Mỹ nguy cơ ‘tổn thất vĩnh viễn’ vì phong tỏa
Bộ trưởng Tài chính Mnuchin cảnh báo kinh tế Mỹ có thể hứng chịu thiệt hại không thể phục hồi nếu kéo dài lệnh phong tỏa ngăn Covid-19.
“Nếu lệnh phong tỏa và đóng cửa kéo dài vô thời hạn, chúng ta có nguy cơ chịu tổn hại vĩnh viễn. Chúng tôi nhận thức rõ về các vấn đề về sức khỏe liên quan đến việc mở cửa trở lại, nên chúng tôi muốn thực hiện điều này một cách cân bằng và an toàn”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nói trong cuộc họp trực tuyến với Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện ngày 19/5.
Theo Mnuchin, các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh của Mỹ đang “chịu đau đớn” vì lệnh phong tỏa được các bang áp dụng, song cần phải thận trọng khi mở cửa lại nền kinh tế.
Một số bang của Mỹ đã mở cửa trở lại sau hơn hai tháng phong tỏa, trong bối cảnh số người chết vì nCoV tại nước này vượt 93.000. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ lo ngại rằng sau thời gian đóng cửa quá dài, một số doanh nghiệp có thể không còn khả năng hoạt động trở lại.
Dữ liệu của chính phủ Mỹ cho biết hơn 30 triệu việc làm bị mất vì các lệnh phong tỏa, dù quốc hội Mỹ đã nỗ lực phê duyệt gói cứu trợ trị giá gần 3.000 tỷ USD, bao gồm tăng trợ cấp cho người mất việc làm.
Video đang HOT
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong cuộc họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng, ngày 21/4. Ảnh: Reuters.
Cuộc họp bất thường của Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ hôm qua xem xét cách giới chức Mỹ sử dụng hơn 2.000 tỷ USD theo đạo luật được quốc hội phê chuẩn hồi cuối tháng 3. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cảnh báo tác động lâu dài của đại dịch với khả năng quay lại làm việc của người lao động cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, “những cỗ máy tạo ra việc làm trong nền kinh tế vĩ đại của chúng ta”.
“Đại dịch xóa sổ toàn bộ việc làm được tạo ra từ 10 năm trước, khiến phạm vi và tốc độ suy thoái ở mức chưa từng có tiền lệ. Nếu chúng ta cứ để doanh nghiệp phá sản một cách không cần thiết và có thể tránh khỏi, công ăn việc làm của nhiều gia đình và thế hệ sẽ bị hủy hoại. Nó sẽ tạo gánh nặng lên nền kinh tế”, Powell nói.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 5 triệu ca nhiễm, gần 325.000 người chết và gần hai triệu người đã hồi phục. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 1,6 triệu ca nhiễm.
Covid-19 phủ bóng thỏa thuận Mỹ - Trung
Đại dịch Covid-19 làm dấy lên hoài nghi về khả năng Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ
Các nhà đàm phán cấp cao Mỹ và Trung Quốc đã điện đàm hôm 8-5 cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện giai đoạn một của thỏa thuận thương mại được ký kết hồi tháng 1-2020. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, trong cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nhất trí thực hiện thỏa thuận thương mại hai nước và tăng cường hợp tác về sức khỏe cộng đồng.
Theo đài CNBC, cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh các nhà đầu tư trên toàn cầu bày tỏ lo ngại căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc đã bị kéo vào một cuộc chiến thương mại trong hai năm qua và hai nước lần lượt áp đặt hàng loạt mức thuế lên hàng hóa của nhau trước khi căng thẳng được xoa dịu nhờ thỏa thuận thương mại giai đoạn một. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nước dường như tồi tệ trở lại trong những tuần gần đây khi Washington và Bắc Kinh tranh cãi về một loạt vấn đề, bao gồm nguồn gốc của đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19).
Một cần cẩu nâng container lên tàu chở hàng tại cảng TP Khải Đông, tỉnh Giang Tô - Trung Quốc hồi tháng 3Ảnh: Reuters
Đại dịch Covid-19 cũng làm dấy lên hoài nghi liệu Trung Quốc có thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận giai đoạn một hay không, bao gồm việc mua thêm 200 tỉ USD hàng hóa từ Mỹ trong hai năm. Cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chấm dứt thỏa thuận thương mại nếu chính quyền Bắc Kinh không đáp ứng các điều khoản thỏa thuận. Nhà lãnh đạo Mỹ cũng dọa áp thuế lên Trung Quốc để trả đũa cách xử lý của nước này đối với dịch Covid-19.
Trước diễn biến tích cực hôm 8-5, thị trường chứng khoán toàn cầu đã có dấu hiệu khởi sắc. Ông Jeremy Stretch, chuyên gia tại Ngân hàng đầu tư CIBC World (Canada), nhận định: "Mối đe dọa về nguy cơ đổ vỡ các cuộc đàm phán hiện nay ít nhất đã được ngăn chặn nhờ cuộc điện đàm đã phần nào giúp hạ nhiệt căng thẳng mặc cho Tổng thống Donald Trump vẫn giữ quan điểm về sự bùng phát của dịch Covid-19".
Tuy nhiên, chuyên gia tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu Công ty Verisk Maplecroft (Anh) cho rằng đại dịch sẽ thúc đẩy sự gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Hugo Brennan, nhà phân tích về châu Á tại Verisk Maplecroft, dự báo Covid-19 sẽ là vấn đề bất đồng chính giữa hai nước trong 12 tháng tới. Bất chấp Mỹ, Anh, Úc chỉ trích Trung Quốc phản ứng chậm và thiếu minh bạch về dịch bệnh trong giai đoạn đầu, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc thậm chí đang tận dụng cuộc khủng hoảng dịch bệnh như một cơ hội để nâng cao vị thế và mở rộng ảnh hưởng bằng cách cung cấp sự hỗ trợ cần thiết.
Cơ quan Tình báo Kinh tế (Anh) cảnh báo nếu các quốc gia phát triển không thay đổi hướng đi và theo đuổi chính sách kinh tế đổi mới sau khủng hoảng đại dịch, khoảng cách giữa một phương Tây đang phát triển chậm lại và phương Đông năng động về kinh tế có thể sẽ càng nới rộng.
Mỹ và Trung Quốc nhất trí tạo thuận lợi cho thỏa thuận thương mại giai đoạn một Các đại diện thương mại của Trung Quốc và Mỹ ngày 8/5 đã nhất trí "tạo điều kiện thuận lợi" cho thỏa thuận thương mại giai đoạn một được hai bên ký vào tháng 1/2020, bất chấp những căng thẳng gần đây liên quan tới đại dịch COVID-19. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và...