Mỹ – Nhật Bản – Hàn Quốc lên kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh ba bên với Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Trại David, gần thủ đô Washington, vào ngày 18/8 tới.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Nguồn tin giấu tên cho biết hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden đề xuất khi ba nhà lãnh đạo gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng ở Hiroshima, Nhật Bản hồi tháng 5. Ba nước đã quyết định tổ chức cuộc họp tại nơi nghỉ dưỡng của Tổng thống Mỹ ở bang Maryland.
Trong khi đó, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc chỉ xác nhận hội nghị thượng đỉnh sẽ diễn ra tại Mỹ “vào khoảng tháng 8″, thời gian và địa điểm chính xác sẽ sớm được công bố sau khi có sự phối hợp giữa ba bên.
Video đang HOT
Indonesia kêu gọi nỗ lực đẩy lùi chiến tranh, xung đột; sẵn sàng làm cầu nối cho Nga-Ukraine
Ngày 21/5, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi lãnh đạo các nước cùng nhau ngăn chặn, chấm dứt chiến tranh, xung đột và tuyên bố sẵn sàng trở thành cầu nối hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) bắt tay với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskyy bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima, Nhật Bản, ngày 21/5. (Nguồn: Antara)
Phát biểu tại phiên họp "Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng" diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng, Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) kêu gọi: "Với tư cách là các nhà lãnh đạo, chúng ta phải can đảm và sẵn sàng thực hiện một cuộc cách mạng lớn nhằm mang lại những thay đổi và cải thiện để chấm dứt chiến tranh".
Người đứng đầu chính quyền Indonesia khẳng định rằng chiến tranh cuối cùng chỉ gây thiệt hại cho người dân, đồng thời cho rằng tất cả các bên đều mong muốn một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng, song tình hình hiện tại không thích hợp cho điều này.
Ông Jokowi cũng nêu rõ "sự ngờ vực ngày càng dày đặc, đối đầu ngày càng gay gắt, chiến tranh và xung đột vẫn diễn ra ở khắp mọi nơi", trong bối cảnh các loại khủng hoảng trên thế giới ngày càng đáng lo ngại, nỗ lực chung nhằm đẩy lùi chiến tranh vẫn chưa có tiến triển đáng kể.
Kết luận, Tổng thống Jokowi nhấn mạnh rằng hòa bình, ổn định và thịnh vượng là trách nhiệm và mục tiêu chung, đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới "cùng nhau tạo nên sự khác biệt".
Trong cuộc gặp song phương cùng ngày với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky bên lề Hội nghị, Tổng thống Indonesia đã bày tỏ sự ủng hộ nỗ lực hòa bình ở Ukraine, đồng thời tuyên bố sẵn sàng trở thành cầu nối hòa bình giữa Moscow và Kiev.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky đánh giá cao vai trò của Indonesia trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Ukraine và nhắc lại chuyến thăm của Tổng thống Jokowi tới Kiev hồi năm ngoái, trở thành nhà lãnh đạo châu Á đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Âu này kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine.
Cũng tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về tầm quan trọng của chuỗi cung ứng lương thực thế giới, chủ đề từng được thảo luận chính trong chuyến thăm của ông Jokowi tới Kiev vào năm ngoái. Tổng thống Jokowi tiếp tục bày tỏ ủng hộ việc gia hạn Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen thêm 2 tháng, cho rằng điều này rất quan trọng đối với chuỗi cung ứng lúa mì của thế giới.
Ngoài ra, hai bên cũng thảo luận về vấn đề hỗ trợ nhân đạo, trong đó Indonesia cam kết đóng góp vào việc cải tạo một trong những bệnh viện ở Ukraine. Theo ông Jokowi, Chính phủ Indonesia đang tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Y tế Ukraine để thảo luận kế hoạch này.
Mỹ đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh ba bên với Nhật Bản và Hàn Quốc Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mời Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tới Washington để thảo luận nhân cuộc gặp bên lề hội nghị G7. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái), Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (giữa) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham gia chụp ảnh chung nhân hội nghị...