Con trai tỷ phú từ chối thừa kế 5 tỷ USD để lên núi tu tập
Con trai của tỷ phú giàu thứ 3 Malaysia từ bỏ quyền thừa kế tài sản 5 tỷ USD để lên núi ẩn cư, theo đuổi lối sống khắc khổ của một tu sĩ Phật giáo.
Trong một thế giới mà sự xa hoa, giàu có về vật chất được dùng để định nghĩa thành công, Ven Ajahn Siripanyo (38 tuổi, con trai duy nhất của tỷ phú người Malaysia – Ananda Krishnan) đã chọn con đường hoàn toàn khác. Khi mới 18 tuổi, anh đã từ bỏ nhung lụa, tiện nghi để đến Thái Lan theo đuổi cuộc sống khắc khổ của tu sỹ Phật giáo.
Tỷ phú Ananda Krishnan là người giàu thứ ba của Malaysia, với khối tài sản vượt quá 5 tỷ USD. Ông sở hữu một đế chế kinh doanh khổng lồ trải rộng trong các lĩnh vực từ viễn thông, dầu mỏ đến bất động sản. Ông có 3 người con, 2 gái 1 trai. Theo truyền thống, Ajahn Siripanyo sẽ là người nối nghiệp.
Tuy nhiên, trong chuyến đi đến Thái Lan vào năm 18 tuổi để kết nối lại với những người bà con dòng dõi hoàng gia của mẹ mình, Ajahn Siripanyo quyết định xuất gia làm tu sỹ. Ban đầu, anh chỉ định tìm hiểu và thử tu tập như một phương pháp để giải tỏa bớt áp lực cuộc sống. Không ngờ, hành trình tâm linh tưởng như không lâu bền này lại trở thành cam kết gắn bó trọn đời.
Ajahn Siripanyo từ bỏ cuộc sống giàu sang để chuyên tâm vào tu tập.
Giờ đây, sau 20 năm đi tu, nhà sư Siripanyo ẩn cư trong khu rừng già của tu viện Dtao Dum nằm giữa biên giới Thái Lan và Myanmar. Cuộc sống của con trai tỷ phú năm xưa được định nghĩa bằng sự thiền định, kinh sách và sự giản dị, tương phản hoàn toàn với thế giới xa hoa mà ông đã bỏ lại phía sau.
Trong khi đế chế kinh doanh của người cha vẫn tiếp tục phát triển khắp các châu lục, Siripanyo hoàn toàn tập trung vào ăn chay và chánh niệm. Tuy nhiên, tu sỹ vẫn chưa hoàn toàn cắt đứt mối liên hệ với quá khứ. Ông cho biết gia đình vẫn là nền tảng cho việc thực hành Phật giáo của mình và thỉnh thoảng vẫn về thăm cha mẹ , các chị gái.
Video đang HOT
Siripanyo lớn lên ở London, Anh cùng hai người chị. Con trai tỷ phú Malaysia thông thạo 8 thứ tiếng, có kiến thức uyên bác trong nhiều lĩnh vực và là người có cách nhìn cởi mở đối với sự khác biệt giữa nhiều nền văn hóa. Nền giáo dục toàn cầu đã giúp Siripanyo hình thành khả năng tiếp thu giáo lý Phật giáo với một góc nhìn độc đáo.
Siripanyo tiếp cận tôn giáo theo trường phái giản đơn, không phù phiếm. Ông sống nhờ vào hảo tâm của những Phật tử đem đồ lên cúng dường tại tu viện Dtao Dum. Nhà sư cũng không quá cực đoan, vẫn đảm bảo đủ tiện nghi trong cuộc sống hàng ngày. Hành trình của ông phản ánh cuộc đấu tranh bất tận giữa việc chọn sự giàu có về vật chất, lối sống xa hoa hay sự giản dị để viên mãn về mặt tinh thần.
Trong hơn 20 năm, Siripanyo đã chọn các giá trị về tinh thần, tách biệt khỏi của cải vật chất. Câu chuyện về hành trình của ông truyền cảm hứng cho nhiều người tu tập về việc sẵn sàng từ chối của cải vật chất để đạt những giá trị lớn hơn trên con đường giác ngộ. Sự giàu có, thành công đích thực nằm ở mục đích sống, chứ không phải của cải hay một chiếc Ferrari.
Vào tháng 9 năm nay, Ajahn Siripanyo được trao Giải Ngoại giao công chúng của Thái Lan, trở thành nhân vật truyền cảm hứng của năm. Giải này cũng vinh danh một nhà soạn nhạc biểu tượng và một tổ chức văn hóa đã thúc đẩy các giá trị truyền thống của Thái Lan trên toàn cầu.
