Mỹ nghi Trung Quốc muốn lập căn cứ quân sự ven biển Đại Tây Dương
Báo Wall Street Journal dẫn một báo cáo của tình báo Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách thiết lập căn cứ quân sự tại Guinea Xích đạo ven bờ Đại Tây Dương.
Ảnh vệ tinh chụp thành phố Bata, Guinea Xích đạo, nơi Trung Quốc đã xây dựng một cảng nước sâu (Ảnh: Maxar).
Mặc dù các quan chức Mỹ không miêu tả chi tiết kế hoạch của Trung Quốc, nhưng họ cho biết sự hiện diện của Trung Quốc tại Guinea Xích đạo, ven bờ Đại Tây Dương của châu Phi, sẽ gây đe dọa đối với Mỹ, bởi cơ sở sẽ tạo điều kiện cho các tàu chiến Trung Quốc tập trung và tái vũ trang ở vùng biển đối diện Bờ Đông nước Mỹ.
Tướng Stephen Townsend, chỉ huy Bộ Tư lệnh Mỹ ở châu Phi, đã đề cập với Thượng viện Mỹ hồi tháng 4 vừa qua rằng một mối đe dọa lớn là sự hiện diện của một cơ sở hải quân của Trung Quốc trên bờ biển Đại Tây Dương của châu Phi.
“Đây là một cảng nơi Trung Quốc có thể trang bị vũ khí và sửa chữa các tàu hải quân”, ông Townsend cho biết thêm.
Video đang HOT
Ông Jon Finer, Phó cố vấn an ninh quốc gia chính của Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã đến Guinea Xích đạo hồi tháng 10, trong một chuyến đi được cho là nhằm nỗ lực thuyết phục Tổng thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo từ chối kế hoạch của phía Trung Quốc.
“Nhằm giải quyết những vấn đề an ninh hàng hải – một phần trong chính sách đối ngoại, chúng tôi đã đề cập rõ với người đứng đầu rằng các hành động trên liên quan đến động thái từ phía (Trung Quốc) sẽ làm gia tăng mối quan ngại về an ninh quốc gia”, một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng về các vấn đề như đại dịch Covid-19 và những lo ngại về Đài Loan.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo về “hậu quả khủng khiếp” nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan.
Bà Mạnh Vãn Chu lên máy bay về nước sau hơn 1.000 ngày bị giữ ở Canada
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu ngày 24/9 đã lên máy bay trở về Trung Quốc sau gần 3 năm bị "giam lỏng" tại Canada.
Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: Reuters).
Theo Bloomberg , Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã lên một chuyến bay của hãng hàng không Air China cất cánh lúc 16h29 ngày 24/9 từ Vancouver, Canada trở về Thâm Quyến, Trung Quốc.
Thông tin từ các trang web theo dõi hành trình chuyến bay cho thấy, máy bay này đã bay qua Đại Tây Dương, tránh không phận Alaska của Mỹ và dự kiến hạ cánh ở Thâm Quyến lúc 19h hôm nay 25/9.
Máy bay của Air China 777 được cho là chở bà Mạnh Vãn Chu rời Canada chiều 24/9 (Ảnh: SCMP).
Bà Mạnh từ Canada trở về Trung Quốc sau khi đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến pháp lý với giới chức Mỹ. Theo thỏa thuận hoãn truy tố đạt được với Bộ Tư pháp Mỹ, bà Mạnh đồng ý với bản tuyên bố dài 4 trang. Trong đó, bà thừa nhận bà đã cung cấp những thông tin không chính xác cho HSBC nhằm phủ nhận mối quan hệ giữa Huawei với một công ty tại Iran - hành động có thể khiến HSBC vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chi tiết thỏa thuận chưa được công bố, song theo nguồn tin của Wall Street Journal, bà Mạnh được cho là chỉ nhận tội với một số cáo buộc ít nghiêm trọng, trong khi các cáo buộc chính bị hủy bỏ. Thỏa thuận hoãn truy tố sẽ có hiệu lực đến tháng 12/2022, nghĩa là tròn 4 năm kể từ khi bà Mạnh bị bắt giữ ở Vancouver. Nếu đến thời điểm đó, bà Mạnh không có thêm hành vi phạm pháp, các cáo trạng sẽ được xóa bỏ.
Với thỏa thuận này, Mỹ đồng ý rút lại đề nghị dẫn độ đối với bà Mạnh Vãn Chu. Chiều 24/9, Thẩm phán Tòa án tối cao British Columbia ở Vancouver, bà Heather Holmes, cũng công bố quyết định trả tự do cho Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu.
Sau phán quyết này, bà Mạnh Vãn Chu được nhìn thấy rạng rỡ bước ra từ tòa án, không còn phải đeo vòng định vị ở cổ chân để chịu sự giám sát như trước kia.
Bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị giới chức Canada bắt giữ hôm 1/12/2018 tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ. Mỹ cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử với cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran, khiến HSBC có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự vì vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.
Trong thời gian hơn 1.000 ngày đó, bà Mạnh được tại ngoại tại nhà riêng ở Vancouver và chịu sự giám sát an ninh nghiêm ngặt.
Vụ việc khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada căng thẳng. Thỏa thuận bất ngờ của phía Mỹ làm dấy lên hy vọng có thể xoa dịu căng thẳng này. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng vẫn còn nhiều thách thức. Trợ lý của tổng chưởng lý Mỹ, ông Kenneth Polite, cho biết Washington sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện chống lại Huawei.
Về phía Canada, giới chức nước này đang tìm cách làm rõ liệu thỏa thuận mới giữa Mỹ và Huawei có ý nghĩa như thế nào đối với triển vọng Bắc Kinh trả tự do cho hai công dân của Canada bị Trung Quốc bắt giữ ngay sau vụ bắt giữ bà Mạnh.
Thủy thủ Anh trôi dạt trên biển 133 ngày Poon Lim, phụ bếp trên tàu buôn vũ trang Anh, sống sót 133 ngày lênh đênh trên bè cứu sinh sau khi bị tàu ngầm Đức tấn công năm 1942. Không nhiều người nắm giữ kỷ lục thế giới và càng ít người giữ kỷ lục sống trên bè cứu sinh lâu nhất. Một trong số này là thủy thủ Poon Lim, người...