Mỹ: Ngành tin tức chứng kiến làn sóng sa thải tàn khốc ngay đầu năm
Ngành công nghiệp tin tức tại Mỹ đang phải hứng chịu sự khởi đầu tàn khốc cho năm mới, với các hãng tin lớn nhỏ trên khắp cả nước thông báo kế hoạch sa thải nhân viên.
Toà soạn Los Angeles Times thông báo cắt giảm 20% nhân sự. Ảnh: AFP
Kế hoạch cắt giảm nhân lực đột ngột này diễn ra ngay cả khi cuộc bầu cử tổng thống đang nóng lên và sự chú ý của công chúng cũng như doanh thu tăng cao. Chỉ trong vài tuần đầu tiên của năm 2024, một số đơn vị truyền thông, báo chí đã công bố nhiều đợt sa thải nhân viên.
Đầu tuần này, tờ báo địa phương Los Angeles Times đã cắt giảm hơn 20% nhân sự toà soạn; tạp chí TIME cắt giảm hàng chục nhân viên trong khi tờ Business Insider cho biết họ sẽ cắt giảm 8% lực lượng lao động của mình. Hàng trăm nhân viên tại các tạp chí và báo như Condé Nast, Forbes, The New York Daily News… đã tổ chức các cuộc đình công lịch sử để phản đối kế hoạch cắt giảm nhân lực tại các toà soạn.
Đợt sa thải này là một phần của cơn bão lớn đang tấn công không ngừng nghỉ nhằm vào ngành báo chí. Trong 18 tháng qua, hầu hết các hãng tin đã buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn nhằm cắt giảm lực lượng lao động của mình.
Ở cấp quốc gia, các hãng tin lớn như CNN, The Washington Post, NPR, Vice Media, Sports Illustrated, Vox Media, NBC News, CNBC… cũng sa thải hàng loạt phóng viên đưa tin. Ở cấp địa phương, tình trạng cho nghỉ việc gần như liên tục. Hãng báo khổng lồ Gannett cắt giảm hàng trăm nhân viên. Các tờ báo nhỏ thực hiện thu hẹp hoạt động vốn.
Đợt sa thải mới xảy ra vào cuối năm 2023 đánh dấu một năm tồi tệ nhất về việc cắt giảm việc làm trong lĩnh vực báo chí kể từ khi đại dịch COVID-19 làm đảo lộn thế giới vào năm 2020, với khoảng 2.700 người làm trong lĩnh vực này bị mất việc.
Trong khi mỗi hãng truyền thông đang phải vật lộn với những thách thức riêng, tất cả đều phải đối mặt với những “cơn gió ngược” tàn khốc của ngành do cuộc cách mạng Internet và những tiến bộ công nghệ khác gây ra làm thay đổi cách công chúng xem tin tức và giải trí.
Những khán giả trước đây từng lướt các kênh truyền hình truyền thống đáng tin cậy, đọc báo trên các trang tin tức để tìm hiểu thời sự thì nay đã dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok và Netflix, dẫn đến xếp hạng và lưu lượng truy cập giảm mạnh. Sự thay đổi hành vi của độc giả đã khiến doanh thu tiếp thị thương hiệu giảm, đặc biệt trong bối cảnh các nền tảng khác có những công cụ hiệu quả giúp các nhà quảng cáo nhắm mục tiêu một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó, hành vi tiếp nhận tin tức thay đổi đồng nghĩa với việc người tiêu dùng tin tức hủy đăng ký với các nhà cung cấp báo và truyền hình, làm giảm doanh thu cố định.
Các hãng tin tức đều đang chứng kiến hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của họ biến mất khi mạng xã hội và các “gã khổng lồ” tìm kiếm đang gần như chiếm trọn lĩnh vực này. Jay Rosen, Phó Giáo sư ngành Báo chí tại Đại học New York, nói với hãng tin CNN: “Ngành quảng cáo không cần ngành tin tức trong bối cảnh có rất nhiều cách khác để thu hút sự chú ý và rất nhiều cách tốt hơn để nhắm mục tiêu người dùng”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Jeff Jarvis, Giáo sư Đổi mới Báo chí tại Trường Báo chí sau đại học Craig Newmark, chỉ ra: “Chủ sở hữu các hãng tin truyền thống, trừ một số người ngoại lệ, không thích nghi với sự phát triển như vũ bão của Internet. Họ vẫn giữ mô hình kinh doanh cũ kỹ – quảng cáo, đăng ký và nền kinh tế sức chú ý”. Trong nền kinh tế sức chú ý, các hãng truyền thông tiếp cận quản lý thông tin coi sức chú ý của con người như một mặt hàng khan hiếm. Rõ ràng, mô hình đó không phù hợp trong thời đại hiện nay khi chỉ cần gõ chữ và một cú nhấp chuột, độc giả có thể đọc loại tin tức họ muốn.
