Mỹ nghe lén 125 số điện thoại của chính phủ Đức trong 10 năm
-Tuyên bố mới nhất của WikiLeaks cho thấy quy mô hoạt động gián điệp của NSA sâu và rộng hơn rất nhiều so với những gì người ta biết tới trước đó.
Reuters ngày 8/7 dẫn tiết lộ mới của WikiLeak cho biết, Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã nghe lén các cuộc điện thoại liên quan tới Thủ tướng Đức Angela Merkel và các cố vấn thân cận nhất của bà cũng như tiền nhiệm của bà trong nhiều năm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh RT
Mục tiêu của các vụ gián điệp này là nhằm theo dõi các vấn đề nhạy cảm ở Đức liên quan tới phát xít, lấy các thông tin về kinh tế và thương mại. Tuyên bố mới nhất của WikiLeaks cho thấy quy mô hoạt động gián điệp của NSA sâu và rộng hơn rất nhiều so với những gì người ta biết tới trước đó.
Video đang HOT
WikiLeaks cho biết, NSA đã nhắm mục tiêu giám sát dài hạn 125 số điện thoại của các quan chức hàng đầu của Đức trong khoảng 10 năm. WikiLeaks còn cho công bố 3 cuộc điện đàm NSA nghe lén của bà Merkel cũng như dữ liệu liệt kê số điện thoại của bà cùng các trợ lý, máy fax.
Những tuyên bố mới nhất có nguy cơ làm tăng căng thẳng giữa Đức và Mỹ vốn đã bị rạn nứt sau khi xuất hiện các tiết lộ trước đó của cựu nhà thầu NSA Edward Snowden về hoạt động gián điệp đồng minh Berlin của NSA khiến chính phủ nước này nổi giận.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã phải nỗ lực rất nhiều để lấy lại niềm tin và mối quan hệ với Berlin. Trong một tuyên bố tại Đức, ông Obama khẳng định hai quốc gia vẫn là “đồng minh không thể tách rời”.
Ngoài chính phủ Merkel, NSA còn nhắm mục tiêu nghe lén điện thoại của các trợ lý của cựu Thủ tướng Gerhard Schroeder (1998-2002), và người tiền nhiệm của ông Helmut Kohl.
Hiện chưa có bình luận nào từ phía chính phủ Đức sau tiết lộ trên.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Nhật Trung đoán trước sẽ 'va chạm' quân sự?
Theo Reuters, trong tháng tới Nhật Bản và Trung Quốc sẽ đi tới một thỏa thuận vạch rõ những thủ tục về liên lạc giữa tàu hải quân và máy bay quân sự của hai nước trong những vụ chạm trán bất ngờ.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) bắt tay với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Á-Phi tại Jakarta (Ảnh: Kyodo News)
Khi Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự và Nhật Bản thì đang mở rộng hoạt động cho Lực lượng Phòng vệ của nước đến những vùng ngoài biển Hoa Đông, khả năng "va chạm" giữa các lực lượng quân sự của hai nước ngày càng gia tăng.
Nguyên tắc liên lạc này sẽ áp dụng cho các cuộc va chạm xảy ra trên các vùng biển và vùng trời quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng muốn mở rộng thỏa thuận áp dụng cho cả các vùng lãnh hải, tờ báo Mainichi đưa tin trước đó.
"Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận trên nhiều mặt tại Bắc Kinh vào 19-6, và tin tưởng rằng nó là sự cần thiết để thông qua cơ chế nhanh chóng, vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận," Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, tướng Nakatani, nói trong một bài phỏng vấn ngắn vào hôm 26-6.
Thu Hương
Theo_PLO
Reuters: Quân đội Trung Quốc còn lâu mới đọ được Mỹ Trung Quốc đã và đang chứng tỏ vị thế của mình tại khu vực tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi toàn cầu, quân đội Trung Quốc còn lâu mới thực sự có đủ "tầm" để trở thành đối trọng về mặt quân sự với Mỹ, theo Reuters. Máy bay trinh sát Y-8 của quân đội Trung Quốc -...