Mỹ nêu điều kiện đanh thép với Syria để nhận được viện trợ tái thiết
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 10/10 tuyên bố Syria sẽ không nhận được một đồng viện trợ tái thiết nào từ Mỹ nếu vẫn để lực lượng Iran hiện diện trên lãnh thổ.
“Việc lực lượng do Iran hậu thuẫn có rời khỏi đất nước này hay không phụ thuộc vào chính phủ Syria, họ phải chịu trách nhiệm về sự hiện diện này. Nếu Damascus không đảm bảo lực lượng này rút hết, họ sẽ không nhận được một đồng viện trợ tái thiết nào từ Mỹ”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh khi phát biểu tại Viện An ninh quốc gia Do Thái của Mỹ.
Ông đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy quan điểm của Tổng thống Trump về việc cô lập Iran, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp đặt “một số biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất trong lịch sử” đối với Tehran.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại phòng Bầu Dục của Nhà Trắng hôm 8/10. (Ảnh: AP)
Tuyên bố của ông Pompeo được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump đang thay đổi quan điểm về sự can thiệp của Mỹ vào cuộc nội chiến ở Syria.
Mỹ hiện có khoảng 2.000 binh sỹ đồn trú ở Syria với nhiệm vụ tiêu diệt các các nhóm phiến quân cực đoan và tổ chức khủng bố nhà nước hồi giáo IS.
Ngoại trưởng Mỹ nói rằng chiến đấu với IS vẫn sẽ tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của Washington, tương đương việc Iran rút quân khỏi Syria.
Tháng 9 vừa qua, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho biết Mỹ sẽ tiếp tục đảm bảo sự hiện diện quân sự tại Syria chừng nào Iran tiếp tục là mối đe dọa đối với khu vực này.
Vào tháng 8, Mỹ tuyên bố chấm dứt hỗ trợ các dự án tái thiết ở Syria. Khoản tài trợ trị giá 230 triệu USD đã bị đóng băng hồi tháng 3 cùng thời điểm Tổng thống Trump tuyên bố muốn chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia Trung Đông này.
Video đang HOT
Trong một thông báo đưa ra không lâu sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ chuyển số tiền 230 triệu USD này sang các ưu tiên khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
(Nguồn: TOI)
SONG HY
Theo VTC
Syria chuẩn bị như thế nào cho trận chiến cuối cùng tại Idlib
Theo Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã "chiến thắng trong cuộc nội chiến", song không đạt được "hòa bình trong khu vực".
Binh lính quân đội Syria. Ảnh AP
Trong hai năm qua, các lực lượng vũ trang của Syria đã thiết lập quyền kiểm soát hầu hết tại các vùng chiến lược quan trọng của đất nước. Đặc biệt với điểm nhấn là giải phóng thành công Deraa - một thành phố là "trung tâm" của các cuộc nội chiến leo thang.
Hiện tại Damascus đang có kế hoạch giải phóng Idlib - thành trì cuối cùng của phe đối lập và nhóm vũ trang Khayat Tahrir al-Sham có liên hệ với lực lượng khủng bố al-Qaeda chiếm đóng.
Điểm nóng Idlib
Tính từ tháng 5/2017, Idlib trở thành điểm nóng leo thang cuối cùng của Syria. Ngày 3/9, Ngoại trưởng Syria Walid Muallem tuyên bố Damascus đã nằm trong "khu vực chiến thắng". Điều này đã được thế giới ghi nhận.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Iv Le Drian cho rằng, Tổng thống Bashar Assad "đã thắng cuộc chiến, nhưng không đạt được hòa bình trong khu vực".
Ngoại trưởng Le Drian muốn đưa ra lời cảnh báo Damascus về một cuộc tấn công tại Idlib.
Còn từ phía Washington, nơi đang ráo riết chuẩn bị đối phó cho những tình huống có thể xảy ra ở Idllib thì lại đưa ra những cảnh báo gay gắt hơn. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert bày tỏ lo ngại về nguy cơ leo thang bạo lực ở Idlib sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng tới dân thường. Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì nhận định, cuộc tấn công trong khu vực sẽ được xem là "sự leo thang của cuộc xung đột".
