Mỹ nhún nhường, Triều Tiên càng làm căng
Sau những bước đi quân sự rầm rộ nhằm uy hiếp Triều Tiên mà không có tác dụng, Mỹ bắt đầu có những dấu hiệu thể hiện sự lùi bước.
Trái với thông lệ đưa tin rầm rộ, Mỹ đã không công bố thông tin chi tiết về một cuộc tập trận chung với Hàn Quốc gần đây để tránh làm Triều Tiên nổi giận.
Mỹ lùi bước trước Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un?
Sau khi Bình Nhưỡng “tung” ra một loạt lời đe dọa sắc lạnh trong đó có việc tấn công phủ đầu hạt nhân vào Mỹ, Washington đã quyết định “dằn mặt” chính quyền của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un bằng một loạt bước đi quân sự gây giật mình.
Đầu tiên, Mỹ tuyên bố triển khai cùng lúc 14 tên lửa đánh chặn được thiết kế để có thể hạ gục tên lửa tầm xa của Triều Tiên. Tiếp đó, Mỹ đưa máy bay ném bom tàng hình hàng đầu B-2 của nước này vào tập trận với Hàn Quốc. Hai chiếc B-2 đã bay thẳng từ căn cứ quân sự của Mỹ đến rải mưa bom đạn xuống khu vực tập trận ở Hàn Quốc. Vài ngày sau, cường quốc số 1 thế giới tiếp tục “tung” chiến đấu cơ đáng sợ nhất thế giới của nước này – máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-22, đến áp sát Triều Tiên. Chưa hết, những ngày sau đó, Mỹ còn triển khai các tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đến khu vực; xúc tiến lắp đặt một Hệ thống Phòng thủ Tên lửa giai đoạn cuối tầm cao – THAAD ở Guam; và triển khai máy bay do thám cùng hệ thống radar tối tân.
Video đang HOT
Những vũ khí mà Mỹ tung ra uy hiếp chính quyền Kim Jong Un đều là những loại vũ khí tối tân và đáng gờm hàng đầu thế giới. Washington hy vọng, Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un sẽ thấy “chờn” trước màn dương oai diễu võ hoành tráng của họ.
Tuy nhiên, điều mà Mỹ mong chờ đã không xảy ra. Thay vì làm cho ông Kim Jong Un chùn bước, giảm bớt mức độ căng thẳng trong lời nói cũng như hành động thì một loạt màn phô trương sức mạnh của Mỹ lại khiến chính quyền ở Bình Nhưỡng thêm kích động. Chính quyền của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un thể hiện một thái độ quyết liệt hơn và cứng rắn hơn bằng những hành động và lời nói ngày một đáng sợ.
Chính quyền Mỹ đã phải thừa nhận, những hành động thể hiện sức mạnh của họ hoàn toàn không có tác dụng đối với Triều Tiên nếu không nói là còn đẩy tình hình đi xa hơn. Trước diễn biến tình hình đi theo chiều hướng ngược với mong muốn, Washington buộc phải có những hành động thể hiện sự lùi bước của họ nhằm làm dịu tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Dấu hiệu đầu tiên thể hiện sự nhượng bộ của Mỹ là việc nước này tránh công bố công khai các chi tiết xung quanh một cuộc tập trận chung với Hàn Quốc gần đây.
Các quan chức Mỹ cho biết, họ đã phải hạ giọng và ngừng cung cấp các thông tin liên quan đến cuộc tập trận chung với Seoul nhằm tạo ra một khoảng thời gian lắng dịu để Bình Nhưỡng có cơ hội giảm bớt “nhiệt” trong lời nói và hành động.
Sau bước đi đầu tiên thể hiện sự lùi bước trên, Mỹ tiếp tục tuyên bố hoãn một vụ thử tên lửa. Washington cho biết, vụ thử tên lửa này đã được lên kế hoạch từ lâu và chẳng liên quan gì đến Triều Tiên nhưng họ vẫn phải từ bỏ kế hoạch để tránh làm Bình Nhưỡng hiểu sai. Chính quyền Mỹ lo ngại rằng, việc họ phóng thử một tên lửa có thể khiến chính quyền của ông Kim Jong Un hiểu lầm là hành động thù địch nhằm vào Triều Tiên. Từ đó, ông Kim Jong Un sẽ có cơ hội để đẩy cao căng thẳng trong khu vực.
Ngoài ra, Mỹ cũng không muốn cộng đồng quốc tế nghĩ rằng nước này đang đưa ra những hành động làm trầm trọng thêm tình hình ở bán đảo Triều Tiên.
Mỹ “nhún”, Triều Tiên vẫn làm căng?
Tuy nhiên, bất chấp việc Washington thể hiện sự “nhún nhường”, chính quyền của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un vẫn tiếp tục có những hành động cứng rắn và đầy thách thức.
