Mỹ, Nga, Trung Quốc trong cuộc đua khốc liệt vào vũ trụ
Cuộc đua vào vũ trụ càng trở nên kịch tính hơn khi Mỹ tuyên bố sẽ đưa người lên mặt trăng trong năm năm tới, trong khi Nga và Trung Quốc tiếp tục đặt nền móng cho tham vọng xây dựng trạm không gian.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt mục tiêu đưa người Mỹ lên mặt trăng trong năm năm tới. Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên con người đặt chân lên thiên thể này kể từ lần gần nhất diễn ra vào năm 1972.
Nhiệm vụ bất khả thi?
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) bằng mọi cách sẽ đưa người Mỹ lên mặt trăng trước năm 2024, báo The New York Times dẫn lời Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 26-3 cho biết. Ông Pence khẳng định Mỹ một lần nữa đang tăng tốc trước các đối thủ như Nga và Trung Quốc (TQ) trong cuộc đua vào không gian vũ trụ.
Để đạt được mục tiêu với chi phí hàng tỉ USD này, Giám đốc NASA Jim Bridenstine cho biết cần đẩy mạnh phát triển một tên lửa khổng lồ với tốc độ cao hơn, theo tờ Japan Times. Trước đó, NASA đã lập kế hoạch sẽ đặt một trạm Gateway vào quỹ đạo quanh mặt trăng năm 2024 và đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng trước năm 2028.
Theo hãng tin Reuters, ông Pence yêu cầu NASA phải thay đổi cơ cấu tổ chức trở nên linh hoạt hơn. Thêm vào đó, tên lửa và tàu đổ bộ mặt trăng của NASA cần được thay thế bằng các thiết bị của công ty tư nhân nếu cần thiết. Tỉ phú công nghệ Elon Musk lập tức nhận định trên Twitter rằng đây là một ý tưởng truyền cảm hứng cho nhân loại khi thấy con người trở lại mặt trăng.
Ông Bobby Braun, cựu kỹ sư trưởng của NASA, đề cập đến việc xem xét ngân sách và chi tiết của việc thực hiện dự án này. Theo ông, cộng đồng hàng không vũ trụ Mỹ chắc chắn có thể hoàn thành nhiệm vụ này nếu được cung cấp nguồn lực cần thiết.
Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: GETTY IMAGES
Video đang HOT
Cuộc chạy đua khốc liệt
Theo hãng tin RIA Novosti, ông Evgeniy Mikrin, tổng công trình sư các tổ hợp có người lái của Nga, đã đề xuất xây trạm không gian quốc gia đầu tiên của Nga trên quỹ đạo mặt trăng vào năm 2025. Cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) hồi tháng 2-2019 khẳng định họ đã sẵn sàng để tiếp tục đưa con người đến trạm vũ trụ quốc tế sau một thập niên kể từ chuyến du hành vũ trụ cuối cùng.
Nếu cuộc chiến giữa Mỹ và Nga là tâm điểm chú ý của nửa cuối thế kỷ 20 thì việc TQ bứt phá trở thành “tay chơi” mới đầy tiềm năng lại đang thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia trong nửa đầu thế kỷ 21. Năm 2003, TQ trở thành quốc gia thứ ba phóng thành công tàu vũ trụ có người lái vào không gian sau Liên Xô và Mỹ.
Đầu năm nay, tờ The Guardian đưa tin cơ quan quản lý vũ trụ quốc gia TQ (CNSA) đã hạ cánh tàu thăm dò Chang’e 4 (Hằng Nga 4) xuống vùng tối chưa từng được khám phá trên bề mặt mặt trăng. Bên cạnh đó, TQ đang tiến hành các bước đi quan trọng, đặt nền móng cho tham vọng xây dựng thành công trạm vũ trụ vào năm 2020.
Không gian vũ trụ cũng được nhiều quốc gia quân sự hóa từ sáu thập niên trước. Các phát minh kỹ thuật của Nga và TQ đang đe dọa đến các vệ tinh quan trọng của Mỹ ngoài Trái đất, theo trang Foreign Affairs. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra chỉ thị thành lập lực lượng không gian như là nhánh quân sự thứ sáu thuộc không quân Mỹ hồi tháng 2 năm nay. Các vệ tinh đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng sức mạnh của Mỹ. Chúng cung cấp các dịch vụ quân sự quan trọng, bao gồm thông tin liên lạc an toàn, dữ liệu điều hướng và một tên lửa đạn đạo phóng hệ thống cảnh báo để bảo vệ chống lại những cuộc tấn công bất ngờ. Chúng cho phép các lực lượng quân sự Mỹ phối hợp với nhau trên không gian địa lý rộng lớn, hỗ trợ nhiều nhiệm vụ khác nhau trong các cuộc xung đột hay hỗ trợ nhân đạo.
