5 tỷ USD cho các hình phạt liên quan đến Đạo luật nuớc sạch (Clean Water Act) của liên bang và BP cũng mất thêm 28 tỷ USD cho công tác dọn dẹp và đền bù sau sự cố tràn dầu.
Năm bang bị ảnh huởng bởi thảm họa trong sự cố tràn dầu này là Alabama, Florida, Lousiana, Mississippi và Texas cũng nhận đuợc những khoản tiền lớn để khôi phục hệ sinh thái và bồi thuờng thiệt hại về kinh tế.
Chevron chịu phạt 9,5 tỷ USD
Ngày 13/3/2015, Tòa án công lý quốc tế (ICJ) có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra phán quyết yêu cầu Tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron bồi thường 9,5 tỷ USD cho những thiệt hại về môi trường đã gây ra cho Ecuador trong quá trình khai thác kéo dài suốt 30 năm của thế kỷ trước.
ICJ đã yêu cầu Texaco, công ty con của Chevron, có nghĩa vụ phải bồi thường số tiền trên cho Ecuador vì đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cho cộng đồng thổ dân ở tỉnh miền Tây Sucumbios, thuộc vùng Amazon.
Chất thải đen kịt được Texaco đổ ra rừng Amazon.
Phán quyết của ICJ nêu rõ trong 3 thập kỷ thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực này, Texaco đã làm tràn gần 17 triệu thùng dầu, thải xuống sông khoảng 18,5 tỷ thùng nước độc và đốt khoảng 235 tỷ m3 khí.
Năm 1992, Texaco ngừng hoạt động khai thác ở Ecuador sau khi các giếng dầu đang khai thác của công ty này bị ngập úng nặng. Mưa to làm nước sông dâng cao, tràn vào các giếng dầu và cuốn trôi các chất độc hại ra khắp hệ thống sông ngòi, gây ô nhiễm trầm trọng cả một vùng rộng lớn.
Phán quyết được đưa ra theo đơn kiện của 30.000 người dân Ecuador trong một vụ kiện kéo dài gần hai thập kỷ. Phía nguyên đơn nói các hoạt động của công ty đã phá hoại một vùng rừng nhiệt đới rộng lớn và làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư của cư dân địa phương.
Căn bệnh lạ của người Nhật và 86 triệu USD tiền đền bù
Minamata là tên một thành phố xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto, phía nam Nhật Bản đồng thời cũng là tên một căn bệnh khủng khiếp gây nên bởi thảm họa ô nhiễm môi truờng do thủy ngân.
Căn bệnh đuợc phát hiện đầu tiên vào năm 1956 từ một bé gái 5 tuổi với những triệu chứng kì lạ như khó đi, khó nói và co giật và tháng 11/1956 các nhà khoa học Truờng Đại học Kumamoto phát hiện căn bệnh này là một loại nhiễm độc kim loại nặng đựơc truyền qua các loại hải sản như cá và sò.
Năm 1968, các chuyên gia mới xác định đuợc bệnh do metyl thủy ngân gây ra và hợp chất độc hại này do Công ty Chisso ở Minamata và Công ty Showa Denko ở Niigata tạo ra trong quá trình sản xuất acetaldehyde.
Bảo tàng bệnh Minamata ở Nhật Bản trưng bày các hình ảnh về người mắc bệnh.
Năm 2003, Chisso bị buộc phải trả khoảng 86 triệu USD tiền bồi thường, đồng thời được yêu cầu phải dọn sạch ô nhiễm môi trường do tập đoàn gây ra. Bên cạnh đó, Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hàng năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu,... Không những thế, tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện... Chisso đều phải chi trả.
Thảm họa Minamata đã kéo dài vài chục năm, những món tiền bồi thường khổng lồ mà Chisso và chính phủ Nhật bản phải trả là không nhỏ nhưng vẫn không thể làm nguôi ngoai những mất mát mà các bệnh nhân phải âm ỉ chịu đựng.
Gian lận khí thải, Volkswagen bồi thường 15 tỷ USD
Theo cáo buộc, tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức vướng vào khủng hoảng nghiêm trọng nhất lịch sử hãng này, sau khi bị phát hiện cài phần mềm gian lận khí thải cho hơn 11 triệu ôtô động cơ diesel. Tháng 9/2015, Volkswagen chính thức thừa nhận đã gian lận khiến kết quả về kiểm tra khí thải tại Mỹ bị sai lệch. Sau khi tháo phần mềm, lượng khí NO mà mỗi xe thải ra môi trường cao gấp 40 lần cho phép.
Người ta phát hiện 600.000 xe hơi của Volkswagen bán vào thị trường Mỹ gây ô nhiễm vượt xa các chỉ số tiêu chuẩn. Tại châu Âu, gã khổng lồ này cũng sử dụng chiêu bài tương tự với 800.000 xe được bán ra.
Những việc làm mang lại lợi ích trước mắt có thể buộc hãng xe hơi của Đức phải bồi thường hàng chục tỷ USD, đẩy công ty tới bờ vực phá sản. Trong khi đó, cổ phiếu của hãng sau bê bối cũng lao dốc mạnh và khó có cơ hội phục hồi.
Hãng xe Đức Volkswagen bên bờ vực phá sản vì gian lận chỉ số khí thải xe hơi.
Trong nỗ lực dàn xếp vụ bê bối tồi tệ, Volkswagen có thể phải chi gần 15 tỷ USD để mua lại những chiếc xe gian lận, bồi thường cho các tài xế ở Mỹ và các chi phí môi trường khác.
Theo thỏa thuận, Volkswagen sẽ dành phần lớn số tiền, 10 tỷ USD, để sửa chữa hoặc mua lại khoảng 475.000 xe do hãng sản xuất với động cơ diesel 2 lít đang lưu thông tại Mỹ. Hãng cũng bồi thường cho mỗi chủ nhân số tiền từ 5.100 đến 10.000 USD tùy thuộc vào giá trị xe.
Ngoài ra, thỏa thuận cũng bao gồm 2,7 tỷ USD cho các công tác khắc phục môi trường của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) và 2 tỷ USD cho công nghệ nghiên cứu hạn chế xả thải.
Bên cạnh việc mất tiền, các hành vi của Volkswagen còn bị điều tra dưới góc độ tội phạm hình sự, có thể đẩy nhiều lãnh đạo của hãng vào vòng lao lý. Tuy nhiên, sự chặt chẽ và nghiêm khắc trong luật pháp Mỹ và châu Âu cũng không đủ ngăn chặn hoàn toàn các hành vi hủy hoại môi trường để đổi lấy lợi nhuận tương tự.
Hồ Mai (Tổng hợp)
Theo vneconomy
Không phải Crimea, đây mới là mâu thuẫn khó hàn gắn của Nga-Mỹ Khi ai đó nói rằng "đó là sự trừng phạt vì chuyện Crimea" thì người đó đang dối trá. Bởi vì tất cả những chuyện này đã bắt đầu từ thời Tổng thống Obama", ông Lavrov nói. Ngoại trưởng Nga Lavrov. Căn nguyên của những mâu thuẫn trong quan hệ giữa Liên bang Nga và Mỹ là ở chính nước Mỹ, Moscow không...