Mỹ nhờ Nga can thiệp nối lại đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và ông Sung Kim, Đặc phái viên của Mỹ phụ trách chính sách Triều Tiên, đã có cuộc điện đàm về việc nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Mỹ muốn Nga can thiệp nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. REUTERS
“Hai bên đã thảo thuận về sự hợp tác giữa Mỹ và Nga trong việc tìm kiếm giải pháp khôi phục đàm phán sáu bên ở bán đảo Triều Tiên”, TASS dẫn nguồn từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Theo thông tấn xã Nga, cuộc điện đàm diễn ra hôm 25.5 và phía Mỹ đã đề nghị cuộc thảo luận này nhằm kêu gọi nỗ lực của Nga trong việc thuyết phục Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán. Bên cạnh việc là nước tham gia đàm phán sáu bên, Nga còn là nước thân cận cùa Triều Tiên sau Trung Quốc.
Đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên – bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật, Hàn Quốc và Triều Tiên – được khởi xướng hồi năm 2008. Tuy nhiên, cuộc đàm phán này bị gián đoạn từ nhiều năm nay vì Bình Nhưỡng đơn phương rút lui khi cho rằng các nước khác “ép” mình. Triều Tiên muốn tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, cho rằng đó là lá chắn cho chế độ Bình Nhưỡng trước những áp lực từ bên ngoài, đặc biệt là từ Mỹ.
Các nước tham gia trong đàm phán sáu bên đã cố gắng thuyết phục Bình Nhưỡng nối lại đàm phán này nhưng không thành công, kể cả Trung Quốc, đồng minh thân cận của Triều Tiên.
Video đang HOT
Ông Sung Kim, Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách về Triều Tiên. REUTERS
Viện nghiên cứu Sejong của Hàn Quốc cho hay có khả năng rất cao Triều Tiên sẽ tiếp tục thử hạt nhân lần thứ 5 hoặc phóng thử tên lửa tầm xa, theo Yonhap ngày 26.5.
Triều Tiên thử hạt nhân lần thứ 4 hồi tháng 1.2016 và liên tục phóng thử tên lửa trong nhiều tháng qua bất chấp lệnh trừng phạt tăng thêm từ Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc hồi tháng 3.2016.
Viện Sejong cho rằng Bình Nhưỡng muốn đe dọa thế giới nhằm ký kết hiệp ước hòa bình. Triều Tiên muốn Mỹ và các cường quốc hạt nhân công nhận Triều Tiên là quốc gia hạt nhân.
Trong đại hội đảng tổ chức sau 36 năm hồi đầu tháng 5.2016, lãnh đạo Kim jong-un tuyên bố không từ bỏ chương trình hạt nhân, vẫn tiếp tục xem vũ khí hạt nhân là chiến lược hàng đầu của Bình Nhưỡng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Nga theo các nước cấm vận kinh tế, trừng phạt Triều Tiên
Nga đưa ra lệnh cấm vận đối với Triều Tiên sau khi Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bình Nhưỡng về chương trình thử hạt nhân hồi đầu năm 2016.
Cây cầu Hữu nghị ở biên giới Nga - Triều TiênREUTERS
Hơn hai tháng sau khi Hội đồng bảo an LHQ đưa ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên hồi đầu tháng 3.2016, Moscow tuyên bố cấm giao dịch tài chính với Bình Nhưỡng và phong tỏa mọi tài khoản do tổ chức và cá nhân Triều Tiên nắm giữ, Radio Free Asia cho hay hôm nay 20.5.
Ngân hàng trung ương Nga cũng cấm giao dịch trái phiếu đang được nắm giữ bởi các cá nhân và tổ chức tài chính Triều Tiên, được xem là những động thái của Moscow ủng hộ nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc, hãng tin Yonhap dẫn lại Radio Free Asia. Lệnh trừng phạt trên có hiệu lực tức thì.
Trong khi đó, hãng thông tấn Nga Interfax cho biết sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên "có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày 2.3.2016", đóng tất cả tài các ngân hàng, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp Triều Tiên tại Nga.
Korea Times dẫn lại Interfax cho biết sắc lệnh của Tổng thống Nga còn cấm nhập các nguyên liệu khoáng sản, trong đó có than, thép, sắt, vàng và tian từ Triều Tiên.
Hôm qua 19.5, Thụy Sĩ là quốc gia tiếp theo tuyên bố áp dụng những biện pháp tài chính nhằm hạn chế giao dịch và phong tỏa tài sản có liên quan đến Triều Tiên, và được Hàn Quốc hoan nghênh. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng hành động của Thụy Sĩ sẽ góp phần làm cho nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hiệu quả hơn, theo Yonhap.
Triều Tiên liên tục phỏng thử tên lửa và thử hạt nhân. REUTERS
Triều Tiên đã phóng tên lửa và thử hạt nhân hồi tháng 1 và 2.2016, hành động được cho là khiêu khích, đe dọa an ninh thế giới. Liên Hiệp Quốc phản đối Bình Nhưỡng dù đã có nghị quyết cấm những vụ thử này. Nghị quyết tăng thêm lệnh trừng phạt của Hội đồng bảo an hồi tháng 3.2016 nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật.
Trong đại hội đảng của đảng Lao động Triều Tiên lần thứ 7 tổ chức từ 6 - 10.5 vừa qua, Bình Nhưỡng tuyên bố vẫn tiếp tục theo đuổi chương trình hạt nhân, khiến thế giới tiếp tục lo ngại.
Nga là một trong những cường quốc thận trọng trong việc áp dụng lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên nhưng đã phải thay đổi lập trường sau nhiều lần thúc giục Bình Nhưỡng thể hiện trách nhiệm của một nước thành viên Liên Hiệp Quốc.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Kế hoạch ứng phó Triều Tiên của bà Hillary Clinton Nếu đắc cử tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton sẽ sử dụng những phương án tương tự với Iran để áp dụng cho Triều Tiên, theo Bloomberg. Nếu đắc cử tổng thống Mỹ, bà Clinton nhiều khả năng sẽ áp dụng "chiến thuật đàm phán kiểu Iran" đối với Triều Tiên. REUTERS Một trong những ưu tiên của bà Clinton là sử dụng...