Mỹ: New York trải qua đợt ‘hạn hán’ tuyết mùa Đông dài nhất lịch sử
Tính đến ngày 29/1, thành phố New York đã trải qua 326 ngày không có tuyết rơi, phá kỷ lục về đợt tuyết muộn nhất trong mùa Đông.
Người dân đón Giao thừa tại Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ, ngày 1/1/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXV tại New York, kỷ lục trước đó từng được thiết lập 50 năm trước đây. Đó là năm 1973, khi trận tuyết đầu tiên được ghi nhận của mùa Đông là ngày 29/1. Theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS), kỷ lục về số ngày mùa Đông không tuyết cũng được xác lập tại nhiều thành phố ở Bờ Đông khác của nước Mỹ, như Baltimore, Philadelphia và thủ đô Washington.
Quãng thời gian không có tuyết rơi dài nhất tại thành phố New York là 332 ngày, kết thúc vào ngày 15/12/2020 với trận bão tuyết lớn. Dữ liệu dự báo thời tiết cho thấy trong tuần từ 30/1-4/2 vẫn sẽ không có tuyết tại thành phố “Quả táo”. Nhiều khả năng kỷ lục về số ngày “hạn hán” tuyết rơi cũng sẽ sớm được xác lập.
Thành phố New York thường đón đợt tuyết rơi đầu tiên vào giữa tháng 12 hàng năm. Mùa Đông năm 2021, trận tuyết đầu tiên xuất hiện đúng tối Giáng sinh. Thời tiết mùa Đông năm nay tại thành phố New York cũng ấm hơn mức bình thường. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong ngày 29/1 là 11 độ C.
Ngày gần nhất New York có tuyết là ngày 22/3/2022. Trên thực tế, thành phố cũng từng ghi nhận một số đợt tuyết non trong mùa Đông năm nay, nhưng chưa đủ được gọi là “tuyết rơi có thể đo đếm được”. Các nhà khí tượng học định nghĩa chỉ khi xuất hiện lớp tuyết dày tối thiểu 0,1 inch (0,254 cm) tại Công viên Trung tâm ( Central Park) ở thành phố New York mới được gọi là tuyết rơi.
Mỹ: Số ca song sinh giảm liên quan đến phong tỏa phòng chống dịch COVID-19
Dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Mỹ cho thấy số ca song sinh tại nước này đã giảm trong giai đoạn diễn ra phong tỏa phòng chống dịch COVID-19.
Các cặp song sinh lái xe đạp tại Công viên Trung tâm ở New York (Mỹ) năm 2015. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn báo cáo ngày 7/12 của CDC Mỹ cho thấy số ca song sinh ở nước này giảm 7% trong giai đoạn 2019 - 2020 từ 120.291 trường hợp xuống còn 112.437 trường hợp. Trong khi đó, vào giai đoạn 2014 - 2019 mức trung bình giảm hàng năm số ca song sinh là 2%.
Tỷ lệ song sinh giảm mạnh nhất được ghi nhận vào tháng 11 và tháng 12/2020 cùng tháng 1/2021 với lần lượt là 10%, 14% và 7% so với cùng kỳ năm trước đó.
Số ca sinh một trong khi đó chỉ giảm 3% ở cùng giai đoạn 2019 - 2020. Tỷ lệ sinh đôi cũng không tăng đáng kể trong năm 2021 so với mức của 2020.
Các chuyên gia cho rằng việc khó tiếp cận điều trị vô sinh trong giai đoạn đầu dịch COVID-19 đã dẫn đếm giảm số ca song sinh. Nhóm có tỷ lệ sinh đôi giảm mạnh nhất là phụ nữ trên 40 tuổi, những người nhiều khả năng tìm đến điều trị vô sinh. Nhóm giảm tỷ lệ sinh đôi giảm ít nhất là phụ nữ dưới 30 tuổi.
Trong bản báo cáo ngày 7/12 có nội dung: "Thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2021 trùng hợp với quãng thời gian thụ thai ở giai đoạn đầu dịch COVID-19 khi các chuyên gia y học sinh sản tạm thời hạn chế điều trị vô sinh".
Tuy nhiên, chưa thể chứng minh phong tỏa phòng chống COVID-19 khiến tỷ lệ sinh đôi giảm bởi trên thực tế nhóm phụ nữ gốc Mỹ Latinh có tỷ lệ giảm sinh đôi lớn hơn nhóm phụ nữ khác trong khi họ là nhóm ít tìm đến điều trị vô sinh.
Nữ phượt thủ trẻ tuổi đi vòng quanh thế giới bằng xe máy Với hy vọng phá kỷ lục Guinness, nữ phượt thủ mới 22 tuổi đang thực hiện hành trình đi vòng quanh thế giới bằng xe máy. Sinh ra trong gia đình toàn các tay lái mô tô, Bridget McCutchen (22 tuổi) ở phía bắc bang Wisconsin của Mỹ đã được trải nghiệm cảm giác "cực ngầu" khi ngồi trên xe máy rong ruổi...