Mỹ nghiên cứu phương án giải quyết xung đột xuyên biên giới Israel và Hezbollah
Báo Washington Post ngày 29/6 đưa tin Chính phủ Mỹ đang nghiên cứu nhiều phương án giải quyết xung đột giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Khiam, Liban, ngày 23/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo này, giới chức Mỹ đang cố gắng kiềm chế giao tranh giữa Israel và Hezbollah, trong khi phong trào này khẳng định sẽ không lùi bước cho đến khi Israel dừng cuộc tấn công trên bộ vào Dải Gaza.
Báo Washington Post dẫn các nguồn tin cho biết mặc dù các quan chức Mỹ tin rằng Hezbollah sẽ bám sát mục tiêu nhưng cũng đang nghiên cứu các phương án dự phòng để giảm leo thang.
Ngày 18/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phê duyệt kế hoạch hành động cho một cuộc tấn công vào Liban. Ngoại trưởng Israel sau đó cho biết nước này đã “rất gần” với quyết định “thay đổi các quy tắc” đối với Hezbollah và Liban, để ngỏ khả năng triển khai cuộc chiến tranh tổng lực và “tấn công mạnh” vào Liban để giải tán phong trào này. Trong khi đó, thủ lĩnh Hezbollah, Hassan Nasrallah, cảnh báo phong trào này có thể xâm nhập miền Bắc Israel nếu cuộc đối đầu ngày càng leo thang.
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng đưa ra cảnh báo đối với Israel rằng cuộc tấn công tổng lực vào Liban sẽ khơi mào cuộc chiến tranh hủy diệt.
4 kịch bản cho giai đoạn tiếp theo trong chiến dịch Israel tại Gaza
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mới đây thông báo chiến dịch quân sự của lực lượng nước này tại Dải Gaza sẽ sớm bước vào giai đoạn mới.
Khói bốc lên sau cuộc không kích của Israel tại Khiam, Liban, ngày 23/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
"Giai đoạn giao tranh khốc liệt với Hamas sắp kết thúc. Nhưng điều này không có nghĩa là cuộc chiến kết thúc", Thủ tướng Natanyahu phát biểu trên sóng truyền hình ngày 23/6.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo nói thêm việc đạt được một lệnh ngừng bắn tại Gaza vẫn chưa thể khả thi lúc này và cuộc chiến tiếp theo có thể nổ ra tại Liban, khi lực lượng Israel muốn kiềm chế lực lượng Hồi giáo Hezbollah, đồng minh với Hamas.
"Sau khi rút bớt quân ở Gaza, chúng tôi có thể di chuyển lực lượng lên phía Bắc", Thủ tướng Natanyahu ám chỉ tới căng thẳng biên giới phía Bắc với Liban song vẫn để ngỏ một giải pháp ngoại giáo với Hezbollah.
Hiện tại, tương lai về một giải pháp ngoại giao ở Gaza vẫn còn mơ hồ, một phần vì liên minh của Thủ tướng Netanyahu có thể sẽ sụp đổ nếu Israel ngừng chiến đấu ở Gaza mà không loại bỏ hoàn toàn Hamas.
Tuy nhiên, Thủ tướng Netanyahu cũng dường như đang muốn ra hiệu rằng sau khi kết thúc chiến dịch quân sự hiện tại ở Rafah, Israel sẽ không tìm cách tiến hành chiến dịch trên bộ vào các thành phố ở trung tâm Gaza, khu vực duy nhất hiện nay trên lãnh thổ mà quân đội Israel chưa thực hiện các cuộc tấn công.
Động thái kết thúc chiến dịch Rafah cũng được cho là tương đồng với tuyên bố của các nhà lãnh đạo Israel hồi tháng 1, khi đó khẳng định các lực lượng nước này sẽ chuyển sang một cuộc chiến co cường độ thấp hơn.
Thay vào đó, theo phát ngôn của Thủ tướng Netanyahu và những bình luận gần đây của Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, trọng tâm của các cuộc thảo luận chính trị và kế hoạch chiến lược của Israel đang chuyển sang biên giới phía Bắc với Liban.
Trong một tuyên bố ngày 24/6 khi đang có chuyến thăm Mỹ, văn phòng của Bộ trưởng Gallant cho biết ông đã thảo luận với các quan chức Mỹ về việc chuyển sang "Giai đoạn C" ở Gaza cũng như tác động của nó đối với khu vực, bao gồm Liban và các khu vực khác.
Trước đây, Bộ trưởng Gallant từng vạch ra một kế hoạch tác chiến gồm 3 giai đoạn, bao gồm giai đoạn không kích khốc liệt, giai đoạn triển khai chiến dịch trên bộ loại bỏ các phần tử Hamas và giai đoạn 3 là giai đoạn C, xây dựng một thực tế đảm bảo an toàn cho công dân Israel.