Mấy ngày qua, Bình Nhưỡng đã khiến cộng đồng quốc tế phải liên tục “giật mình thon thót” về những động thái đáng lo ngại của họ. Triều Tiên hồi tuần trước đã bất ngờ đề nghị các đại sứ quán và tổ chức nước ngoài sơ tán khỏi nước này để đề phòng chiến tranh xảy ra. Theo lời của các quan chức ở Bình Nhưỡng, họ sẽ không thể bảo đảm an toàn cho người nước ngoài ở Triều Tiên sau ngày 10/4.
Tiếp đó, Triều Tiên cũng khuyến cáo người nước ngoài ở Hàn Quốc rút khỏi nước này để tránh viễn cảnh về một cuộc chiến tranh.
Những bước đi kiểu như trên của Bình Nhưỡng khiến nhiều người nghĩ rằng, họ đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Đó là chưa kể hôm 8/4, Triều Tiên còn tuyên bố đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong. Đây là biểu tượng hợp tác lớn duy nhất và cuối cùng còn lại giữa hai miền Triều Tiên. Việc Bình Nhưỡng cắt đứt mối dây liên hệ duy nhất còn lại cuối cùng với Seoul cho thấy mức độ căng thẳng trong khu vực đã leo thang đến đỉnh điểm và có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào.
Có thể nói, chưa thời điểm nào kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, người ta lại lo sợ khả năng về một cuộc chiến tranh mới bùng phát trên bán đảo Triều Tiên như thời điểm này.
Thái độ cứng rắn và làm căng của Triều Tiên chưa dừng lại ở trên. Người ta còn phát hiện Bình Nhưỡng trong mấy ngày vừa qua đã chuyển một loạt tên lửa đến bờ biển phía đông, đưa chúng lên bệ phóng để sẵn sàng bắn đi bất kỳ lúc nào. Các nước Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có chung nhận định, Bình Nhưỡng sắp sửa tiến hành một vụ phóng tên lửa mới. Đây sẽ là đòn thách thức táo bạo tiếp theo của chính quyền Kim Jong Un sau vụ phóng tên lửa hồi tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân hồi tháng 2 vừa rồi.
Có vẻ như ông Kim Jong Un muốn cho các cường quốc phương Tây cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc thấy rằng, họ sẽ không lùi dù chỉ một bước trước khi chưa đạt được mục đích của mình. Triều Tiên được cho là đang muốn thông qua các hành động cứng rắn của mình để buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với họ và Hàn Quốc phải có chính sách mềm dẻo hơn với họ.
Theo xahoi
Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga hoàn tất thử nghiệm tên lửa
Severodvinsk là một trong số 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc lớp Yasen, được hải quân Nga triển khai đóng vào năm 1993.
Ngày 26/11 vừa qua, nhà máy đóng tàu liên hợp của Nga cho biết, tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân thế hệ mới nhất của Nga Severodvinsk (thuộc kế hoạch 885) đã lần đầu tiên phóng thử thành công tên lửa hành trình đối đất trong khuôn khổ chương trình chạy thử ở biển Trắng (Bạch Hải), tên lửa đã phóng thành công, phá hủy một mục tiêu trên mặt đất. Khâu thử nghiệm tại nhà máy đã kết thúc, Severodvinsk sẽ nhanh chóng được bàn giao cho lực lượng hải quân thử nghiệm các tính năng tác chiến khác.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Severodvinsk lớp Yasen chạy thử trên biển
Severodvinsk là một trong số 8 tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc lớp Yasen, được hải quân Nga triển khai đóng vào năm 1993. Nó có chiều dài 119m, lượng giãn nước 13.800 tấn, tốc độ tối đa 31 hải lý/h, độ sâu lặn tối đa 600m, thủy thủ đoàn 90 người (32 sĩ quan). Về vũ khí, trang bị, tàu được trang bị 2 hệ thống tên lửa hành trình phóng từ tàu ngầm 3M55 Oniks (Phiên bản xuất khẩu là Yakhont, Nato gọi là SS-N-26) và 3M54 Kalibr (SS-N-27). Ngoài ra nó còn được trang bị các loại ngư lôi và thủy lôi tiên tiến, cơ cấu phóng gồm 10 ống phóng, 8 chiếc loại 650mm và 2 chiếc loại 533mm.
Theo ANTD
Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn ngoài khơi Hawaii Mỹ đã thử nghiệm thành công một loại tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo mới diễn ra ở ngoài khơi Hawaii đêm 27/6. Mỹ đã sử dụng tên lửa đánh chặn mới mang tên thương hiệu Raytheon để bắn hạ thành công mục tiêu là một tên lửa đạn đạo ngoài khơi Hawaii trong khuôn khổ của một cuộc thử nghiệm...