Trong khi đó, chính quyền Moscow cũng đang tạo ra một lực lượng không gian vũ trụ tích hợp, thực hiện các nhiệm vụ bao gồm phát hiện và giải quyết các mối đe dọa từ không gian vũ trụ. Chính quyền Bắc Kinh còn thành lập một lực lượng hỗ trợ chiến lược, kết hợp sức mạnh không gian vũ trụ quân sự và các nhiệm vụ không gian mạng của TQ.
Tờ Foreign Affairs cho biết cả Nga và TQ đang phát triển và triển khai vũ khí chống lại vệ tinh để làm suy yếu quân đội Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột. Họ cũng đang phát triển các công nghệ laser để phá hủy các cảm biến vệ tinh và đang xây dựng khả năng tác chiến điện tử để chặn tín hiệu từ các vệ tinh liên lạc và điều hướng của Mỹ.
TQ hiện có một tên lửa trên mặt đất nhằm tiêu diệt các vệ tinh trong quỹ đạo thấp. Quân đội TQ đã bắt đầu được huấn luyện sử dụng tên lửa này. Bắc Kinh thậm chí có tham vọng nhắm vào mục tiêu là các vệ tinh trong quỹ đạo cao hơn. Cường quốc kinh tế thứ hai thế giới đã phóng một vật thể với độ cao cực đại đạt 30.000 km hồi tháng 5-2013. Theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, đây có thể là một thử nghiệm nhằm đạt được khả năng chống vệ tinh tầm cao.
Trong khi đó, Nga tuyên bố sẽ phát triển tên lửa phóng từ trên không nhắm vào các vệ tinh trong không gian của Mỹ. Những vệ tinh trong quỹ đạo tầm cao của Mỹ chứa nhiều tài sản quan trọng, bao gồm các vệ tinh kiểm soát và chỉ huy chiến lược hạt nhân. Những cuộc tấn công chống lại các vệ tinh này sẽ đặc biệt nguy hiểm vì chúng có thể gia tăng lo ngại về chiến tranh hạt nhân và dẫn đến sự leo thang cạnh tranh hạt nhân nếu khủng hoảng hoặc xung đột xảy ra.
Ngân sách đầu tư lĩnh vực không gian vũ trụ
Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, TQ chi khoảng 8,4 tỉ USD và Mỹ chi khoảng 48 tỉ USD cho các chương trình không gian dân sự và quân sự năm 2017.
Theo trang Phys.org, Nga chi khoảng 3 tỉ USD cho các chương trình không gian dân sự này.
Con người chinh phục mặt trăng
Nhà du hành vũ trụ Mỹ Neil Armstrong là người đầu tiên trên thế giới đặt chân lên mặt trăng. Ông đã chỉ huy tàu vũ trụ Apollo 11 đáp xuống mặt trăng ngày 20-7-1969. Câu nói đầu tiên của ông sau khi đặt chân lên mặt trăng “Đây là bước nhỏ bé của con người nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại” đã đi vào sách lịch sử.
Chuyến du hành với tàu vũ trụ Apollo 17 của Mỹ là lần đổ bộ thứ sáu và cuối cùng của con người trên mặt trăng. Apollo 17 rời Trái đất từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy (Mỹ) vào ngày 7-12-1972. Các phi hành gia ở trên bề mặt của mặt trăng trong hơn ba ngày để thu thập mẫu đất, đá và thực hiện các thí nghiệm khoa học. Đây cũng là lần đầu tiên NASA thực hiện một vụ phóng tàu vũ trụ vào buổi đêm và cũng là lần thử nghiệm đầu tiên của tên lửa đẩy thế hệ mới nhất lúc đó của Mỹ là Saturn V.
Theo PL
Bài học xử lý khủng hoảng
Tại phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ ngày 27-3, Tổng Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Mỹ Calvin Scovel khẳng định, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) sẽ thay đổi đáng kể phương thức giám sát an toàn hàng không kể từ tháng 7-2019.