Kỳ lạ: Bố mẹ để lại nhà cho 4 anh chị em nhưng ai cũng từ chối nhận
Dù người mẹ quyết định cho 4 đứa con thừa kế căn nhà mình đang ở nhưng mọi người đều lần lượt từ chối lời đề nghị này với những lý do khác nhau.
Ảnh minh họa.
Một người đàn ông 25 tuổi, sống ở Đài Loan sau khi chia sẻ câu chuyện về gia đình mình lên trang Dcard đã thu hút sự chú ý của mọi người.
Theo đó, anh cho biết mình sống trong một gia đình mẹ đơn thân, có 1 chị gái và 2 em trai. Hiện anh cùng vợ và 2 em trai đang sống cùng với mẹ trong căn nhà ở quê, còn chị gái và chồng đã mua một căn nhà khác để ở.
Vào một ngày, chị gái anh về nhà và mời cả gia đình đi ăn tối, cô nói rằng mẹ chồng đã để lại căn nhà cho 2 vợ chồng cô. Vì cô đã có nhà nên không cần bất cứ tài sản nào hết từ mẹ mình.
Anh cũng nói thêm rằng, vợ mình đang mang thai, nhà của mẹ ruột lại ở ngoại ô không tiện đi lại. Anh dự định cuối năm sẽ mua nhà mới và chuyển lên thành phố nên không cần nhà của mẹ ruột, nhường căn nhà cho 2 em trai.
Người con trai thứ 3 nghe xong cũng từ chối, nói rằng sau khi tốt nghiệp đại học sẽ trở thành kỹ sư, lúc đó tiền lương sẽ rất cao nên tin chắc mình sẽ tự mua được một căn nhà.
Còn người con trai út sắp thi vào một trường đại học danh tiếng cũng bày tỏ rằng, mình không muốn sở hữu căn nhà nào khi còn quá sớm. Anh cảm thấy mình có tương lai tươi sáng, có thể làm việc chăm chỉ, việc có nhà dễ làm anh lười biếng và mất động lực cố gắng hơn.
Người đăng bài viết cho biết, khi mẹ thấy 4 anh chị em đùn đẩy nhau không chịu thừa kế căn nhà liền tức giận nói: "Mấy đứa không thích nhà này thì mẹ sẽ cho người khác. Đây không phải của nợ. Kiểu gì vậy? Các con đang chơi bóng đá hay sao".
Thấy mẹ tức giận như vậy, cả 4 người con đều nhanh chóng nói xin lỗi mẹ mình.
Tác giả bài viết thẳng thẳng thắn bày tỏ quan niệm của mình rằng, cha mẹ không để lại nợ nần gì cho con cái đã là quá tốt, nếu có bất động sản hay tiền tiết kiệm gì cũng không nhất thiết phải cho con cái kế thừa. Con cái cần dựa vào sức lực của chính mình chứ không phải dựa vào cha mẹ, đừng bị ám ảnh phải để lại gì cho con trước khi mất.
Bài đăng này đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi của cư dân mạng.
"Nếu như vậy có thể thấy mối quan hệ với anh chị em nhà bạn hẳn khá tốt. Các anh chị em đều không ỷ lại tài sản của mẹ mình, đều biết tự lực cánh sinh".
"Người mẹ này nuôi con giỏi qua, cả 4 người con đều tuyệt vời".
"Nói với người mẹ là con chỉ muốn mẹ sống vui vẻ trong những năm cuối đời, đừng bận tâm về chuyện nhà cửa".
Một số cư dân mạng còn cười và nói: " Hãy cho tôi (ngôi nhà)! Tôi sẵn sàng gánh chịu nỗi đau này".
Tuy nhiên, một số cư dân mạng đặt ra nghi vấn rằng, sở dĩ 4 người không muốn thừa kế căn nhà là vì lo lắng phải gánh trách nhiệm chăm sóc mẹ.
Người đăng sau đó đã cập nhật bài đăng để phản hồi, cho biết 4 anh em cũng sẵn sàng gánh vác trách nhiệm nuôi mẹ, đồng thời cho biết do vấn đề địa điểm nên họ thực sự không muốn sống ở nông thôn, đồng thời nhấn mạnh rằng "chăm sóc mẹ" và "thừa kế nhà cửa" là 2 việc khác nhau. Anh còn nói rằng, mình sắp mua một căn nhà, sẵn sàng đón mẹ lên thành phố ở cùng.
Cháu đích tôn vô tình tạo drama gia tộc Chỉ bằng một lời nói ngây ngô, thằng cháu đích tôn 2 tuổi rưỡi vô tình tạo drama cho cả gia tộc. Cháu đích tôn vô tình tạo drama gia tộc - Tranh biếm họa của Đức Thuận