Mỹ: Người trẻ không mặn mà với nghề giáo
Tác động của đại dịch Covid-19 cùng với tỷ lệ thiếu giáo viên trong nhiều năm tại Mỹ đã tạo áp lực lên thanh, thiếu niên, khiến tỷ lệ tân sinh viên ngành sư phạm giảm.
Giáo viên Mỹ dạy trực tuyến khi các trường đóng cửa.
Kết quả cuộc khảo sát của Hiệp hội Các trường đại học sư phạm Mỹ cho thấy, số lượng sinh viên theo học ngành sư phạm giảm 19% và giảm 11% ở các chương trình sau đại học.
Trung tâm tuyển dụng giáo viên cho các trường thu nhập thấp Teach For America cũng cho biết nhận được số hồ sơ ứng tuyển năm 2021 ít hơn cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng tỷ lệ sinh viên ngành sư phạm giảm do nhiều người nhận thấy giảng dạy trực tiếp đang gặp khó khăn trong khi học trực tuyến còn bất cập. Bên cạnh đó, tại Mỹ, mức lương dành cho giáo viên phổ thông là thấp so với các ngành nghề đòi hỏi trình độ học vấn tương tự.
Mức lương trung bình năm của giáo viên trường công là khoảng 61.000 USD. Các chuyên gia hy vọng khi vắc-xin kiểm soát được tình hình dịch, các trường quay lại học trực tiếp, tỷ lệ ghi danh vào trường sư phạm sẽ tăng trở lại.
Khi Covid-19 xuất hiện, bên cạnh việc tiếp cận phương pháp dạy trực tuyến, giáo viên phải đảm nhận nhiều trách nhiệm mới như khử trùng lớp học, nhắc học sinh đeo khẩu trang, vệ sinh đồ dùng học tập, kiểm soát tình trạng lây nhiễm trong lớp học. Những áp lực mới này khiến nhiều sinh viên hoặc người muốn theo đuổi nghề giáo sợ hãi, chùn bước.
Bên cạnh đó, giảng dạy trực tuyến đã thu hẹp cơ hội đào tạo sinh viên ngành sư phạm. Tại Trường Đại học bang Portland, một số sinh viên không thể bắt kịp việc học online khi trường đóng cửa. Những người khác chỉ được truy cập lượng nhỏ sách giáo khoa, tài liệu học vì lo ngại về tính bảo mật.
Miguel A. Cardona, Bộ trưởng Giáo dục, gần đây đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ tài chính để tái mở cửa trường học. Điều này nhằm thu hút nhiều giáo viên mới, mở nhiều lớp học và giảm sĩ số các lớp để phòng Covid-19.
Trong gói cứu trợ Covid-19 do Tổng thống Biden phê duyệt, các trường phổ thông được tài trợ 129 tỷ USD. Số tiền này có thể được dùng để chi trả lương cho giáo viên nhằm giải quyết bài toán giảm nguồn nhân lực.
Video đang HOT
Vấn đề thiếu giáo viên đã tồn tại ở Mỹ trong nhiều năm, trước khi Covid-19 xuất hiện. Trong những năm gần đây, khảng 8% giáo viên công lập nghỉ việc. Đại dịch có khả năng làm trầm trọng hơn vấn đề này dù nhiều trường phổ thông đang cố gắng bổ sung thêm nguồn nhân lực.
Việc tuyển dụng và giữ chân giáo viên phổ thông là thách thức ngày càng lớn tại Mỹ. Dù số lượng tân cử nhân tại Mỹ liên tục tăng, tỷ lệ cử nhân ngành sư phạm đã giảm 22% từ năm 2006 – 2019, làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu giáo viên trong tương lai.
Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên ngành sư phạm vẫn tăng nhẹ ở một số trường đại học. Ví dụ, tỷ lệ sinh viên năm nhất ngành sư phạm tại Trường Đại học bang California vào năm 2020 đã tăng 15%. Nhiều sinh viên tại đây bày tỏ dù không chắc chắn về tương lai, các em vẫn quyết định đi theo công việc mơ ước. Số khác được truyền cảm hứng từ những nỗ lực giảng dạy của người thân.
Maria Ízunza Barba, 19 tuổi, từng dự định theo học trường luật. Cha mẹ em đều là giáo viên, phải chật vật làm quen với phương pháp giảng dạy trực tuyến. Maria đã giúp cha mẹ chuẩn bị thiết bị công nghệ, tương tác với học sinh và chấm bài.
Từ đó, em nhận ra nghề giáo có thể ươm mầm thế hệ trẻ, định hướng các em nhỏ trở thành người có ích. Vì vậy, bất chấp những bất ổn xung quanh lĩnh vực này, Maria vẫn quyết tâm đăng ký và theo học ngành sư phạm tại Trường Đại học Boston.
Thầy Hiệu trưởng 15 năm vượt qua xì xào "đàn ông dạy mầm non"
Ít ai biết về câu chuyện "dở khóc, dở cười" trên quá trình phấn đấu trở thành Hiệu trưởng Trường mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, Thanh Hóa của thầy Trịnh Hồng Quân.
Bị bảo vệ đuổi khi đi thi mầm non
Một ngày cuối tháng 3, chúng tôi có chuyến ngược núi để đến với vùng cao xã Thành Sơn, huyện Bá Thước (Thanh Hóa), nơi một năm chỉ có vài tháng có ánh nắng còn lại sương mù bao phủ, để gặp người thầy đặc biệt của học sinh mầm non.