Theo Giáo sư Jarvis, phần lớn các hãng truyền thông hiện bị kiểm soát bởi các quỹ phòng hộ và những quỹ này sẽ không đầu tư hoặc đổi mới. Việc cắt giảm nhân sự là phản ứng có thể đoán trước được đối với vòng xoáy kinh doanh đi xuống ngày càng tồi tệ song điều này sẽ chỉ khiến các sản phẩm của những ấn phẩm này trở nên tồi tệ hơn, thúc đẩy vòng xoáy diễn ra nhanh hơn.
Việc sa thải nhân viên ở các hãng tin tức lớn xảy ra vào thời điểm đầy nguy hiểm đối với nước Mỹ. Các ứng cử viên phản dân chủ đã cố tình làm suy yếu niềm tin của công chúng vào các cơ quan báo chí.
Margaret Sullivan, một biên tập phụ trách chuyên mục của tờ Guardian, người trước đây từng làm cho The Washington Post và The New York Times, nói với CNN rằng bà lo ngại tình hình cắt giảm nhân sự nhiều hơn nữa trong ngành báo chí sẽ gây ra những hậu quả lớn hơn cho đất nước, gây thiệt hại cho xã hội.
“Việc thiếu hụt các nhà báo góp phần vào sự gia tăng theo cấp số nhân của tình trạng khanhiếm tin tức chính thống tại những khu vực có diện tích rộng của đất nước. Điều đó thật tai hại khi thông tin sai lệch có thể tràn lan. Nền dân chủ cần những phóng viên hiểu biết để hoạt động nhưng số lượng này lại đang bị cắt giảm một cách đáng buồn ở nhiều khu vực”, nữ nhà báo Sullivan giải thích.
Làn sóng sa thải trong ngành công nghệ toàn cầu vẫn chưa dừng lại
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn và dự báo suy thoái sẽ sớm xảy ra, các chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự - việc làm cho rằng có khả năng cao cơn bão sa thải sẽ tiếp diễn trong năm 2024.
Vào ngày 16/1, Công ty Alphabet cho biết có kế hoạch đầu tư tinh gọn và tập trung hơn khi công ty mẹ Google sa thải khoảng 1.000 nhân viên ở nhiều bộ phận, bao gồm cả đơn vị trợ lý giọng nói và nhóm chịu trách nhiệm về Pixel và Fitbit.
Amazon đã sa thải hàng trăm nhân viên làm việc trong mảng phát trực tuyến vào tuần trước.
Theo các phương tiện truyền thông, hàng trăm việc làm cũng bị cắt giảm ở nền tảng phát trực tiếp Twitch và ứng dụng sách nói Audible của Amazon.
Tin tức cắt giảm việc làm tại Google và Amazon xuất hiện vài tháng sau khi hai hãng công bố khoản đầu tư hàng tỷ USD vào công ty khởi nghiệp AI Anthropic.
Tờ New York Times đưa tin hãng phần mềm trò chơi điện tử Unity Software (Mỹ) đã tuyên bố cắt giảm 25% lao động, tương đương 1.800 người và trở thành một trong những hãng công nghệ lớn đầu tiên sa thải hàng loạt nhân sự trong những ngày đầu tháng 1.
Cùng lúc ấy, tập đoàn công nghệ Xerox (Mỹ) cũng tuyên bố sa thải 15% lao động, tương đương 3.450 người nhằm tái cấu trúc lại bộ máy để tiết kiệm chi phí.
Ở Đông Nam Á, "ông lớn" trong ngành thương mại điện tử Lazada cũng vừa thông báo sa thải 100 nhân sự ở trụ sở chính ở Singapore.
