Mỹ nối lại việc đóng khu trục hạm lớp Arleigh Burke
Mỹ đã khôi phục chương trình đóng tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và hôm 4/11 vừa qua đã bắt đầu làm khung cho một con tàu thuộc loại này.
Một tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Theo tạp chí quốc phòng Jane’s, khu trục hạm mới sẽ được đặt tên là John Finn. Hiện toàn bộ chu trình dựng khung đang được tiến hành trên âu tàu Hungtington Ingalls Industries tại nhà máy Pascagoula ở bang Mississippi.
Việc đóng tàu khu trục John Finn được triển khai trong khuôn khổ tiếp nối đề án “dòng IIA”. Đây sẽ là chiếc tàu thứ 29 của đề án này và chiếc thứ 63 thuộc lớp Arleigh Burke.
Cũng như các tàu thuộc “dòng IIA”, khu trục hạm John Finn sẽ có nhà chứa máy bay trực thăng, hệ thống điều khiển hỏa lực Mk.99 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Mk.41 có thể phóng các tên lửa SM-3. Ngoài ra, khu trục hạm này còn được lắp đặt hệ thống thông tin Baseline 9 phiên bản mới nhất và rađa AN/SPY-1 giúp điều khiển các máy bay chiến đấu Aegis.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, việc bàn giao khu trục hạm John Finn sẽ diễn ra vào năm 2016.
Tiếp theo John Finn, Mỹ sẽ cho đóng tiếp khu trục hạm Ralph Johnson cũng thuộc lớp Arleigh Burke với thời gian dự kiến hoàn thành vào năm 2017.
Vũ Anh
Theo Jane’s
NATO phản ứng việc Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa Trung Quốc
Tổng thư ký NATO ngày 22/10 cho biết ông hi vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ghi nhớ các quan điểm của liên minh quân sự khi cân nhắc một thỏa thuận phòng thủ tên lửa với Trung Quốc.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trong khuôn khổ một cuộc họp của bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên tại trụ sở của NATO ở Brussels (Bỉ) ngày 22/10, ông Anders Fogh Rasmussen cho hay Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, có thể mua thiết bị từ bất kỳ nguồn nào sau khi Ankara tiết lộ khả năng chấp nhận đơn dự thầu của Trung Quốc nhằm xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Việc mua thiết bị của ai là quyết định của một quốc gia", ông Rasmussen nói.
"Tuy nhiên, nhìn từ quan điểm của NATO, điều quan trọng nhất là các hệ thống mà các quốc gia định mua phải tương thích với các hệ thống tương tự tại các quốc gia đồng minh khác", ông nói.
"Tôi tin rằng Thổ Nhĩ Kỳ biết lập trường này của NATO... và sẽ xem xét kỹ điều đó trước khi đưa ra quyết định cuối cùng", Tổng thư ký NATO cho hay.
Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismet Yilmaz hồi đầu tháng này cho biết Trung Quốc đã đưa ra giá tốt nhất cho hệ thống phòng thủ tên lửa.
Một công ty của Trung Quốc đã đánh bại các đối thủ từ Mỹ, Nga, và châu Âu để giành hợp đồng trị giá khoảng 4 tỷ USD.
Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực và hiện có các hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo đang được triển khai trên biên giới nước này nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ Syria.
Ông Rasmussen cho hay các bộ trưởng quốc phòng từ 28 quốc gia thành viên đã thảo luận việc phòng thủ tên lửa nhằm chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Bước tiếp theo trong hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ chứng kiến "sự đột phá trong hệ thống Aegis trên mặt đất" tại Romania vào cuối tháng 10, Tổng thư ký NATO nói.
Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các kế hoạch phòng thủ tên lửa của NATO, lo ngại rằng hệ thống có thể gây nguy hiểm cho an ninh nước này.
Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhiều khả năng sẽ nêu ra vấn đề trên vào hôm nay 23/10 khi ông gặp những người đồng cấp NATO trong Hội đồng Nga-NATO.
Ông Rasmusen cho hay các bộ trưởng cũng thảo luận vấn đề tăng cường hợp tác, một bước đi cần thiết nhằm vượt qua ảnh hưởng của việc ngân sách quốc phòng bị thắt chặt, và gia tăng các cuộc tập trận quy mô lớn.
Theo Dantri
Triều Tiên phát triển tên lửa chống hạm mới Giới chức quân sự Hàn Quốc tỏ ra lo ngại về các nguồn tin tình báo nói rằng Triều Tiên đang phát triển một tên lửa đạn đạo đất đối hạm mới với tầm bắn 300 km mà các vũ khí hiện thời của Hàn Quốc không thể đánh chặn. Tên lửa của Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh. "Triều Tiên đang...