Dưới đây là bốn kịch bản có thể xảy ra khi Israel thay đổi lập trường ở Gaza.
Vẫn tấn công ở Gaza nhưng quy mô nhỏ hơn
Sau khi chiến dịch của Israel ở Rafah kết thúc trong những tuần tới, quân đội dự kiến tập trung vào các hoạt động giải cứu con tin trên khắp Dải Gaza, giống như chiến dịch giải cứu 4 con tin Israel hồi đầu tháng 6.
Các quan chức quân sự cũng cho biết họ sẽ tiếp tục đột kích nhanh vào các khu dân cư mà họ đã chiếm được trong giai đoạn trước của cuộc chiến, nhằm ngăn chặn các tàn dư Hamas khôi phục lại sức mạnh ở những khu vực đó.
Để lại khoảng trống quyền lực ở Gaza
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Dải Gaza ngày 11/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Rút phần lớn quân ra khỏi Gaza mà không chính thức nhường lại quyền lực cho một lãnh đạo Palestine thay thế, về cơ bản Israel có thể cho phép các nhà lãnh đạo Hamas duy trì quyền cai trị đối với dải đất này, ít nhất là vào thời điểm hiện tại.
Trong trường hợp tình trạng này kéo dài, khoảng trống quyền lực sẽ tạo cơ hội cho các gia tộc và băng nhóm lớn khác cạnh tranh ảnh hưởng với Hamas. Khoảng trống đó sẽ khiến việc tái thiết Gaza, phân phối viện trợ và giảm khủng hoảng cho người dân Palestine càng trở nên khó khăn hơn.
Israel dự kiến giữ quyền kiểm soát biên giới Gaza với Ai Cập để ngăn chặn nạn buôn lậu vũ khí qua đó. Lực lượng này cũng sẽ tiếp tục chiếm giữ dải đất ngăn cách phía Bắc và phía Nam Gaza, ngăn cản việc di chuyển tự do giữa hai khu vực.
Nguy cơ chiến tranh với Hezbollah
Nếu điều thêm quân đến biên giới phía Bắc, quân đội Israel sẽ có lợi thế để tấn công sang Liban, từ đó buộc các chiến binh của Hezbollah rời xa lãnh thổ Israel.
Nhưng việc tăng cường quân đội cũng có thể kích động thêm nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa từ Hezbollah, làm tăng khả năng tính toán sai lầm dẫn đến chiến tranh toàn diện. Tuần trước, thủ lĩnh của Hezbollah Hassan Nasrallah đã cảnh báo nhóm này có thể tràn vào Israel và nguy cơ leo thang dường như đang đến gần hơn những tháng qua.
Trong một kịch bản khác, giai đoạn mới ở Gaza cũng có thể mở ra cơ hội cho xung đột tại biên giới Liban xuống thang. Từ tháng 10/2023, Hezbollah tuyên bố triển khai các cuộc tấn công với tinh thần đoàn kết với Hamas và thể hiện sự ủng hộ đối với phong trào này. Lãnh đạo của Hezbollah cũng nhiều lần nhấn mạnh họ sẽ kết thúc chiến dịch nếu chiến tranh ở Gaza kết thúc.
Một giai đoạn yên bình tạm thời dọc biên giới Liban sẽ tạo động lực cho những người Israel di tản trở về nhà, từ đó giảm bớt sức ép lên chính phủ Israel để có hành động cứng rắn hơn chống lại Hezbollah.
Tiếp tục căng thẳng với chính quyền Tổng thống Joe Biden
Tuyên bố rút quân ở Gaza sẽ giúp Thủ tướng Netanyahu giảm bớt một vấn đề xung đột với Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, những vấn đề khác vẫn còn tồn đọng.
Nội các của ông Netanyahu vẫn không thể đưa ra một kế hoạch rõ ràng về quản lý Gaza sau chiến tranh, cũng như khả năng về một cuộc tấn công vào Liban của Israel càng làm cho bất đồng giữa Tel Aviv và Washington gia tăng.
Về phần mình, chính quyền Tổng thống Biden muốn cuộc chiến với Hezbollah chấm dứt. Washington cũng thúc ép ông Netanyahu trao quyền cho một ban lãnh đạo Palestine thay thế ở Gaza. Nhưng cho đến nay, kế hoạch tương lai danh cho Gaza của Thủ tướng Netanyahu vẫn còn bỏ ngỏ, trong bối cảnh ông chịu sức ép từ các đối tác liên minh cánh hữu yêu cầu người Israel chiếm đóng và tái định cư vùng lãnh thổ này.
LHQ cảnh báo không được để Liban trở thành một Gaza thứ 2 Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 21/6 bày tỏ quan ngại sâu sắc trước căng thẳng leo thang giữa Israel và phong trào Hezbollah ở Liban, khẳng định các lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ đang nỗ lực làm dịu tình hình và ngăn chặn tính toán sai lầm. Tòa nhà bị phá hủy sau một cuộc...