Trường mầm non Thành Sơn nơi có 3 giáo viên nam công tác.
Thầy Trịnh Hồng Quân (SN 1985) trong gia đình không ai theo nghề giáo tại huyện vùng cao Bá Thước. Ngay từ khi còn nhỏ thầy đã có ước mơ là trở thành một giáo viên sư phạm, nhưng cơ duyên đến với thầy sau này lại là giáo viên mầm non.
"Ban đầu khi tôi chọn để thi vào ngành sư phạm mầm non thì người thân, bạn bè có người động viên, có người ngăn cản vì nhiều người nghĩ đàn ông thế này, thế nọ mới chọn ngành mầm non. Nhưng về sau rồi mọi người cũng chấp nhận và có suy nghĩ khác về tôi", thầy Quân tâm sự.
Thầy Trịnh Hồng Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề giáo viên mầm non.
Nói về quá trình chọn nghề sư phạm mầm non thầy Quân vẫn nhớ như in trong đầu ngày đi thi vào đại học. "Lúc đó tôi thi vào ngành sư phạm mầm non của Trường Đại học Hồng Đức, khi bước vào trường để dự thi thì bị bảo vệ ngăn lại và đuổi ra ngoài, còn bảo "đây là khu vực thi dành cho mầm non anh vào đây làm gì?". Sau khi tôi giải thích và đưa giấy dự thi cho bảo vệ kiểm tra thì họ mới cho tôi vào", thầy Quân kể lại.
Học sư phạm mầm non đối với những nữ sinh là chuyện bình thường nhưng đối với nam sinh là cả một vấn đề khi phải học múa, hát, tạo hình... Thầy Quân chia sẻ ban đầu thầy cũng có chút e ngại vì cả lớp có mỗi mình là con trai, nhưng rồi theo thời gian mọi việc cũng quen dần.
Đặc biệt trong quá trình theo học, vì là nam sinh hiếm hoi nên thầy Quân cũng được giáo viên trong trường quan tâm, tạo điều kiện trong việc học tập và sinh hoạt.
Hàng tuần thầy Quân vẫn lên lớp giảng dạy cho các em học sinh.
Không hối hận về lựa chọn của mình
Sau khi tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non, Trường Đại học Hồng Đức, năm học 2006, thầy Quân về công tác tại Trường mầm non xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước.
Tại đây, thầy công tác 11 năm trước khi được luân chuyển lên làm Phó hiệu trưởng (2 năm) tại Trường mầm non xã Thiết Ống và rồi lên làm Hiệu trưởng tại Trường mầm non Thành Sơn.
"Ngày đầu đến trường nhận lớp cách đây 15 năm, tôi cũng cảm thấy bình thường vì đã được học tất cả kiến thức và cũng đã đi kiến tập, thực tập, làm quen với công việc, học sinh rồi nên không có gì cảm thấy bỡ ngỡ cả", thầy Quân cho biết.
Lên Thành Sơn vừa xa xôi, vừa khó khăn nhưng không làm cho thầy Quân nhụt chí, thầy từng ngày vẫn cùng các thầy, cô giáo trong trường cố gắng tất cả vì học trò thân yêu. Chính từ tình yêu trẻ như chính con của mình nên thầy Quân chưa bao giờ hối hận khi lựa chọn nghề mầm non.
"Nhiều khi chứng kiến các em đi học ăn mặc phong phanh, không đủ ấm khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Cũng từ đó tôi kêu gọi giáo viên và liên hệ với các tổ chức thiện nguyện để hỗ trợ quần áo cho các em học sinh", thầy Quân chia sẻ.
Trường mầm non Thành Sơn không chỉ có thầy Quân là giáo viên nam mà còn có 2 giáo viên nam khác là thầy Bùi Văn Bông và thầy Ngân Văn Tùng cũng đang tham gia giảng dạy tại đây.
Thầy Ngân Văn Tùng (SN 1986) cho biết: "Sinh ra và lớn lên tại chính mảnh đất Thành Sơn, ngay từ nhỏ tôi đã có ước mơ trở thành giáo viên để chăm sóc, giảng dạy cho chính những người con của quê hương mình với mong muốn sau này giúp quê hương đỡ khó khăn, vất vả hơn.
Khi học sư phạm mầm non ban đầu tôi cũng thấy ngượng ngùng, nhưng được mọi người giúp đỡ rồi tôi cũng dần quen và cảm thấy việc nam giới dạy học mầm non là chuyện bình thường".
Thầy Ngân Văn Tùng đưa cơm đến điểm lẻ.
Nhìn vào những tấm gương thầy giáo mầm non tận tụy với nghề ở Trường mầm non xã Thành Sơn mới thấy công tác giáo dục không phân biệt sang hèn, nam hay nữ, miễn là mỗi người có trái tim nhiệt huyết, tinh thần học tập không ngừng nghỉ, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Chúng tôi tin rằng những người thầy như thế cũng sẽ là động lực để các em học sinh vùng cao nơi đây kiên trì tới trường lớp, tiếp thu kiến thức để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Học sinh hỗn láo tập thể với cô giáo Tuất quá sức tưởng tượng, đoàn thể ở đâu? Việc học trò vô kỉ luật như thế này là quá sức tưởng tượng của bất kì giáo viên nào, bất cứ phụ huynh nào, bất cứ ai đã ngồi trên ghế nhà trường. Có thể nói, chuyện học sinh hỗn láo trong giờ học với cô giáo Tuất ở Trường Tiểu học Sài Sơn B (thành phố Hà Nội) đang là vấn...