Các chuyên gia dự đoán rằng số lượng nhân sự ở Lazada bị sa thải có thể sẽ không dừng lại ở con số 100. Khoảng 30% lực lượng lao động của Lazada sẽ bị ảnh hưởng, bao gồm cả những quản lý cấp cao tại Singapore và Malaysia.
Theo trang web theo dõi Layoffs.fyi, nhìn chung, các công ty công nghệ đã sa thải trên 7.500 nhân viên trong tháng 1.
Những đợt cắt giảm nhân sự mới nhất diễn ra sau hai năm đại dịch COVID-19 đầy khó khăn và hàng trăm nghìn nhân sự đã mất việc ngay cả khi đại dịch kết thúc.
Khoảng 262.682 vụ sa thải trong ngành công nghệ đã xảy ra vào năm 2023. Con số của năm 2022 là 164.969.
Nhà phân tích Gil Luria tại công ty Davidson & Co cho biết cả Google và Amazon đều đang tích cực đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI). Google đang cố gắng thu hẹp khoảng cách với Microsoft trong cuộc đua AI.
Vào tháng 12/2023, Google đã cho ra mắt mô hình Gemini, trong khi Amazon đang phát triển một mô hình có tên mã là Olympus để cạnh tranh với ChatGP-4 của OpenAI.
Tuy nhiên, tổng quy mô sa thải dự kiến sẽ nhỏ hơn nhiều so với đợt cắt giảm lớn năm ngoái, do chi tiêu cho công nghệ tăng lên nhờ nền kinh tế ổn định hơn.
Nhà phân tích Beatriz Valle tại GlobalData cho biết: "Năm 2023, các công ty công nghệ đã sa thải tất cả những nhân viên mà họ đã thuê trong thời kỳ đại dịch". Theo ông, AI là một nguyên nhân lớn.
Các nhà nghiên cứu nhận định, tác động của AI với thị trường lao động khá rõ nét. Chưa dừng lại ở đó, hàng trăm triệu việc làm toàn cầu có thể tiếp tục bị ảnh hưởng, cho dù AI có tiềm năng tạo ra công việc mới trong tương lai.
Một số công ty công nghệ đã đưa ra mức lương khổng lồ cho các vị trí liên quan đến AI.
Ví dụ như ứng dụng hẹn hò Match's Hinge đang tìm kiếm một phó chủ tịch phụ trách AI với mức lương cơ bản lên tới 398.000 USD một năm. Amazon đang đưa ra lời đề nghị mức lương cao nhất là 340.300 USD cho một quản lý cấp cao về khoa học ứng dụng và genAI (AI tạo sinh).
Theo các nhà phân tích và chuyên gia, các động thái này sẽ làm tăng kỳ vọng của nhà đầu tư về lợi nhuận từ genAI, nhưng phần lớn các công ty có thể mất nhiều thời gian hơn để đạt được lợi nhuận.
Cho đến nay, chỉ có Microsoft và gã khổng lồ chip Nvidia nổi lên như những người chiến thắng lớn nhờ bùng nổ AI.
Daniel Keum, trợ lý giáo sư quản lý tại Trường Kinh doanh Columbia, cho biết bằng chứng trong quá khứ cho thấy có thể mất một thập kỷ hoặc hơn để kiếm được lợi nhuận từ các công nghệ mới.
Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs dự đoán trong báo cáo nghiên cứu vào tháng 3/2023, khoảng 300 triệu việc làm toàn thời gian trên khắp thế giới có thể bị xóa sổ hoặc giảm mạnh số lượng do AI phát triển mạnh mẽ. Nhóm lao động văn phòng dường như chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Các nhà phân tích và chuyên gia trong ngành công nghệ tin rằng xu hướng sa thải sẽ ít hơn và có mục tiêu hơn trong năm nay, khi các công ty công nghệ đang chạy đua phát triển AI.
Google sa thải hàng trăm nhân viên Google, công ty con của Alphabet, vừa sa thải hàng trăm nhân viên làm việc trong nhóm trợ lý ảo, phần cứng và kỹ thuật, trong bối cảnh "đại gia" công nghệ này tiếp tục cắt giảm chi phí. Biểu tượng Google. Ảnh: EPA/TTXVN Cụ thể, những người bị sa thải đang làm việc trong bộ phận trợ lý ảo dựa trên giọng...