Mỹ nhắm mục tiêu vào dòng tiền của Wagner
Mỹ ban bố các biện pháp trừng phạt nhắm vào các thực thể được mô tả là có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính của lực lượng an ninh tư nhân Wagner ở châu Phi.
Interfax ngày 27/6 dẫn thông báo của Bộ Tài chính Mỹ cho hay họ đã đưa một cá nhân người Nga cùng 4 công ty có trụ ở Cộng hòa Trung Phi, Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Nga vào danh sách trừng phạt do có liên quan đến hoạt động tài chính của tập đoàn Wagner.
Bên ngoài trụ sở tập đoàn Wagner ở Nga. Ảnh:Reuters
Trong số đó, cá nhân người Nga bị Mỹ trừng phạt được mô tả là sở hữu hoạt động kinh doanh ở Mali và có mối liên hệ gần gũi với “ông trùm” Wagner Yevgeny Prigozhin; còn các công ty bị cáo buộc “tham gia giao dịch vàng” để giúp Wagner có tiền mở rộng ảnh hưởng ở Ukraine và châu Phi.
“Tập đoàn Wagner có nguồn tiền để hoạt động một phần nhờ khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các quốc gia như Cộng hòa Trung Phi và Mali”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Brian Nelson cáo buộc.
Video đang HOT
Theo quan chức Mỹ, Washington sẽ tiếp tục “nhắm mục tiêu vào các nguồn thu của Wagner để giảm sự bành trướng và bạo lực của họ ở châu Phi, Ukraine và bất cứ nơi nào khác”, Politico dẫn lời.
Thông tin về việc Mỹ trừng phạt các thực thể liên quan Wagner được loạn báo vài ngày sau vụ nổi loạn của Wagner ở Nga. Tờ Wall Street Journal hôm 24/6 nói rằng, Mỹ có thể đã cân nhắc hoãn công bố các biện pháp trừng phạt đó vì “không muốn tỏ ra đứng về phía nào” trong cuộc nổi loạn.
Nhờ nỗ lực của Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, cuộc nổi loạn đã nhanh chóng chấm dứt với thiệt hại tối thiểu. Điện Kremlin ngày 26/6 thông báo chấm dứt truy tố Prigozhin và cho phép ông sang Belarus. Chưa rõ tương lai của Wagner sau sự kiện ngày 24/6.
Trong thông điệp tối 26/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin tin rằng, phần lớn binh sĩ Wagner là “người Nga yêu nước” và các thành viên Wagner tham gia cuộc nổi loạn đã bị kẻ xấu lợi dụng để “chống lại đồng đội, những người mà họ đã cùng chiến đấu vì lợi ích và tương lai của đất nước”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cùng ngày khẳng định hoạt động của các quân nhân thuộc tập đoàn quân sự Wagner tại Mali cũng như Cộng hòa Trung Phi sẽ vẫn tiếp tục, bởi cuộc nổi loạn của Prigozhin không ảnh hưởng tới quan hệ giữa Nga và các đối tác quốc tế.
Wagner được cho là hoạt động ở ít nhất 8 quốc gia châu Phi, cung cấp các dịch vụ huấn luyện, chiến đấu, bảo vệ cơ sở khai thác mỏ và đảm bảo an toàn của các quan chức cấp cao, Foreign Policy đưa tin
Tổng thống Putin: Phần lớn lính Wagner là "người Nga yêu nước"
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định, phần lớn binh lính và chỉ huy lực lượng an ninh tư nhân Wagner là "người Nga yêu nước", đồng thời cho họ lựa chọn tiếp tục phục vụ trong quân đội Nga.
Trong thông điệp tối 26/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi lời cám ơn Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vì những nỗ lực của ông nhằm giải quyết một cách hòa bình cuộc nổi loạn vũ trang liên quan đến lực lượng Wagner cách đây hai hôm, Interfax đưa tin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: RiaNovosti
Theo Tổng thống Putin, các binh sĩ Wagner tham gia cuộc nổi loạn đã bị kẻ xấu lợi dụng để "chống lại đồng đội, những người mà họ đã cùng nhau chiến đấu vì lợi ích và tương lai của đất nước".
"Chúng tôi biết đại đa số các chiến binh và chỉ huy của nhóm Wagner là những người Nga yêu nước, cống hiến cho người dân và đất nước. Họ đã chứng minh điều này bằng lòng dũng cảm trên chiến trường", Tổng thống Putin phát biểu.
Nhà lãnh đạo Nga cũng khẳng định, các thành viên Wagner "có cơ hội phục vụ nước Nga bằng cách ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng và các cơ quan thực thi pháp luật", hoặc có thể lựa chọn "trở về với người thân cùng bạn bè". "Ai muốn có thể đến Belarus", ông Putin nói. "Sự lựa chọn là của mỗi người".
Trước đó cùng ngày, "ông trùm" Wagner Yevgeny Prigozhin thừa nhận ông triển khai hai nhóm binh sĩ tham gia cuộc nổi loạn hôm 24/6, trong đó một nhóm quân tới thành phố Rostov-on-Don và kiểm soát trụ sở Quân khu miền Nam của Nga, nhóm còn lại di chuyển đến Moscow.
Ông Prigozhin tuyên bố hoạt động của Wagner ngày 24/6 là "biểu tình phản đối, không nhằm lật đổ chính quyền". Vị này cũng nói rằng, lực lượng Wagner có thời điểm chỉ cách Moscow khoảng hơn 200km.
Sau gần một ngày căng thẳng, đến đêm 24, rạng sáng 25/6, tình hình hạ nhiệt nhờ nỗ lực đối thoại của Tổng thống Belarus. Wagner xác nhận rút quân khỏi Rostov-on-Don và dừng di chuyển theo hướng Moscow. Điện Kremlin thông báo chấm dứt truy tố ông Prigozhin và cho phép ông sang Belarus.
Chưa rõ tương lai của ông Prigozhin ở Belarus. Vị thế của lực lượng Wagner chưa được xác định. Chính quyền Belarus tiết lộ, "một phương án hợp lý và chấp nhận được để giải quyết tình hình đã được đưa ra, với sự đảm bảo an ninh cho các thành viên của Wagner", nhưng không nêu chi tiết.
Các quan chức Nga thông báo, một số ngôi nhà và tuyến đường hư hại trong vụ Wagner nổi loạn, cũng như ghi nhận một đám cháy lớn tại một nhà kho nhiên liệu tại bang Voronezh. Thiệt hại về người không được ghi nhận.
Wagner chuyển giao vũ khí hạng nặng cho quân đội Nga Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, công tác chuẩn bị bàn giao vũ khí hạng nặng của lực lượng an ninh tư nhân Wagner cho các đơn vị quân đội Nga "đang được tiến hành". Hãng thông tấn Interfax hôm nay (27/6) dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, công tác chuẩn bị bàn giao vũ khí hạng nặng của...