Mỹ nhập khẩu phân bón Nga đạt mức kỷ lục
Theo dữ liệu từ cơ quan thống kê Mỹ, trong 7 tháng đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu phân bón Nga với giá trị kỷ lục 944 triệu USD.
Phân bón Nga đóng gói tại nhà máy ở vùng Krasnoyarsk, Nga. Ảnh: Sputnik
Kỷ lục trước đó đạt được vào năm ngoái, với tổng giá trị phân bón Nga nhập khẩu vào Mỹ là 900 triệu USD.
Số lượng phân bón Mỹ mua của Nga trong tháng 7 đã giảm gấp ba lần so với tháng 6 và gần 40% so với cùng kỳ xuống còn 54,4 triệu USD – mức thấp nhất kể từ tháng 8/2021.
Với số liệu trên, Nga là nhà cung cấp phân bón lớn thứ hai cho Mỹ trong năm nay. Nhà cung cấp phân bón lớn nhất của Mỹ là Canada. Nước này đã xuất khẩu 2,8 tỷ USD phân bón trong 7 tháng. Kế tiếp là Saudi Arabia, Israel và Qatar là 3 quốc gia hàng đầu khác mà Mỹ nhập khẩu phân bón. Từ tháng 1 đến tháng 7, Mỹ đã giảm 22% nhập khẩu phân bón, đạt tổng trị giá 6 tỷ USD.
Video đang HOT
Trước đó, trong năm 2022, hãng tin Bloomberg đưa tin các quan chức Mỹ được cho là đã “âm thầm” khuyến khích các công ty nông nghiệp tăng cường nhập khẩu phân bón của Nga để giảm bớt tình trạng thiếu nguồn cung trong bối cảnh tình cuộc khủng hoảng lương thực quốc tế sắp xảy ra.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ và hầu hết các nước EU đã áp đặt các hạn chế thương mại cứng rắn đối với Moskva. Kể từ đó, Mỹ phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan khi các công ty vận tải tìm cách tránh vận chuyển phân bón của Nga. Mặc dù phân bón Nga không nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ và đồng minh nhưng các công ty vẫn ngần ngại đối với loại hàng hoá này, khiến doanh số bán phân bón của Nga giảm 24% trong năm 2022.
Nền kinh tế lớn nhất EU tăng nhập khẩu phân bón Nga gấp hơn 4 lần trong 1 năm
Nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đã tăng hơn 4 lần giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ Nga chỉ từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023.
Nền kinh tế lớn nhất EU đang tăng cường dự trữ phân bón Nga. Ảnh: Bloomberg
Đức đã tăng cường nhập khẩu phân đạm từ Nga trong năm vừa qua bất chấp việc Berlin liên tục bày tỏ ý định tẩy chay quốc gia bị trừng phạt - đài RT dẫn nguồn hãng tin Berliner Zeitung đưa tin trong tuần này, trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis).
Theo báo cáo, lượng mua phân bón Nga của nông dân Đức đã tăng khoảng 334%, từ 38,5 nghìn tấn vào tháng 7/2022 lên 167 nghìn tấn tính đến tháng 6/2023. Chỉ riêng nhập khẩu phân urê đã tăng 304% trong nửa đầu năm 2023 so với đến cùng kỳ năm ngoái. Kết quả là tỷ trọng của Nga trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của nước này đã tăng từ 5,6% lên gần 18%.
Sản lượng phân bón nội địa của Đức đang giảm dần trong bối cảnh giá khí đốt tăng cao, khiến chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn. Trong khi trong năm nông nghiệp 2021-2022, các công ty Đức sản xuất 37% tổng lượng tiêu thụ phân bón của cả nước thì năm ngoái họ chỉ đáp ứng được 5%.
Phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng từ Nga, Đức là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do việc cắt giảm nguồn cung khí đốt của Nga, vốn đã giảm đáng kể vào năm ngoái sau khi EU áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva để đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine. Nhập khẩu từ các nguồn thay thế đã giúp Đức hạ giá năng lượng, nhưng chỉ ở một mức độ nào đó và theo dự báo gần đây, giá có thể sẽ tiếp tục tăng cao cho đến ít nhất là năm 2027.
Martin May, phát ngôn viên Hiệp hội Công nghiệp Nông nghiệp Đức, nói với Berliner Zeitung rằng việc mua phân bón của Nga chỉ là một cách khác của việc nước này nhập khẩu khí đốt của Nga.
"Đối với Đức, năm ngoái là một nỗ lực lớn để độc lập khỏi nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Khí đốt và năng lượng chiếm 80-90% chi phí sản xuất phân bón. Điều đó có nghĩa là cuối cùng, phân bón nhập khẩu chẳng khác gì khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga ở giai đoạn giá trị gia tăng tiếp theo", bà May nói.
Trước đó, theo hãng tin Bloomberg, Nga đang tìm cách kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động xuất khẩu phân bón. Cụ thể, Moskva đang đánh giá khả năng thành lập một công ty thương mại thống nhất để xuất khẩu phân bón. Các nhà xuất khẩu phân bón của Nga sẽ được hợp nhất thành một thực thể, điều này sẽ giúp Nga có nhiều ảnh hưởng hơn trong thị trường toàn cầu, đồng thời chính phủ sẽ giành được nhiều quyền kiểm soát hơn đối với doanh thu xuất khẩu phân bón.
Ý tưởng này được đưa ra vào tháng 8 bởi Dmitry Mazepin, người sáng lập tập đoàn phân bón khổng lồ Uralchem của Nga. Đề xuất đã được thảo luận giữa các nhà sản xuất phân bón lớn, Phó Thủ tướng Denis Manturov và Thủ tướng Mikhail Mishustin. Tuy nhiên, một số nhà sản xuất phân bón không ủng hộ đề xuất trên vì lo ngại rằng nó có thể gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ. Hiện tại, các cuộc đàm phán đang ở giai đoạn đầu và chưa có quyết định nào được đưa ra.
Nga là nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% lượng tiêu thụ toàn cầu. Xuất khẩu phân bón của Nga không phải là mục tiêu trực tiếp của các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, các hạn chế vẫn ảnh hưởng đến việc giao hàng, khiến lượng giao hàng giảm 15% so với cùng kỳ năm 2022.
Ví dụ, các cảng Baltic đã ngừng xử lý hầu hết phân bón của Nga do hạn chế vận chuyển và bảo hiểm, trong khi một số hàng hóa bị chặn tại các cảng trên khắp EU.
Sự rút lui của các công ty vận tải toàn cầu, một số ngân hàng quốc tế và công ty bảo hiểm khỏi Nga cũng góp phần gây ra khó khăn cho các nhà xuất khẩu.
Tuy nhiên, theo dữ liệu chính thức, xuất khẩu hầu hết các loại phân bón của Nga đã phục hồi trong năm nay nhờ những nỗ lực thành công trong việc định hướng lại việc giao hàng sang châu Á. Người đứng đầu Hiệp hội Các nhà sản xuất phân bón Nga (RAPU), Andrey Guryev, hồi tháng 5 dự báo xuất khẩu có thể đạt mức trước lệnh trừng phạt là khoảng 38 triệu tấn vào cuối năm nay. Sản lượng phân bón trung bình hàng năm của Nga đạt khoảng 55 triệu tấn.
Hàn Quốc cắt thuế nhập khẩu với một số loại thực phẩm Hàn Quốc dự kiến từ tháng 6 tới cắt thuế nhập khẩu với một số thực phẩm giá cả cao nhằm giúp xoa dịu chi phí sinh hoạt cao. Một thanh niên lựa chọn hàng hóa tại cửa hàng tiện lợi ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Reuters Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn thông báo của Bộ Tài chính Hàn Quốc xác nhận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột

