Mỹ nghi Triều Tiên còn nhiều cơ sở hạt nhân khác ngoài Yongbyon
Mỹ cho rằng ngoài các cơ sở hạt nhân ở tổ hợp Yongbyon, Triều Tiên hiện có các cơ sở hạt nhân ở khu vực khác mà nước ngoài chưa biết tới.
Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên – Ảnh: Reuters
Theo báo chí Hàn Quốc ngày 8.6, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5.5 công bố Báo cáo về tôn trọng và tuân thủ các thỏa thuận và cam kết về kiểm soát vũ trang, không phổ biến và giải trừ quân bị năm 2015, trong đó đưa ra tình hình và các phân tích về hạt nhân ở một số nước, trong đó có Triều Tiên.
Theo báo cáo này, Mỹ đánh giá các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên là trái với các cam kết trong tuyên bố chung được đưa ra tại cuộc đàm phán 6 bên vào năm 2005. Mỹ cũng cho rằng Triều Tiên vi phạm các điều trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ, ngoài các cơ sở hạt nhân tại tổ hợp Yongbyon, Triều Tiên hiện có các cơ sở tại các khu vực khác mà bên ngoài chưa biết tới.
Yongbyon là tổ hợp hạt nhân của Triều Tiên gồm một nhà máy làm giàu uranium và một lò phản ứng, được Mỹ theo dõi chặt chẽ. Báo cáo này cũng khẳng định, vào năm 2013 Triều Tiên đã khởi động lại lò phản ứng hạt nhân có công suất 5 megawatt tại nhà máy này.
Video đang HOT
Những thông tin về chương trình hạt nhân của Triều Tiên thường rất khó xác nhận. Mặc dù phía Mỹ luôn theo sát và có báo cáo thường xuyên, nhưng tiến độ cũng như khả năng thực sự về hạt nhân của Triều Tiên vẫn luôn là nghi vấn đối với thế giới bên ngoài.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Iran và P5+1 khởi động cuộc đàm phán quyết định
Hôm nay, Iran và nhóm P5 1 sẽ bước vào cuộc đàm phán quyết định về chương trình hạt nhân của Tehran nhằm đạt được một thỏa thuận khung vào trước ngày 31/3, giúp chấm dứt những tranh cãi kéo dài 12 năm qua.
Iran và các cường quốc phương Tây đang đứng trước cơ hội lịch sử trong vấn đề hạt nhân gây tranh cãi
Ngày 25/3 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã rời thủ đô Washington DC, bắt đầu chuyến công du lịch sử trong nỗ lực đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran.
"Ngoại trưởng John Kerry ngày 25/3 đáp máy bay từ Washington sang Thụy Sỹ để tham dự vòng đàm phán quyết định với Iran từ ngày 26/3", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết.
Trước khi vòng đàm phán chính thức diễn ra, Ngoại trưởng John Kerry sẽ có cuộc gặp riêng với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif nhằm thống nhất những điểm chính của thỏa thuận khung mà các bên phải đạt được nhất trí trước hạn chót ngày 31/3.
Để đạt tới mục tiêu này, hai bên cần có những nhượng bộ và quyết tâm chính trị rất lớn để thắng được sức ép cũng như lực cản từ trong nước.
Chủ trương cuối cùng của Mỹ là giảm tối đa năng lực, các thiết bị và nguyên liệu các lò phản ứng hạt nhân của Iran để nước này không thể chế tạo được bom hạt nhân.
Trong khi đó, mục tiêu của Iran là duy trì hoạt động của ít nhất một trong 3 lò phản ứng để phục vụ mục phát triển năng lượng dân sự và được nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc cũng như phương Tây.
Theo đánh giá của các chuyên gia, một thỏa thuận khung, nếu đạt được trước hạn chót 31/3, sẽ trở thành "dấu mốc lịch sử" trong quan hệ giữa Washington với Tehran sau hơn 3 thập kỷ đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao và là nền tảng đi tới thỏa thuận toàn diện cuối cùng trước ngày 31/6 tới. Ngoài ra, đây còn là dấu ấn quan trọng nhất về đối ngoại trong hai năm cầm quyền còn lại của Tổng thống Barack Obama và cũng là "chiến thắng" đối với nhà chính trị, ngoại giao kỳ cựu John Kerry.
Hiện tại, chính quyền Tổng thống Obama gặp rất nhiều áp lực từ lưỡng viện Quốc hội Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát. Cả hai viện đều đã có thư ngỏ yêu cầu Nhà Trắng phải thông báo cho các nhà lập pháp về mọi thỏa thuận có thể đạt được với Iran.
Thậm chí, những nghị sĩ gốc Do Thái cực kỳ giàu có trong Quốc hội Mỹ còn đe dọa sẽ "vô hiệu hóa" mọi thỏa thuận đạt được nếu Nhà Trắng qua mặt Quốc hội trước khi đặt bút ký.
Theo một số nguồn tin chưa chính thức, trong các vòng đàm phán "trù bị" ở thành phố Lausanne, Thụy Sĩ, trung tuần tháng này, cả Mỹ và Iran đều đã có những nhượng bộ lớn để có thể đi tới thỏa thuận khung.
Theo đó, Iran đã ngả theo hướng đồng ý cắt giảm 40% các thiết bị có thể sử dụng để chế tạo bom hạt nhân tại các lò phản ứng. Đổi lại, Mỹ và các nước đồng minh sẽ nhanh chóng dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt kinh tế, đồng thời bãi bỏ một phần lệnh của LHQ cấm vận vũ khí thông thường đối với Iran.
Ngoài các nhượng bộ lớn trên, Iran và P5 1 (gồm 5 nước thường trực HĐBA LHQ là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc cùng với Đức) cũng đã sơ bộ nhất trí về việc cho phép Tehran giữ lại 6.000 thanh nhiên liệu hạt nhân đã được tinh chế lại để giảm hàm lượng urani tới mức không thể chế tạo được bom hạt nhân, thay vì 6.500 như dự định trước đây.
Giới chức Mỹ cho rằng nếu đồng ý với các điều kiện này, Iran sẽ phải mất ít nhất một năm mới có thể chế tạo được bom hạt nhân, thay vì chỉ cần 2-3 tháng nếu giữ lại hơn 10.000 thanh nhiên liệu như hiện nay.
Ngoài ra, Iran cũng sẽ phải tạm ngừng toàn bộ các hoạt động hạt nhân trong tối thiểu 10 năm và có thể gia hạn thêm 5-10 năm nếu cần thiết.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
"Tham vọng hạt nhân của Iran đe dọa sự tồn vong của Israel" Tối qua theo giờ Việt Nam, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có bài phát biểu gây chú ý kéo dài 50 phút trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ, trong đó tập trung chỉ trích Iran liên quan tới chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo này. Thủ tướng Netanyahu có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ ngày 3/3...