Mỹ-Nhật diễn tập tác chiến chống TQ chiếm đảo
Đối tượng tác chiến mà cuộc diễn tập “Đột kích Bình Minh” do Mỹ-Nhật tổ chức gần đây nhắm tới chính là lực lượng chiếm đảo của Trung Quốc.
Mỹ và Nhật Bản đang chuẩn bị cho khả năng Trung Quốc đánh chiếm nhóm đảo Senkaku thông qua cuộc diễn tập đổ bộ tấn công lực lượng đối phương chiếm đóng trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi California, Mỹ.
Cuộc diễn tập chưa có tiền lệ mang tên “Đột kích Bình minh” này được tiến hành trên đảo San Clemente và được bắt đầu bằng một cuộc tấn công do 80 lính thủy đánh bộ Mỹ và 3 chiếc trực thăng MV-22 Osprey dẫn đầu, theo sau là lực lượng phản công của Nhật gồm 1000 lính và 2 tàu chiến. Tuy các quan chức Nhật tuyên bố cuộc diễn tập này không nhắm vào bất cứ nước thứ ba nào nhưng nó cũng khiến các quan chức Trung Quốc cảm thấy bất an.
Xe bọc thép Mỹ chở quân đổ bộ lên bờ biển
Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang tranh chấp nhóm đảo Senkaku trên biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát thực tế và quốc hữu hóa từ năm 2012. Sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo này, hải quân Trung Quốc đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập quân sự gần các hòn đảo, và sau đó hải quân Nhật-Mỹ cũng tổ chức diễn tập trong vùng biển này.
Các quan chức Trung Quốc đã lên tiếng phản đối cuộc diễn tập ngoài khơi California của Mỹ và Nhật Bản, thế nhưng Washington đã phớt lờ những quan ngại này với lý do “mục tiêu của cuộc diễn tập là xây dựng khả năng răn đe mạnh mẽ và thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của quân đội hai nước, và để cho Trung Quốc thấy rằng lực lượng hai nước luôn sẵn sàng chiến đấu”, và điều này “không có gì bất thường”.
Video đang HOT
Lính Mỹ phóng bắn đạn chống tăng trong cuộc diễn tập
Cuộc diễn tập này được tổ chức chỉ 2 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Obama gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại California vào ngày 0/6 và được coi là một “mánh khóe” của Mỹ, tuy nhiên một quan chức Mỹ giấu tên cho rằng Mỹ không làm điều gì sai bởi hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật đòi hỏi Mỹ phải giúp đỡ Nhật Bản ngăn ngừa bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào lãnh thổ nước này.
Trung tướng Koichi Isobe, phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Nhật Bản cho hay Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cần phải tăng cường khả năng ngăn chặn bất cứ cuộc tấn công nào xảy ra trên các hòn đảo xa.
Liên quân Mỹ-Nhật tham gia vào cuộc diễn tập
Ông Isobe cho hay: “Việc phòng thủ đảo xa là một vấn đề cấp bách, tuy nhiên Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản mới chỉ bắt đầu huấn luyện tăng cường khả năng đó, và chúng tôi cần sự giúp đỡ của Thủy quân lục chiến Mỹ. Nhật Bản cần phải xác định chiến lược phòng thủ và mua sắm trang bị khí tài cần thiết cũng như huấn luyện binh lính để phục vụ cho mục đích này.”
Trong vấn đề tranh chấp nhóm đảo Senkaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Mỹ đã công khai bày tỏ quan điểm không thiên vị bất cứ bên nào, tuy nhiên các cuộc diễn tập huấn luyện mà nước này tổ chức với Nhật đang vô tình làm thay đổi thái độ trung lập của Mỹ.
Theo 24h
Nhật lo Trung Quốc tấn công đổ bộ chiếm đảo
Nhật chuẩn bị thành lập một đơn vị đặc nhiệm phòng thủ đảo xa vì lo ngại không chống trả được sức mạnh tấn công đổ bộ của Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang chuẩn bị thành lập một đơn vị đặc nhiệm tấn công được trang bị đầy đủ chuyên phòng thủ đảo xa và tái chiếm đảo trong trường hợp bị tấn công xâm lược vì các lực lượng hiện nay không đủ sức chống trả các cuộc tấn công đổ bộ có nguy cơ xảy ra từ nước láng giềng Trung Quốc. Kế hoạch này được tiết lộ trong một cuộc họp gần đây của đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản.
Hiện nay trách nhiệm phòng thủ các hòn đảo xa bờ được giao cho Trung đoàn Bộ binh miền Tây thuộc Lục quân đảm trách. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã có kế hoạch tăng quân số cho trung đoàn này với nhiệm vụ giống như lực lượng Thủy quân lục chiến của Mỹ.
Lực lượng đổ bộ của Nhật Bản
Với sự thành lập của đơn vị đặc nhiệm tấn công, rất có thể nhiều lực lượng khác sẽ được bổ sung cho trung đoàn này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng muốn đảm bảo rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có khả năng huy động máy bay và tàu thương mại ngay lập tức trong các tình huống khẩn cấp.
Trong thời gian gần đây, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản liên tục chạm mặt với tàu chiến của Trung Quốc khi các tàu chiến này khóa ra-đa vào một tàu khu trục và trực thăng của Nhật trên biển Hoa Đông. Hồi tháng 12 năm ngoái, một chiếc máy bay công vụ của Trung Quốc đã bay trên vùng trời nhóm đảo Senkaku. Những kháng nghị của Nhật Bản đều bị Trung Quốc bác bỏ và tuyên bố nhóm đảo này là "lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc".
Tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần Senkaku
Những tranh chấp trên biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết và ngày càng leo thang, gây ảnh hưởng đến các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng là lý do để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tăng cường trang bị.
Ngày 11/6, khi bàn về việc trao quyền cho các quan chức quân sự được phép tấn công các căn cứ của kẻ thù tiềm tàng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng: "Chúng ta cần phải xét đến khả năng này vì nó là một vấn đề quan trọng."
Tàu chiến của Nhật Bản
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho rằng: "Tuy việc Nhật Bản có khả năng tấn công căn cứ của địch không gây ra bất cứ vấn đề pháp lý nào nhưng việc thảo luận đa chiều là cần thiết" và ông này tin rằng việc giành được sự ủng hộ từ các quốc gia khác trong vấn đề này cũng quan trọng không kém.
Nhật Bản hy vọng Mỹ và New Zealand sẽ tham gia bàn bạc về vấn đề này trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình "làm hạ nhiệt" tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Hiện quân đội Nhật Bản, New Zealand, Canada và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận "Tập kích Bình minh 2013" diễn ra ở California.
Theo 24h
Tướng Mỹ tố TQ "gieo rắc sợ hãi" ở châu Á Tướng Mỹ tuyên bố Trung Quốc "không minh bạch trong xây dựng lực lượng quân sự" và "gieo rắc sợ hãi" ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 12/6, Thiếu tướng Richard Simcock, chỉ huy phó lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Thái Bình Dương tuyên bố rằng Trung Quốc "không minh bạch trong xây dựng lực lượng...