Mỹ, Nhật diễn tập chống đổ bộ chiếm đảo
Binh sĩ Mỹ và Nhật Bản tham gia hai cuộc diễn tập chung quy mô lớn đối phó kịch bản đối phương đổ bộ lên các hòn đảo xa xôi.
Lực lượng Phòng vệ Lục quân Nhật Bản (JGSDF) và thủy quân lục chiến Mỹ hôm nay bắt đầu diễn tập Forest Light tại tỉnh Niigata và Gunma, dự kiến kéo dài hết 18/12. Lực lượng hai nước triển khai trực thăng CH-47 và MV-22, biến thể trực thăng lai V-22 của thủy quân lục chiến, tham gia diễn tập.
Cùng ngày, quân đội Mỹ và Nhật Bản mời truyền thông quan sát cuộc diễn tập Yama Sakura tại tỉnh Kumamotom, phía tây nam Nhật Bản. Diễn tập Yama Sakura diễn ra ngày 2-15/12 với sự tham gia của khoảng 4.000 binh sĩ JGSDF và 1.000 lính Mỹ. Binh sĩ thuộc các đơn vị đóng quân ở xa tham gia diễn tập trực tuyến.
Binh sĩ Nhật Bản và Mỹ chuẩn bị khí tài cho diễn tập Forest Light, ngày 5/12. Ảnh: USMC .
Hai cuộc diễn tập đều tập trung vào kịch bản quân đội Mỹ và Nhật phối hợp tiến hành các hoạt động phản công chống lại đợt đổ bộ của kẻ thù lên những hòn đảo xa xôi.
Video đang HOT
Trung tá Neil Berry, chỉ huy tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến Mỹ, cho biết binh sĩ hai nước tham gia nhiều đợt huấn luyện tương tác, “nghiên cứu khả năng nắm bắt và bảo vệ các địa hình biển quan trọng” nhằm đối phó “bất cứ kẻ thù nào xuất hiện trong khu vực”.
Yama Sakura được tổ chức từ năm 1982 và là một trong những cuộc diễn tập chung lớn nhất của Mỹ và Nhật Bản. Trung tướng Ryoji Takemoto, tư lệnh quân khu phía tây của JGSDF, cho rằng việc cải thiện khả năng hiệp đồng tác chiến Mỹ – Nhật là nhiệm vụ cấp bách vì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Vị trí nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đồ họa: Reuters .
Các cuộc diễn tập chung chống đổ bộ chiếm đảo của Mỹ và Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động trên biển Hoa Đông, đặc biệt quanh nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc nhiều lần điều tàu hải cảnh áp sát nhóm đảo tranh chấp những tháng qua với thời gian dài hơn mọi năm.
Trung tướng Kevin Schneider, chỉ huy lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, ngày 26/10 cho biết có thể điều binh sĩ tới bảo vệ nhóm đảo tranh chấp hoặc ứng phó các cuộc khủng hoảng hay tình huống bất ngờ khác. Tuy nhiên, tướng Schneider không nêu chi tiết cơ chế đưa lực lượng Mỹ tới bảo vệ nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Quân đội Mỹ tìm mua máy bay cổ để huấn luyện
Thủy quân lục chiến Mỹ tìm mua vận tải cơ An-2 ra đời sau Thế chiến II để đóng vai quân địch, giúp binh sĩ làm quen trong chiến đấu.
Bộ Quốc phòng Mỹ tuần trước đăng thông báo trên website mời thầu của chính phủ, cho biết đang tìm mua máy bay cánh bằng dùng động cơ cánh quạt để biên chế cho Phi đoàn Huấn luyện Vũ khí và Chiến thuật số 1 (MAWTS-1) của thủy quân lục chiến Mỹ.
Đơn vị này đang cần vận tải cơ hạng nhẹ Antonov An-2 có khả năng sử dụng cụm thiết bị định vị tương thích với Hệ thống Tác chiến Đường không Chiến thuật (TACS) được triển khai ở thao trường tại bang Arizona. Phi cơ sẽ đóng vai quân địch, giúp lực lượng của MAWTS-1 làm quen với đặc tính kỹ thuật, năng lực chiến đấu và giới hạn của dòng An-2, từ đó xây dựng kịch bản tác chiến và huấn luyện cho những đơn vị khác trong thủy quân lục chiến Mỹ.
Lính Mỹ và Estonia diễn tập bên cạnh một chiếc An-2 hồi năm 2014. Ảnh: US Army .
MAWTS-1 đóng tại căn cứ Yuma, bang Arizona, là cơ sở đào tạo hàng không cấp cao của thủy quân lục chiến Mỹ. Nhiệm vụ của MAWTS-1 đào tạo chiến thuật nâng cao, cũng như huấn luyện và cấp chứng chỉ cho các sĩ quan huấn luyện trong lực lượng, hỗ trợ phát triển và triển khai vũ khí, chiến thuật đường không trong thủy quân lục chiến.
An-2 do Liên Xô thiết kế và chế tạo sau khi kết thúc Thế chiến II, là một trong những mẫu máy bay có cánh bằng lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng trên thế giới. Chuyến bay đầu tiên của An-2 được thực hiện năm 1947 và nó được sản xuất đến năm 2001, với tổng cộng hơn 18.000 chiếc xuất xưởng.
Tuy ra đời từ cuối thập niên 1940, dòng An-2 vẫn sở hữu nhiều ưu thế đặc biệt, khiến chúng là mối đe dọa không thể xem thường với Mỹ và đồng minh. Vỏ ngoài máy bay được phủ vật liệu vải gần như không phản xạ sóng radar, khiến chúng khó bị phát hiện trên radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực.
Khả năng cất cánh từ đường băng dã chiến, bay hành trình ở độ cao cực thấp và bám sát địa hình của An-2 càng gây khó khăn cho việc phát hiện và đánh chặn kịp thời, cho phép đối phương tung đòn đánh bất ngờ vào căn cứ Mỹ và đồng minh khi nổ ra xung đột.
Mỹ đề phòng căn cứ Guam bị đánh úp Lầu Năm Góc đang triển khai dự án xây căn cứ không quân dự phòng tại Tinian để đề phòng cơ sở trên đảo Guam bị tập kích bất ngờ. Căn cứ không quân dự phòng trên đảo Tinian nằm cách căn cứ Anderson trên đảo Guam khoảng 160 km về phía bắc. Dự án xây dựng căn cứ trên đảo Tinian nằm...