Mỹ: Nga làm thay đổi cán cân quyền lực thế giới
Nga trỗi dậy
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin hạ lệnh tham chiến, chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria cuối tháng 9/2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo Nga đang đổ thêm dầu vào lửa ở Syria và “không chuyên nghiệp” khi chỉ thông báo với Mỹ vài giờ đồng hồ trước khi triển khai chiến dịch không kích.
Thế nhưng, chỉ vài tuần sau, không quân Nga chứng minh hiệu quả bằng những kết quả cụ thể với các mục tiêu của IS bị phá hủy từng ngày. Điều đó không chỉ chứng tỏ khả năng của Nga mà còn chỉ ra sự thất bại của Mỹ.
Ý đồ của ông Putin rất rõ: Trợ giúp chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, nhằm bảo vệ những lợi ích chiến lược của mình. Cho phép Syria trở thành một thiên đường đối với các hoạt động khủng bố sẽ không mang lại lợi ích cho bất cứ nước nào, trong đó có cả Nga. Ông Putin không cho phép điều đó xảy ra và gần như đã làm được.
Không những thế, ông Putin ép được ông Obama trong vấn đề số phận của ông Assad – Tổng thống Syria. Trước đây, ông Obama và các đồng minh châu Âu nhất quyết đòi ông Assad phải từ chức để mở đường cho các biện pháp hòa bình.
Sự kiên quyết của Mỹ đã khiến các nhà bình luận hồi đầu năm nay còn cho rằng, sự tồn tại của chính quyền Syria chỉ tính bằng ngày. Thế nhưng mọi sự đã không như dự đoán.
Dù miễn cưỡng nhưng Mỹ vẫn phải thừa nhận sức mạnh của Nga.
Video đang HOT
Sau các cuộc không kích của Nga, phương Tây do Mỹ dẫn đầu xuống nước khi nói rằng: Số phận của ông al-Assad do nhân dân Syria quyết định, đó là chuyện nội bộ. Và điều này đã được 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua ngày 18/12 vừa qua.
Ngay chính ông Obama cũng phải thừa nhận: “Tôi không thể nói là đã làm được điều gì cho Syria trong một năm qua. Syria đã trở thành một vấn đề khó khăn. Thay đổi bối cảnh ở Syria là điều chúng ta chưa thể làm được. Tôi thừa nhận điều đó”, theo 60 Minutes.
Để ép được các cường quốc ra quyết định kể trên, một phần nhờ vào sự bộc lộ sức mạnh quân sự hiệu quả trong các cuộc không kích IS; nhất là việc phóng tên lửa hành trình tấn công từ biển Địa Trung Hải, cách mục tiêu khoảng 1.500km.
Theo cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, “hành động của Nga là dấu hiệu mới nhất về sự phân rã vai trò của chính quyền ông Obama trong ổn định tình hình Trung Đông”.
Mỹ thừa nhận
Mới đây nhất là vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga ngày 24/11. Nhiều người cho rằng, Mỹ đã ngầm gật đầu để Thổ Nhĩ Kỳ hành động như vậy; bằng cách cung cấp thông tin về đường đi của chiếc máy bay này.
Đây cũng có thể là một kế ly gián, để Nga -Thổ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, gây thiệt hại cho cả hai bên, và dần dần hướng hai quốc gia đang là đối tác, bằng hữu vào thế đối đầu.
Kênh truyền hình Lifenews (Nga) cáo buộc, trước khi đưa ra quyết định bắn hạ Su-24, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhận được cái gật đầu từ người đồng cấp Mỹ Barack Obama trong cuộc họp riêng tại G20 ngày 15-16/11.
Máy bay Nga xuất kích tấn công IS ở Syria.
Những bằng chứng mà Nga đưa ra sau đó để phản bác, cùng bình luận của giới chức Mỹ cho rằng, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là “hiếu chiến quá mức” và “được lên kế hoạch từ trước đều bất lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có thể đã mắc bẫy của Mỹ.
Nhưng Putin thì không, khi mà những phản ứng của Nga sau vụ Su-24 được giới phân tích đánh giá là đúng mực và khôn khéo, với việc ngừng dự án xây dựng đường ống khí đốt Turkish Stream đi qua Thổ Nhĩ Kỳ, chấm dứt hoạt động du lịch và hạn chế nông sản có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Sự cố trên càng khiến Thổ Nhĩ Kỳ đánh mất ảnh hưởng của mình ở Trung Đông và vùng Balkan vào tay Nga.
Mới đây, khi Nga tuyên bố thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Syria, Iran và Iraq trong cuộc chiến chống IS, tờ The New York Times cho rằng, Mỹ đã “nếm mùi thua cuộc”.
Theo_Báo Đất Việt
Triều Tiên: Trường học tăng cường giảng dạy về Kim Jong-un
Triều Tiên gần đây đã tăng cường giáo dục về nhà lãnh đạo nước này - ông Kim Jong-un cho các thế hệ học sinh trong một nỗ lực mới nhất nhằm củng cố quyền lực của thế hệ thứ ba.
Kim Jong-won - một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Giáo dục Hàn Quốc ở Seoul trong một nghiên cứu cho hay chương trình giáo dục mới cho các trường tiểu học, trung học và phổ thông trung học trong năm 2013 và năm 2014 của Triều Tiên đã thêm các môn học về Kim Jong-un, bao gồm cuộc đời ông Kim thời thơ ấu và hoạt động cách mạng của ông.
Nghiên cứu lần này được các cộng tác của ông Kim Jong-won là Kim Ji-soo và Han Seung-dae, một chuyên gia về Triều Tiên tại ĐH Dongguk ở Seoul cùng làm.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Telegraph
Ông Kim Jong-un đã đưa ra một loạt các chính sách để củng cố quyền lực của mình kể từ khi lên nắm quyền Triều Tiên hồi năm 2011.
Trước đây, sinh viên Triều Tiên được dạy về Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) và vợ Kim Jong-suk, cùng con trai của Kim Il-sung là Kim Jong-il (Kim Chính Nhật).
Ông Kim Jong-un là thế hệ quyền lực thứ ba của Triều Tiên. Các chuyên gia cũng cho biết Triều Tiên đã tăng số giờ học môn tiếng Anh từ một giờ lên hai giờ một tuần cho các học sinh lớp 4.
Trước đây, Triều Tiên gọi tiếng Anh là "ngoại ngữ" nhưng bây giờ nước này không còn cách gọi chung chung như vậy nữa, mà gọi thẳng là "tiếng Anh".
Đối với môn toán, một số câu hỏi sẽ liên quan đến Kim Jong-un, cũng như cha ông (Kim Jong-il) và ông nội ông (Kim Il-sung).
Bảo Anh
Theo_PLO
Quyền lực trong ngân hàng AIIB được phân chia thế nào? Ngày 16/1, lễ khai trương Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) diễn ra tại Bắc Kinh với sự tham gia của đại diện 57 nước thành viên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự và phát biểu tại buổi lễ. Các hoạt động trong khuôn khổ Lễ khai trương sẽ diễn ra đến ngày 18/1 và Thủ...