Mỹ, Nhật Bản sắp tổ chức đàm phán về vấn đề thuế thép, nhôm
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/11 cho biết nước này sẽ bắt đầu đàm phán với Nhật Bản về vấn đề thuế quan đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu.
Động thái này được kỳ vọng có thể dẫn đến việc nới lỏng thuế quan vốn được áp đặt dưới thời người tiền nhiệm Donald Trump.
Trong một thông cáo báo chí, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết hai nước sẽ tìm cách giải quyết những mối quan ngại song phương thông qua các cuộc tham vấn về vấn đề thuế quan đối với các sản phẩm thép và nhôm.
Theo USTR, các cuộc tham vấn sắp tới giữa Mỹ với Nhật Bản sẽ tập trung vào giải quyết vấn đề dư thừa công suất sản xuất các sản phẩm thép và nhôm trên toàn cầu, thực hiện các biện pháp hiệu quả để bảo đảm khả năng tồn tại lâu dài của ngành thép và nhôm, đồng thời tìm giải pháp nhằm củng cố liên minh giữa hai nước.
Video đang HOT
USTR hy vọng các cuộc tham vấn sẽ là cơ hội để thúc đẩy các tiêu chuẩn cao, giải quyết các mối quan ngại chung và kiềm chế các nước có chính sách và hành động phi thị trường, gây tổn hại đến hoạt động thương mại thế giới.
Thông cáo của USTR được đưa ra trước thềm chuyến thăm Nhật Bản của Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo vào tuần tới. Dự kiến, hai vị quan chức sẽ đến Tokyo vào ngày 15/11.
Nhật Bản đang hy vọng có thể đạt được thỏa thuận như giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), sau khi hai bên vào tháng trước đã đạt được thỏa thuận nới lỏng thuế quan đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu.
Theo đó, các mức thuế quan mà Mỹ áp dụng với các sản phẩm thép và nhôm của châu Âu dưới thời chính quyền Tổng thống Trump sẽ vẫn giữ nguyên, nhưng chỉ áp dụng đối với các sản phẩm thép và nhôm vượt quá hạn ngạch quy định. Để được miễn thuế, các mặt hàng nhôm và thép phải được sản xuất hoàn toàn trên lãnh thổ các nước thành viên EU. Đổi lại, EU rút quyết định áp mức thuế 50% đối với nhiều mặt hàng của Mỹ, trong đó có xe máy Harley Davidson, rượu whisky…
Năm 20218, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã áp các mức thuế đặc biệt 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu từ một số nền kinh tế, trong đó có Nhật Bản và EU, theo điều khoản áp dụng đối với các mặt hàng được cho là đe dọa an ninh quốc gia.
Australia hứng chỉ trích vì dọa bỏ tù công dân về từ Ấn Độ
Chính phủ Australia rút lại đe dọa bỏ tù công dân trở về từ Ấn Độ, nơi Covid-19 bùng phát dữ dội, sau khi bị cáo buộc phân biệt chủng tộc.
Australia từ ngày 3/5 thực thi quyết định cấm nhập cảnh đối với toàn bộ những người đến từ Ấn Độ, kể cả công dân nước này, cho đến ngày 15/5, đồng thời đe dọa bỏ tù người vi phạm lệnh cấm.
Tuy nhiên, quyết định của Thủ tướng Scott Morrison làm dấy lên chỉ trích từ dư luận Australia, thậm chí từ cả một số đồng minh thân cận với Morrison như bình luận viên Andrew Bolt của Sky News, người gọi đây là hành vi "sặc mùi phân biệt chủng tộc".
Thủ tướng Australia Scott Morrison tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 11/2020. Ảnh: Reuters .
"Tay ngài đang dính máu đó, ngài Thủ tướng. Sao ngài dám đối xử với chúng tôi như vậy? Nếu quan tâm đến sự an toàn của người Australia, chính phủ đáng lẽ phải cho phép chúng tôi về nước", cựu vận động viên bóng chày nổi tiếng Michael Slater, người đang mắc kẹt ở Ấn Độ, viết trên Twitter.
Trước làn sóng chỉ trích, chính phủ Australia hôm nay lên tiếng bác bỏ khả năng bỏ tù công dân vì vi phạm lệnh cấm nhập cảnh từ Ấn Độ. "Tôi nghĩ khả năng xảy ra bất kỳ chuyện nào như vậy gần như bằng không", Thủ tướng Morrison phát biểu trước báo giới hôm nay.
Khoảng 9.000 công dân Australia được cho là đang ở Ấn Độ, nơi hiện ghi nhận khoảng 400.000 ca nhiễm nCoV mới mỗi ngày và số người chết tăng vọt. Nhiều người trong số đó là những ngôi sao bóng chày nổi tiếng của Australia đang chơi cho các câu lạc bộ tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, Morrison chỉ trích những người cáo buộc tay ông "dính máu" là "lố bịch". "Tôi chịu trách nhiệm về các quyết định, và sẽ đưa ra những quyết định mà tôi tin rằng sẽ giúp Australia tránh khỏi làn sóng đại dịch thứ ba. Tôi đang nỗ lực để đưa công dân về nước an toàn", Thủ tướng Australia cho hay, nói thêm rằng các chuyến bay hồi hương có thể bắt đầu ngay sau ngày 15/5.
Australia về cơ bản đã tránh được viễn cảnh tồi tệ do Covid-19 nhờ những biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hàng đầu thế giới. Hầu hết những người không phải thường trú nhân đều bị cấm nhập cảnh và bất kỳ ai đến Australia đều phải cách ly bắt buộc 14 ngày tại khách sạn. Tuy nhiên, hệ thống chặt chẽ này vẫn để lọt virus, dẫn đến một số cụm dịch bùng phát trong cộng đồng .
Thị trấn gây tranh cãi khi dùng quỹ cứu trợ COVID-19 dựng tượng mực khổng lồ Một thị trấn ven biển tại Nhật Bản đã gây tranh cãi sau khi sử dụng nguồn quỹ cứu trợ khẩn cấp dịch COVID-19 để dựng tượng con mực khổng lồ. Bức tượng mực khổng lồ gây tranh cãi tại thị trấn Noto. Ảnh: BBC Kênh BBC (Anh) ngày 4/5 đưa tin rằng tượng mực khổng lồ dài 13m nằm tại cảng Noto,...