Mỹ nêu lý do trừng phạt con gái của Tổng thống Putin
Quan chức Mỹ cho rằng các con gái của ông Putin đang nắm giữ khối tài sản lớn của chính quyền Nga.
Theo hãng tin Reuters, vòng trừng phạt mới nhất của Washington đối với Moskva có hai mục tiêu mới: hai cô con gái của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Katerina và Maria, những người mà các quan chức Mỹ cho rằng đang có những hoạt động liên quan đến Chính quyền Nga.
Hình ảnh được cho là hai con gái của ông Putin là Katerina Vladimirovna Tikhonova (trái) và Maria Vladimirovna Vorontsova. Ảnh: Thời báo Moskva
Con gái của ông Putin, Katerina Vladimirovna Tikhonova, là giám đốc điều hành công nghệ có nhiệm vụ hỗ trợ Chính phủ Nga và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này, theo chi tiết trong gói trừng phạt của Mỹ được công bố hôm 6/4.
Người con gái khác của ông Putin là Maria Vladimirovna Vorontsova, lãnh đạo các chương trình do chính phủ tài trợ trị giá hàng tỷ USD từ Điện Kremlin cho nghiên cứu di truyền học và được đích thân nhà lãnh đạo Nga giám sát, thông báo của Mỹ cho biết.
Video đang HOT
“Chúng tôi có lý do để tin rằng Tổng thống Putin và nhiều người thân cận của ông, trong đó có các nhà tài phiệt, các thành viên gia đình đang che giấu tài sản của họ trong hệ thống tài chính Mỹ và ở nhiều nơi khác trên thế giới. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang nhắm mục tiêu vào họ”, một quan chức cấp cao của Chính quyền Mỹ nói với các phóng viên trong điều kiện dấu tên.
Reuters đã không thể liên lạc ngay với các con gái của ông Putin, đại diện của họ hoặc Điện Kremlin để đưa ra bình luận.
Các biện pháp trừng phạt mới được công bố của Mỹ cũng bao gồm con gái và vợ của Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov. Washington cũng cấm người Mỹ đầu tư vào Nga, đồng thời nhắm mục tiêu vào các tổ chức tài chính Nga và các quan chức Điện Kremlin.
Các con gái của Tổng thống Putin, những người mà Mỹ cho rằng đang giúp ông che giấu tài sản, chưa bao giờ xác nhận công khai nhà lãnh đạo Nga là bố của họ và ông Putin cũng thường từ chối trả lời các câu hỏi về họ.
Một cuộc điều tra của Reuters từ năm 2015 đã nêu chi tiết các mối liên hệ và ảnh hưởng của Katerina, một vũ công Nga. Báo cáo cho biết: “Katerina, 29 tuổi, từng là vợ của Kirill Shamalov, con trai của Nikolai Shamalov, một người bạn thân cận của Tổng thống Putin. Shamalov là một cổ đông của Ngân hàng Rossiya, mà các quan chức Mỹ mô tả là ngân hàng riêng của giới thượng lưu Nga”.
Khi còn là vợ chồng, Shamalov và Katerina đã nắm giữ cổ phần trị giá khoảng 2 tỷ USD, theo ước tính của các nhà phân tích tài chính cho Reuters.
Cũng theo điều tra của Reuters, con gái lớn của ông Putin học sinh học tại Đại học St.Petersburg và y khoa tại Đại học Quốc gia Moskva. Bà Maria Vorontsova cũng tham gia rất nhiều vào lĩnh vực nghiên cứu gen, lĩnh vực mà Tổng thống Putin trong quá khứ đã mô tả là một lĩnh vực sẽ “quyết định tương lai của toàn thế giới”.
Theo báo chí Nga và phương Tây, Maria đã kết hôn với doanh nhân người Hà Lan Jorrit Joost Faassen. Faassen từng làm việc cho Gazprombank, một công ty cho vay lớn liên hệ chặt chẽ với giới thượng lưu có mối quan hệ gần gũi với ông Putin.
Venezuela nêu điều kiện bán dầu cho Mỹ trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine
Caracas sẵn sàng khôi phục thương mại trong lĩnh vực dầu khí với Mỹ với điều kiện Washington công nhận tính hợp pháp của Tổng thống Nicolas Maduro.
Kênh RT (Nga) ngày 13/3 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Venezuela Felix Plasencia cho biết, Caracas sẵn sàng bán dầu cho Mỹ, trong khi vẫn ủng hộ Moskva.
Venezuela cho biết sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực dầu mỏ, với điều kiện chủ quyền của họ được tôn trọng. Ảnh: AP
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Plasencia nêu rõ việc Washington và Caracas hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không phải là một "mối quan hệ kỳ lạ", vì Venezuela đã buôn bán dầu với Mỹ trong một thời gian dài.
Bộ trưởng Ngoại giao Veneuela lập luận rằng nước này xuất khẩu năng lượng sang Mỹ sẽ "tốt cho tất cả mọi người", lưu ý Mỹ được hoan nghênh ở nước này miễn là Washington "tôn trọng chủ quyền" của Venezuela và công nhận Tổng thống Nicolas Maduro là "nhà lãnh đạo hợp pháp và duy nhất của Venezuela".
Theo ông Plascenia, Mỹ nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Venezuela nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ. Venezuela hiện khai thác một triệu thùng dầu mỗi ngày và có kế hoạch tăng lên 2 triệu thùng vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Plasencia nhấn mạnh rằng Venezuela vẫn là "đồng minh" của Nga" và nước này coi Tổng thống Nga Vladimir Putin "là một người đứng đầu Chính phủ có trách nhiệm".
"Chúng tôi tôn trọng ông ấy (Tổng thống Putin) với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cho rằng ông ấy sẽ làm những điều tốt nhất cho người dân của mình", ông Plascenia nhận xét.
Tuần trước, một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã tới thăm Venezuela trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Để phản ứng với cuộc xung đột này, Chính phủ Mỹ đã trừng phạt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, khiến giá khí đốt của Mỹ tăng cao. Có những ý kiến cho rằng Washington có thể chuyển sang Venezuela như một nhà cung cấp dầu thô thay thế.
Hungary phản đối trừng phạt năng lượng Nga Hungary tuyên bố sẽ không từ bỏ khí đốt của Nga. Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: Reuters Theo trang tin Unian.ua (Ukraine) ngày 9/3, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ là gánh nặng lớn đối với Hungary. Sau cuộc hội đàm với người đồng...