Liên quan tới vấn đề này, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, chính quyền Syria cò đầy đủ quyền để trục xuất và kiên quyết loại bỏ những kẻ khủng bố ra khỏi lãnh thổ, và trong khu vực leo thang thì "cần phải có một sự giải tỏa" phe đối lập vũ trang và lực lượng khủng bố.
Trước khi cuộc họp thứ ba của các nhà lãnh đạo Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào ngày 7/9 tới tại Tehran, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đề nghị, tỉnh Idlib phải xóa bỏ được những phần sót lại của lực lượng cực đoan tại đó. Ông Zarif còn cho biết thêm, tại cuộc họp tới, các bên sẽ thảo luận về những biện pháp chống lại các nhóm khủng bố tại Syria.
Mỹ cùng các đồng minh Anh, Pháp không kích Syria. Ảnh: AP
Kịch bản vũ khí hóa học
Trên cơ sở cuộc thảo luận về hoạt động tấn công của lực lượng vũ trang Syria ở Idlib, Bộ Quốc phòng Nga đã cảnh báo về sự khiêu khích quân sự có thể xảy ra với cái cớ sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường. Theo CNN, Mỹ đang chuẩn bị danh sách sơ bộ các mục tiêu không kích các vị trí của lực lượng vũ trang Syria, trong trường hợp kịch bản vũ khí hóa học xảy ra.
Phản bác lại lời cáo buộc phía Nga, Lầu Năm Góc phủ nhận sự khiêu khích không thể trở thành "cái cớ để nổi bật", và cho rằng Moskva đang cố gắng "lan truyền thông tin không chính xác". Trong khi đó, theo đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, thùng chứa clo và đạn dược đã được chuyển tới Idlib.
Khác hẳn với những lời cáo buộc qua lại của các bên liên quan, người dân Damascus lại thể hiện thái độ sẵn sàng đối mặt và không lấy làm lo sợ trước cuộc tấn công của Mỹ.
"Nếu cuộc tấn công quân sự xảy ra thì vẫn không gây ảnh hưởng đến tinh thần của nhân dân và kế hoạch giải phóng Idlib. Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ, Anh và Pháp "vẽ" ra kịch bản sử dụng vũ khí hóa học và biến nó thành cái cớ để tấn công quân sự" - Ngoại trưởng Syria Walid Muallem cho hay.
Người dân tỉnh Idlib, Syria hoảng loạn trong một trận đánh bom tháng 6/2016
Quyền lợi của các bên
Tại Idlib hiện đang có gần 3 triệu dân thường sinh sống, và là thành trì của hơn 70.000 tay súng phiến quân. Ngoài ra, còn có sự hiện diện quân sự quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Từ Liên Hợp Quốc cho đến Tòa thánh Vatican khẩn thiết ra lời cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu cuộc tấn công toàn diện của lực lượng quân sự Syria. Cuộc chiến thành trì cuối cùng ở Idlib được dự báo là thảm khốc nhất từ trước tới nay.
"Gió của chiến tranh vẫn đang thổi và ngày càng mạnh dần lên. Khắp nơi tràn ngập thông tin đáng báo động về nguy cơ cao của thảm họa nhân đạo có thể xảy ra ở Idlib. Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế và tất cả các bên liên quan sử dụng các "đòn bẩy" ngoại giao, đối thoại và đàm phán để bảo vệ cuộc sống cho dân thường" - Đức Giáo hoàng Phanxico nói.
Bất chấp những lời kêu gọi, các bên liên quan như Moskva, Damascus, Ankara và Washington vẫn không tìm được tiếng nói chung tại Idlib. Có thể khẳng định, quy mô của hoạt động quân sự này không chỉ ảnh hưởng đến số phận của chính quyền, mà còn tương lai của nhà nước Syria, sự cân bằng giữa các lực lượng ở Trung Đông giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây.
Mỹ Nga
Theo baonghean/TASS
Sự thật tàn khốc của cuộc nội chiến tại Nam Sudan Cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua tại Nam Sudan thực chất đã cướp đi sinh mạng của 382.000 người, cao gấp nhiều lần so với các thống kê trước đó. Trong số này, một nửa chết bởi bom đạn chiến tranh và nửa còn lại tử vong vì dịch bệnh và không được tiếp cận các dịch vụ y tế. Người...