Thay đổi nhằm đảm bảo cơ quan này xác định và theo dõi được những khu vực có rủi ro cao nhất trong chứng nhận hàng không và một số vấn đề khác như đào tạo phi công để xử lý khi hệ thống bay tự động cảnh báo khẩn cấp.
Những lo ngại liên quan tới độ an toàn của Boeing 737 MAX khiến hàng loạt nước "cấm cửa" loại máy bay này sau vụ tai nạn thảm khốc ngày 10-3 của hãng hàng không Ethiopian Airlines cướp đi sinh mạng của 157 người.
Trong lúc Boeing xem các giải pháp sửa chữa và cập nhật phần mềm là ưu tiên hàng đầu để lấy lại niềm tin và vị thế thì các chuyên gia cho rằng, động thái xử lý khủng hoảng truyền thông của Boeing đã phạm sai lầm, có thể ảnh hưởng lâu dài đến uy tín của hãng.
Channel News Asia ngày 27-3 dẫn ý kiến chuyên gia giải quyết khủng hoảng truyền thông Kelli Matthews của Đại học Oregon (Mỹ) nhận định, trong những cuộc khủng hoảng có liên quan đến tính mạng con người, điều quan trọng nhất là phải có sự đồng cảm và cẩn trọng.
Hai ngày sau vụ tai nạn hàng không ở Ethiopia, cách tiếp cận của Boeing ban đầu là quá đề phòng, chậm chạp và thụ động. Nó cho thấy sự thiếu cởi mở và trách nhiệm. Trong 2 ngày đó, Giám đốc Điều hành Boeing Dennis Muilenburg vẫn khẳng định các máy bay 737 MAX an toàn. Ngoài những tuyên bố này và thêm 2 tuyên bố "dỗ ngọt" nữa của ông Muilenburg, lãnh đạo của Boeing đã im lặng. Im lặng là thụ động và cho thấy Boeing đã không những không kiểm soát mà còn không nỗ lực kiểm soát tình huống của khủng hoảng.
Kết quả là, Boeing dường như chỉ cố bảo vệ hình ảnh một công ty quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn là con người, chỉ lo vội vã sản xuất một dòng máy bay chiếm đến 1/3 doanh thu của hãng. Câu chuyện càng được các hãng hàng không, truyền thông, nhân viên và những người ủng hộ an toàn bay đẩy đi xa hơn.
Thay vì chủ động cho tiếp đất các máy bay 737 MAX, thì Boeing lại do dự, không minh bạch và không chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho những gì đã xảy ra, để các hãng hàng không, các quốc gia và cơ quan quản lý phải tự quyết định "cấm cửa" 737 MAX. Theo chuyên gia xử lý khủng hoảng truyền thông Timothy Coombs, hình ảnh của một công ty được xác định bởi sự cởi mở sẵn có của công ty đối với truyền thông, sẵn sàng cung cấp thông tin và trung thực. Boeing đã thất bại trong 3 lĩnh vực này. Trong khi đó, các tuyên bố của lãnh đạo Boeing thiếu giá trị cốt lõi là an toàn bay và thiếu thông tin có ý nghĩa.
Sau khi phải chịu nhiều sức ép về lỗi hệ thống của 737 MAX, Boeing đã kiểm tra nâng cấp hệ thống vào ngày 25-3, 2 ngày sau khi các phi công của American Airlines và Southwest Airlines thực hiện các chuyến bay mô phỏng tại Renton, Washington.
Tuy nhiên, ngày 26-3, một máy bay Boeing 737 MAX của hãng hàng không Southwest Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi phát hiện trục trặc động cơ khi đang di chuyển từ Orlando, bang Florida về bãi đậu ở Victorville, bang California. Giữa lúc Boeing đang chật vật giải quyết cuộc khủng hoảng mang tên 737 MAX thì đối thủ của họ là Airbus của châu Âu thông báo đã giành được hợp đồng bán 300 máy bay thương mại cho các hãng hàng không Trung Quốc
HẠNH CHI
Theo SGGP
Mỹ muốn đưa phụ nữ lên mặt trăng Phó Tổng thống Mike Pence hôm 26-3 công bố mục tiêu đưa người Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng 5 năm tới "bằng bất kỳ phương tiện nào cần thiết". Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Không gian quốc gia tại TP Huntsville, bang Alabama, ông Pence nhấn mạnh Mỹ đang trong cuộc đua không gian, tương tự những gì...