Mỹ nỗ lực rút ngắn cuộc đua vaccine Covid-19
Chính phủ Mỹ lên kế hoạch thử nghiệm 6 loại vaccine Covid-19 tiềm năng trên hơn 100.000 tình nguyện viên, kỳ vọng ra mắt vào cuối năm nay.
Dự án sẽ rút ngắn quá trình phát triển vaccine vốn kéo dài nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ xuống còn vài tháng. Tất cả nhằm ngăn chặn Covid-19 đã lây nhiễm hơn 5 triệu người, giết chết khoảng 335.000 bệnh nhân. Để đạt được điều này, các nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã đồng ý chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin với cả những đối thủ trực tiếp.
Các “ứng viên” đủ an toàn và hiệu quả trong nghiên cứu sơ bộ sẽ được thử nghiệm trên quy mô lớn hơn, với sự tham gia của 20.000 đến 30.000 tình nguyện viên, dự kiến bắt đầu vào tháng 7.
“Nếu không phát hiện các vấn đề, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu”, tiến sĩ Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia (NIH), cho biết. Nỗ lực điều chế vaccine là một phần trong “Chiến dịch Thần tốc” của Nhà Trắng, được công bố tuần trước để đẩy nhanh quá trình phát triển vaccine.
Trong giai đoạn một, các nhà khoa học thử nghiệm độ an toàn của vaccine trên nhóm nhỏ các tình nguyện viên khỏe mạnh. Nếu kết quả khả quan, họ tiến hành nghiên cứu quy mô lớn hơn, tìm ra liều lượng phù hợp. Giai đoạn cuối có sự tham gia của hàng nghìn người. Sau đó, hãng dược cần chứng minh năng lực sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ vaccine cho hàng triệu người dùng.
Tuy nhiên giữa đại dịch, các bước sẽ chồng chéo lên nhau, đặc biệt ở giai đoạn giữa và cuối, theo tiến sĩ Collins.
Cách làm này có những rủi ro nhất định, bởi một số phản ứng phụ chỉ được phát hiện trong thử nghiệm quy mô lớn. Người Mỹ cũng lo ngại về tốc độ gấp rút của các thử nghiệm vaccine.
Vaccine thử nghiệm tại Viện Y tế Quốc gia, Mỹ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Theo tiến sĩ Larry Corey, chuyên gia tại Trung tâm Ung thư Fred Hutchinson, thành phố Seattle, loại vaccine hiệu quả rõ rệt so với giả được cần được thử nghiệm ít nhất 6 tháng. Những sản phẩm có tác dụng kém hơn cần nghiên cứu trong thời gian một năm.
Chính phủ Mỹ đã cam kết đầu tư hàng tỷ đô la giúp các nhà sản xuất phát triển vaccine. Song đây là canh bạc đầy may rủi. Những “ứng viên” tiềm năng nhất ở bước đầu vẫn có thể trở thành nỗi thất vọng khi tiến đến các giai đoạn sâu hơn.
Để có câu trả lời sớm nhất, vaccine tại Mỹ sẽ được thử nghiệm trên nhân viên y tế và cụm dịch, nơi virus vẫn lây lan mạnh để theo dõi liệu chúng có giúp giảm các ca nhiễm mới hay không. Thành phố Washington được coi là địa điểm hợp lý bởi dịch bệnh tại đây chưa đạt đỉnh. Các nghiên cứu cũng có thể thực hiện tại lục địa khác, bao gồm châu Phi, khu vực virus mới bắt đầu lây lan.
Chính phủ Mỹ có kế hoạch triển khai các mạng lưới thử nghiệm riêng biệt, bao gồm 100 cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Cựu chiến binh. Trong khi đó, các hãng dược cũng tự tìm kiếm tình nguyện viên cho nghiên cứu độc lập.
Vaccine của hãng Moderna, hợp tác phát triển cùng Viện Y tế Quốc gia (NIH), là “ứng viên” đầu tiên được thử nghiệm trên quy mô lớn vào tháng 7 năm nay. Mỹ cũng đầu tư 1,2 tỷ USD cho AstraZeneca, một loại vaccine của Đại học Oxford, Anh, dự kiến ra mắt trong tháng 9.
“Chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện song song hai thử nghiệm, nhưng đều có sự kiểm soát”, ông Collins cho biết.
Bên cạnh đó, vaccine của các hãng dược lớn như Johnson & Johnson, Sanofi và Merck & Co cũng trong giai đoạn phát triển, chỉ chậm hơn một đến hai tháng so với hai sản phẩm tiên phong.
Chuyên gia TQ: Mỹ bán cho Đài Loan vũ khí hạng nặng cực kỳ nguy hiểm
Các chuyên gia quân sự ở Trung Quốc đại lục cho rằng Mỹ bán cho Đài Loan thứ vũ khí cực kỳ nguy hiểm, có thể kích động hòn đảo tấn công quân đội Trung Quốc.
Thiết giáp Trung Quốc diễn tập năng lực đổ bộ, chiếm đảo.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 21.5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên phản đối việc chính phủ Mỹ đồng ý bán 18 ngư lôi hạng nặng cho Đài Loan.