Rủi ro khi mua tiền số liên quan Tổng thống Trump

Nga triển khai mọi biện pháp đảm bảo an ninh cho duyệt binh

Pakistan tiết lộ cuộc không chiến hạ 5 máy bay tiêm kích Ấn Độ

Pakistan cảnh báo đanh thép Ấn Độ, đe dọa "chiến tranh toàn diện"

Khói đen xuất hiện, mật nghị hồng y chưa bầu được Giáo hoàng mới

Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ

Elon Musk: "Tất cả sự sống trên Trái Đất rốt cuộc sẽ bị Mặt Trời hủy diệt"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?
Có thể bạn quan tâm

Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi
Tin nổi bật
11:40:37 08/05/2025
Chậm mà chắc, càng về sau càng giàu: 4 con giáp đại phát sau tuổi 35, càng muộn càng vượng, đổi đời ngoạn mục ở tuổi trung niên
Trắc nghiệm
11:36:42 08/05/2025
Thái Hòa mất liên lạc với đồng nghiệp, lộ cảnh nằm 1 chỗ, lý do gây bất ngờ
Sao việt
11:36:29 08/05/2025
Những mẫu hybrid tiếp tục hút khách tại Việt Nam
Ôtô
11:31:43 08/05/2025
Đỗ Mạnh Cường ngồi 'ghế nóng' show thực tế về người mẫu
Phong cách sao
11:22:27 08/05/2025
5 chiếc váy midi đa năng đáng sắm nhất mùa này
Thời trang
11:20:55 08/05/2025
Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây tai nạn"
Góc tâm tình
11:12:50 08/05/2025
Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?
Lạ vui
11:05:55 08/05/2025
Tôi từng giữ lại mọi thứ "phòng khi cần" nhưng sau 1 năm chi tiêu tối giản, tôi thấy nhẹ cả người, ví tiền, và lòng mình thì "đầy" hơn bao giờ hết
Sáng tạo
11:05:10 08/05/2025
Ngoài xào cùng dưa, lòng heo mà làm thế này, vị chua ngọt ngon vô cùng lại tránh ngấy
Ẩm thực
11:05:09 08/05/2025