Mỹ, Nhật đối phó cụm dịch ở căn cứ quân sự
Tokyo và Washington đang chia sẻ thông tin về hàng chục ca nhiễm nCoV được phát hiện tại căn cứ quân sự Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản.
Chính quyền tỉnh Okinawa hôm nay cho biết trong số 62 ca nhiễm nCoV được xác định từ ngày 7/7 đến 12/7 tại các cụm căn cứ quân sự Mỹ, 39 người đóng tại căn cứ không quân Thủy quân lục chiến Futenma, 22 người ở căn cứ Hansen và một người ở căn cứ Kinser.
“Chúng tôi sẽ hợp tác một cách phù hợp về vấn đề này. Nhật Bản và Mỹ đang chia sẻ thông tin về lịch sử hoạt động của những quân nhân nhiễm nCoV”, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói trong cuộc họp báo ở Tokyo hôm nay.
Denny Tamaki, thống đốc Okinawa, cuối tuần qua cho biết “vô cùng lấy làm tiếc” khi ghi nhận số ca nhiễm nCoV lớn chỉ trong thời gian ngắn, thêm rằng người dân Okinawans đã bị sốc với thông tin này.
“Tôi không thể không hoài nghi về các biện pháp phòng dịch của quân đội Mỹ”, ông Tamaki nói, cho biết thêm đã có báo cáo về việc các quân nhân Mỹ rời doanh trại để tham gia tiệc tùng trên biển và tới các khu phố đêm vào ngày quốc khánh Mỹ hôm 4/7.
Căn cứ không quân Thủy quân lục chiến Futenma ở Okinawa, Nhật Bản. Ảnh: AFP.
Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết đã cấm binh sĩ ra ngoài các căn cứ ở Okinawa, ngoại trừ phục vụ các nhu cầu thiết yếu đã được chỉ huy cho phép như thăm khám y tế.
“Chúng tôi đang cố hạn chế tiếp xúc với người dân địa phương càng nhiều càng tốt và cũng truy vết tiếp xúc của những quân nhân nhiễm nCoV”, một phát ngôn viên quân đội Mỹ cho biết.
Ngoài cụm dịch tại các căn cứ quân sự Mỹ, Okinawa hiện ghi nhận 148 ca nhiễm nCoV và 7 ca tử vong. Ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Nhật Bản lần lượt là gần 22.000 và 1.000 trường hợp.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 13 triệu người nhiễm và hơn 571.000 người chết. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 3,4 triệu ca nhiễm và gần 138.000 ca tử vong.
Bệnh viện Mỹ điêu đứng trước sóng nCoV mới 18 Mỹ chìm sâu trong ‘hố đen’ Covid-19 89 5 lý do Mỹ vẫn chìm trong khủng hoảng xét nghiệm nCoV 43 Mỹ gieo hỗn loạn trong cuộc chiến Covid-19 17 Nguyên nhân Mỹ chưa thể khống chế Covid-19 13
Chiến hạm tỷ đô Mỹ nguy cơ thành sắt vụn
Tàu đổ bộ USS Bonhomme Richard có thể cháy suốt nhiều ngày, với chi phí khắc phục lên tới hàng trăm triệu USD, khiến việc sửa chữa không khả thi.
"Chúng tôi tin rằng ngọn lửa bùng phát từ khoang chở hàng nằm sâu trong thân tàu, nơi cất trữ trang bị khí tài của thủy quân lục chiến và mọi thứ trên tàu. USS Bonhomme Richard đang chứa hơn 3.000 tấn dầu, nhưng chúng nằm cách xa nguồn nhiệt", chuẩn đô đốc Philip Sobeck, chỉ huy Nhóm tác chiến viễn chinh số 3 hải quân Mỹ, nói với các phóng viên hôm 12/7, đề cập tới vụ cháy nổ tàu đổ bộ tại quân cảng San Diego.
Sở cứu hỏa San Diego nhận được tin báo có cháy và tiếng nổ lớn trên tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard vào khoảng 8h30 ngày 12/7. Video quay từ trên không tại hiện trường cho thấy con tàu dài 257 mét bị khói bao trùm, trong khi các tàu cứu hỏa tại cảng liên tục xả nước để làm mát vỏ tàu.
Hiện trường vụ cháy USS Bonhomme Richard hôm 12/7. Video: Reuters.
"Một vụ nổ đã xảy ra trong thân tàu, nhưng chúng tôi chưa xác định được nguyên nhân", phó đô đốc Sobeck nói, thêm rằng đó có thể là hiện tượng lửa cháy ngược, xảy ra khi lượng lớn khí tràn vào môi trường thiếu oxy, khiến không khí trong khu vực cháy giãn nở đột ngột và bùng ra bên ngoài.
Giám đốc Sở cứu hỏa San Diego Colin Stowell cho biết ngọn lửa có thể cháy suốt nhiều ngày và "lan tới ngang mớn nước của tàu".
"Hải quân Mỹ có thể mất khí tài cực kỳ quan trọng, vốn đang được nâng cấp để vận hành siêu tiêm kích F-35B, nếu không thể kiểm soát ngọn lửa. Chi phí sửa chữa có thể lên tới hàng trăm triệu USD nếu con tàu không bị phá hủy hoàn toàn, trong khi đóng tàu thay thế sẽ mất nhiều năm và tiêu tốn khoảng một tỷ USD", Lawrence Brennan, đại tá hải quân Mỹ về hưu, nêu quan điểm.
Thời điểm đám cháy bùng phát, trên tàu có khoảng 160 thủy thủ, ít hơn rất nhiều so với thủy thủ đoàn 1.000 người khi làm nhiệm vụ. Đám cháy xảy ra trong quá trình bảo dưỡng tại quân cảng San Diego, khiến 18 thủy thủ và 4 nhà thầu dân sự bị thương, chủ yếu là do bỏng và hít phải khói.
Hai khu trục hạm neo cạnh USS Bonhomme Richard đã được di chuyển ra khu vực khác, toàn bộ các tàu trong cảng cũng được đặt trong trạng thái sẵn sàng hỗ trợ lực lượng cứu hỏa.
Khói bốc lên từ USS Bonhomme Richard hôm 12/7. Ảnh: Reuters.
USS Bonhomme Richard là chiếc thứ sáu trong lớp tàu đổ bộ tấn công Wasp, loại chiến hạm lớn thứ hai trong biên chế hải quân Mỹ, chỉ sau tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tàu được biên chế từ năm 1998, đã tham gia một số hoạt động quân sự trong những năm qua. Liên đoàn Các nhà khoa học Mỹ ước tính USS Bonhomme Richard có chi phí chế tạo khoảng 761 triệu USD và đang thực hiện gói nâng cấp 250 triệu USD, khiến giá trị của nó vượt một tỷ USD.
Mississippi thay cờ bang có biểu tượng Liên minh miền Nam Các nhà lập pháp tại thượng viện bang Mississippi nhất trí thông qua một nghị quyết nhằm loại bỏ biểu tượng Liên minh miền Nam khỏi lá cờ bang này. Với tỷ lệ 37 phiếu thuận và 14 phiếu chống, thượng viện Mississippi hôm 28/6 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết nhằm loại bỏ biểu tượng Liên minh miền Nam khỏi cờ...