Mỹ ngoại giao ngầm giúp Biển Đông “giảm nhiệt”
Sau phán quyết Biển Đông, Mỹ khẳng định nước này đang muốn giúp mọi thứ lặng xuống, không phải kêu gọi khu vực chống lại Trung Quốc.
Tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc trên Biển Đông (Ảnh: Reuters)
Theo một số quan chức chính phủ Mỹ ngày 13.7, Mỹ đang sử dụng các biện pháp ngoại giao ngầm để thuyết phục Philippines và các quốc gia châu Á khác không hành động mạnh bạo sau phán quyết của tòa án quốc tế về Biển Đông.
“Những gì chúng tôi muốn là giúp mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết hợp lý thay vì giải quyết bằng cảm xúc,” một quan chức giấu tên nói về các thông điệp ngoại giao bí mật.
Một số nhân viên đã được cử đi nước ngoài qua các đại sứ quán, trong khi những người khác đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter, Ngoại trưởng John Kerry gửi trực tiếp đến gặp các quan chức hàng đầu, nguồn tin cho biết.
“Đây là một lời kêu gọi yên lặng, không phải nỗ lực kêu gọi khu vực chống lại Trung Quốc. Việc Mỹ đang dẫn đầu một liên minh để kiềm chế Trung Quốc là một câu chuyện không có thật”, quan chức nói thêm.
Video đang HOT
Một trong những tàu sân bay của Mỹ tuần tra ở Biển Đông
Những nỗ lực để làm dịu Biển Đông sau phán quyết của tòa án ở The Hague đã thất bại sau khi Đài Loan cử một tàu chiến đến “đảo” mà Đài Loan đang kiểm soát trái phép trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam..
Ngày 12.7, Tòa án Trọng tài Thường trực phán quyết Trung Quốc không có “quyền lịch sử” với khu vực nằm trong trong đường chín đoạn mà nước này tự tuyên bố.
Các quan chức Mỹ cho biết họ hy vọng sáng kiến ngoại giao của Mỹ sẽ thành công hơn ở Indonesia, quốc gia muốn gửi hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna tranh chấp với Trung Quốc để khẳng định chủ quyền của họ, cũng như thành công hơn ở Philippines, nơi ngư dân bị hải quân Trung Quốc quấy rầy nhiều lần.
Chủ tịch Đài Loan thăm tàu chiến trước khi cử tàu ra Biển Đông (Ảnh:EPA)
Theo Reuters, nếu những nỗ lực “lặng sóng” Biển Đông của Mỹ thất bại, căng thẳng khả năng sẽ leo thang thành các cuộc đối đầu. Không quân và hải quân Mỹ đang chuẩn bị để duy trì quyền tự do hàng hải và hàng không tại khu vực tranh chấp, một quan chức quốc phòng cho biết hôm thứ 4.
Một thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, ông Ben Cardin, cho biết khả năng đối đầu với Trung Quốc sẽ ít xảy ra hơn nếu các nước trong khu vực làm việc với Mỹ, thay vì hoạt động đơn phương.
“Tôi không nghĩ rằng Trung Quốc muốn đối đầu với Mỹ”, ông nói với các phóng viên. “Trung Quốc không ngại đối đầu với một chiếc thuyền đánh cá Việt Nam, nhưng họ không muốn có một cuộc đối đầu với Mỹ.”
Theo Danviet
Trung Quốc tung luận điệu tòa án quốc tế "bị mua chuộc"
Động thái mới nhất của Trung Quốc sau phán quyết lịch sử vụ kiện Biển Đông là bày tỏ nghi ngờ "thẩm phán của phiên tòa bị nước khác mua chuộc".
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân.
Một quan chức cấp cao Trung Quốc cho rằng tòa án Trọng Tài Thường trực đã bị mua chuộc. Đây là luận điệu mới nhất của phía Trung Quốc sau khi nước này bị xử thua trong vụ kiện lịch sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Philippines.
Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân đăng tải một bài viết vào ngày 13.7 trong đó nói cái gọi là "chủ quyền lịch sử và pháp lý với những đảo tranh chấp" là không thể chối cãi và phớt lờ phán quyết của tòa án quốc tế.
Ông Lưu nói 5 người trong hội đồng tòa án đều tới từ châu Âu và nghi ngờ họ bị mua chuộc bằng tiền. Ông Lưu dựng chuyện: "Những người này đã bị mua chuộc, vậy thật sự ai là kẻ giật dây? Ai đã trả tiền cho họ? Philippines hay quốc gia nào khác?"
Ông Lưu nói một trong những quốc gia được chọn thẩm phán cho phiên tòa là Nhật Bản, nước cựu thù với Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao nói ông Shunji Yanai "thao túng phiên tòa" và gây sức ép lên kết quả cuối cùng.
Lính Trung Quốc tuần tra trái phép ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam.
Khi được hỏi Trung Quốc phản ứng thế nào trước phán quyết đưa ra, ông Lưu nói sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không "tùy vào mức độ đe dọa mà Trung Quốc đối mặt". Động thái trên nếu thực hiện sẽ là một bước leo thang căng thẳng khu vực.
Thứ trưởng Lưu nói tàu quân sự Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra (trái phép) ở Biển Đông.
Phán quyết của tòa trọng tài viết: "Không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc từng khai thác hoặc kiểm soát Biển Đông trong quá khứ". Tòa án cũng bác bỏ cái gọi là "quyền lịch sử" mà Bắc Kinh rao giảng cũng như dập tắt tham vọng về "đường lưỡi bò 9 đoạn" của Trung Quốc.
Theo Danviet
TQ "chặn" dân xem chi tiết phán quyết vụ kiện Biển Đông Người Trung Quốc không thể xem được biên bản phán quyết vụ kiện Biển Đông do Internet đã bị ngăn chặn mọi ngả. Người dân Trung Quốc không thể xem kết quả chi tiết vụ kiện Biển Đông. Sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế, internet ở Trung Quốc bị kiểm soát ngặt nghèo. Những nhà hành pháp ở...