Mỹ, Nhật sẽ tập trận chung ở Biển Đông
Tờ Sankei Shimbun vừa loan tin Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản và hải quân Mỹ đã quyết định tổ chức cuộc tập trận chung ở Biển Đông vào tháng 2.2016.
Tàu khu trục Harusame (bên phải) và Amagiri (bên trái) của Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản trong một cuộc tập trận chung với Hải quân Philippines trên Biển Đông hồi tháng 5.2015 – Ảnh: Reuters
Hải quân Úc cũng đang cân nhắc tham gia cuộc tập trận này. Trong cuộc diễn tập, các tàu sẽ không đi vào vùng biển 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa.
Tuy nhiên, một số quan chức Nhật khẳng định với Sankei Shimbun rằng cuộc tập trận sắp tới sẽ là sự phản đối mạnh mẽ đối với các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ngoài cuộc tập trận này, các tàu chiến của MSDF trong năm tới sẽ tiến hành diễn tập chung với một số nước ven Biển Đông trên đường trở về nước sau khi thực hiện sứ mệnh chống cướp biển ở Somalia, theo Sankei Shimbun.
Video đang HOT
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Đề xuất tập trận chung ở Biển Đông, Trung Quốc gây ngờ vực
Đề xuất tập trận chung của Trung Quốc có thể là cách để Bắc Kinh ngăn quốc tế can thiệp vào vấn đề Biển Đông, khi Mỹ đang lên kế hoạch điều chiến hạm để thách thức yêu sách chủ quyền của nước này.
Tàu USS Fort Worth của Mỹ tuần tra tại Biển Đông hồi tháng 5. Ảnh: U.S. Pacific Fleet
Trung Quốc sẵn sàng tổ chức tập trận chung với các nước Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về những quy tắc xử lý đụng độ bất ngờ trên biển (CUES), tìm kiếm cứu hộ và cứu trợ thiên tai vào năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn thông báo.
Theo Prashanth Parameswaran, cây bút chuyên về ASEAN của The Diplomat, đề xuất này cho thấy Trung Quốc muốn chứng tỏ mình là nước có trách nhiệm tại Biển Đông. Đồng thời, Bắc Kinh muốn trấn an những lo ngại của ASEAN về hoạt động xây đảo nhân tạo của mình và hạn chế sự can thiệp của bên ngoài vào tranh chấp, trong bối cảnh Mỹ đang lên kế hoạch điều tàu áp sát đảo nhân tạo, nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một số điều cần chú ý trước khi ý tưởng này trở thành hiện thực. Theo Parameswaran, động thái này vẫn nằm trong chiến lược "ngày càng hung hăng" tại Biển Đông của Trung Quốc. Trung Quốc đưa ra một số cử chỉ hòa giải nhỏ, nhưng thực chất lại là bàn đạp để tiếp tục tiến những hoạt động gây mất ổn định lớn hơn rất nhiều. Cụ thể, ngay cả khi đề xuất tập trận chung, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục kế hoạch xây dựng cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo, bất chấp điều này vi phạm cam kết "không quân sự hóa" mà Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9, cũng như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Bắc Kinh đã ký năm 2002.
Thứ hai, tập trận chung ở Biển Đông không phải là ý tưởng mới mẻ hay chỉ Trung Quốc mới có. Điều đáng chú ý là Bắc Kinh đưa ra đề xuất sau khi một số quốc gia, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, đã bàn bạc về việc tập trận với các nước thành viên ASEAN riêng rẽ.
Giới chức Philippines từng nhấn mạnh rằng cuộc tập trận hải quân đầu tiên của họ với Nhật Bản, được tổ chức tại Biển Đông, cũng là một bài tập an toàn hàng hải liên quan đến CUES, giao thức được phát triển bởi hải quân tây Thái Bình Dương, bao gồm cả Trung Quốc, vào năm ngoái. Do đó, đề xuất tập trận chung nên được xem là động thái mang tính phản ứng, nhằm hạn chế sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế, chứ không phải là động thái chủ động.
Thứ ba, đề nghị của Trung Quốc có phạm vi thực hiện khá hạn hẹp. Cả ông Thường Vạn Toàn và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều cẩn thận làm rõ rằng hoạt động này có nội dung là tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ thiên tai. Việc này cho thấy quan hệ quốc phòng của Trung Quốc với một số nước ASEAN vẫn đang được xây dựng từ một xuất phát điểm thấp, và vẫn phải đối mặt với những thách thức trong quá trình tiến triển, bao gồm cả sự thiếu tin tưởng.
Về tập trận chung, ngay cả với những nước có quan hệ khá thoải mái với Trung Quốc như Malaysia, Bắc Kinh và Kuala Lumpur đến năm ngoái mới lần đầu tiên tổ chức diễn tập quân sự song phương. Do đó, không ngạc nhiên khi đề xuất tập trận chung của Trung Quốc tại một khu vực nhạy cảm như Biển Đông sẽ chỉ có nội dung giới hạn.
Thứ tư, chưa rõ đề nghị của Trung Quốc sẽ tiến triển và được thực hiện như thế nào. Theo những nhà quan sát quan hệ ASEAN - Trung Quốc, chỉ trong ba năm qua, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt đề xuất để thúc đẩy quan hệ với ASEAN, từ "khuôn khổ hợp tác 2 7" cho đến "đề xuất 10 điểm". Một vài trong số đó đã có tiến triển trong khi những đề nghị khác dường như đã "chết yểu". Theo Parameswaran, thực chất, đề xuất tập trận mới này cũng nằm trong kế hoạch 5 điểm mới của Bắc Kinh để thúc đẩy quan hệ an ninh ASEAN - Trung Quốc.
Thực tế, một số nước ASEAN đã tiếp nhận đề nghị với cách thức mà Bắc Kinh cảm thấy thoải mái. Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã đề xuất "tuần tra hòa bình" giữa Trung Quốc và ASEAN trong một cuộc họp song phương với người đồng cấp Trung Quốc. "Nếu các nước có lợi ích ở Biển Đông có thể tự giảm căng thẳng và quản lý xung đột, thì không cần phải có những bên khác tham gia vào việc giải quyết tranh chấp", Antara News dẫn lời ông, nói.
Tuy nhiên, không phải nước nào trong ASEAN cũng có quan điểm đồng điệu với Bắc Kinh. Chỉ huy hải quân cấp cao Philippines đã nói rằng Manila hoan nghênh đề nghị tập trận này như một cơ hội để xác minh rằng các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng Biển Đông thật sự không có mục đích quân sự.
"Tình hình sẽ tốt nếu như Trung Quốc mở cửa các đảo nhân tạo, để chúng tôi neo đậu và ghé thăm những đảo này", ông nói. Theo Parameswaran, đây rõ ràng không phải là cách tiếp nhận mà Bắc Kinh mong muốn.
Phương Vũ
Theo VNE
Tòa án Philippines yêu cầu chính phủ giải trình việc tập trận với Nhật Theo đơn kiện của một tổ chức chính trị cánh tả, tòa án Tối cao Philippines đã yều cầu chính phủ nước này giải thích về hai cuộc tập trận chung liên tiếp với Nhật Bản trong 2 tháng qua, tờ Manila Times cho hay. Quân đội Nhật Bản và Philippines tập trận ở Biển Đông - Ảnh: AFP Tổ chức Alliance of...