"Bắc Kinh hối thúc Washington tôn trọng cam kết với nguyên tắc Một Trung Quốc và ba tuyên bố chung Trung - Mỹ, lập tức rút lại kế hoạch bán vũ khí trên và cắt quan hệ quân sự với Đài Loan để tránh làm thiệt hại thêm cho quan hệ song phương cũng như hòa bình, ổn định hai bờ eo biển Đài Loan", ông Triệu nói thêm.
Theo thỏa thuận, Mỹ về cơ bản đồng ý bán 18 ngư lôi hạng nặng Mk-48 Mod6 cho Đài Loan với giá 180 triệu USD, bao gồm cả linh kiện bổ sung, thiết bị thử nghiệm, chi phí vận chuyển, huấn luyện và các yếu tố khác.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng quyết định này giúp tăng cường năng lực phòng thủ của Đài Loan, bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực.
Wei Dongxu, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nhận định trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, rằng MK-48 Mod6 là loại ngư lôi hiện đại nhất thế giới hiện nay. Đài Loan nhiều khả năng sẽ trang bị ngư lôi này trên các tàu ngầm thông thường. Ngư lôi còn có biệt danh là "cây đinh ba", dễ dàng xẻ đôi tàu nổi nhờ sức công phá lớn.
Mk-48 cũng rất phù hợp để tiêu diệt tàu ngầm hạt nhân nhờ khả năng hoạt động ở độ sâu tới 800 mét, nơi các tàu ngầm hiện đại nhất có thể ẩn nấp.
Đây là thỏa thuận bán vũ khí mới nhất cho Đài Loan dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump. Năm 2019, Mỹ đã phê chuẩn đơn hàng trị giá 2,2 tỉ USD, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams và 250 tên lửa vác vai Stinger.
Ngư lôi Mk-48 nặng tới hơn một tấn.
Khác với các đơn hàng trước, ông Wei nhận định lần này Mỹ bán cho Đài Loan thứ vũ khí tấn công hết sức nguy hiểm, không phải là vũ khí phòng thủ, từ đó có thể gửi thông điệp mà ông Wei cho là sai lầm rằng Washington khuyến khích Đài Loan tấn công quân đội Trung Quốc.
Luận điểm này được chuyên gia Đài Loan Lin Ying-yu tán thành, nói rằng ngư lôi Mk-48 làm hạn chế đáng kể hoạt động của các tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc.
Chuyên gia Su Tzu-yun ở Đài Loan thì bày tỏ sự lạc quan. "Ngư lôi Mk-48 có đầu đạn nổ lớn, đủ sức phá hủy cả tàu sân bay, tầm tấn công tối đa lên tới 50km trong khi tốc độ tối đa xấp xỉ 102km/giờ, gấp 2,5 lần tốc độ của tàu nổi", ông Su nói, ám chỉ rằng mục tiêu sẽ không có cách nào né tránh được.
Ông Wei Dongxu cho rằng Mỹ đang ngày càng công khai thể hiện sự ủng hội quan điểm xa rời đại lục của một bộ phận quan chức Đài Loan. Một mặt, Mỹ cung cấp cho Đài Loan vũ khí đe dọa trực diện đến năng lực quân sự của Trung Quốc. Mặt khác, Mỹ cũng thu lời lớn vì Đài Loan mua 18 quả ngư lôi với giá 180 triệu USD là quá đắt, ông Wei nói.
Ông Wei thừa nhận ngư lôi hạng nặng Mk-48 là mối đe dọa rất lớn với các tàu chiến và tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc. Tuy nhiên, loại ngư lôi dẫn đường chủ động này chỉ thực sự nguy hiểm khi được khai hỏa từ tàu ngầm hạt nhân Mỹ, vì đối phương khi đó sẽ không thể phán đoán trước.
Ông Wei đánh giá các tàu ngầm thông thường hiện có của Đài Loan đều đã lỗi thời, có trang bị ngư lôi MK-48 thì cũng không làm thay đổi cục diện hai bờ eo biển. Ông Wei nhấn mạnh rằng Đài Loan sẽ không có cơ hội phóng ngư lôi hạng nặng nếu xung đột với đại lục nổ ra.
Năm 2019, Đài Loan khởi công xưởng tàu ngầm, dự định đóng mới 8 tàu ngầm diesel-điện. Nhưng dự án sẽ cần khoảng thời gian cho đến khi các tàu ngầm hiện đại thực sự xuất hiện.
"Tính cả các chi phí phụ trợ, mỗi ngư lôi có giá tới 10 triệu USD. Đài Loan đang dùng tiền để mua sự bảo vệ của Mỹ. Công ty vũ khí Mỹ nhờ đó thu lời khổng lồ", ông Wei phân tích.
Đức ngăn chặn nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp y tế Chính phủ Đức ngày 20.5 thông qua quy định mới cho phép chính phủ ngăn chặn nước ngoài thâu tóm các công ty trong lĩnh vực y tế. Chính phủ Đức quyết bảo vệ các công ty trong lĩnh vực y tế trước nguy cơ bị nước ngoài thâu tóm . Ảnh REUTERS Theo quy định, chính phủ Đức có quyền hạn mới...