Mỹ nêu điều kiện cho Ukraine toàn quyền sử dụng vũ khí
Mỹ sẽ dỡ bỏ hạn chế với Ukraine về việc sử dụng vũ khí viện trợ nếu Triều Tiên thực sự triển khai lực lượng quân sự đến hỗ trợ Nga, Lầu Năm Góc tuyên bố.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa gần Bakhmut (Ảnh: Reuters).
Reuters ngày 28/10 đưa tin, Lầu Năm Góc ước tính, Triều Tiên đã đưa khoảng 10.000 quân nhân đến Nga để huấn luyện.
“Một phần trong số những người lính này đã tiến đến gần Ukraine hơn, chúng tôi ngày càng lo ngại Nga có ý định sử dụng những binh sĩ này trong tác chiến, hoặc hỗ trợ các hoạt động chiến đấu chống lại Ukraine tại vùng Kursk gần với biên giới Ukraine”, người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh nói.
Cùng ngày, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, các đơn vị quân sự Triều Tiên đã được triển khai đến vùng Kursk của Nga.
Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine tuần trước cho biết, các đơn vị quân sự đầu tiên của Triều Tiên đã được triển khai đến Kursk. Kiev kêu gọi các đồng minh hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Video đang HOT
“Điểm mấu chốt: hãy lắng nghe Ukraine. Giải pháp: dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công tầm xa của chúng tôi chống lại Nga ngay bây giờ”, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha kêu gọi trên X.
Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, cho biết chỉ các biện pháp trừng phạt sẽ không đủ để đáp trả. Ông nói thêm rằng Kiev cần “vũ khí và một kế hoạch rõ ràng để ngăn chặn kịch bản Triều Tiên hỗ trợ quân sự Nga”.
Tuy vậy, Lầu Năm Góc chưa xác nhận thông tin Triều Tiên triển khai quân đến Kursk hay các khu vực chiến tuyến ở Ukraine. Người phát ngôn Lầu Năm Góc chỉ nói: “Có khả năng là họ đang di chuyển theo hướng Kursk”.
Cả Nga và Triều Tiên đều bác bỏ thông tin triển khai lực lượng quân sự trên, song cũng nhấn mạnh nếu kịch bản như vậy xảy ra cũng không vi phạm luật pháp quốc tế.
Kể từ khi 2 nhà lãnh đạo Nga, Triều Tiên gặp nhau ở vùng Viễn Đông năm ngoái, 2 bên đã nâng cấp quan hệ quân sự và ký hiệp ước quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, bao gồm một hiệp ước phòng thủ chung.
Về việc Mỹ và các đồng minh có thể dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tấn công sâu vào đất Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước cảnh báo Moscow sẽ có nhiều biện pháp đối phó.
“Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét cách ứng phó với các cuộc tấn công tầm xa có thể xảy ra vào lãnh thổ Nga, họ sẽ đưa ra một loạt phản ứng”, chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh.
Tổng thống Putin cho biết hiện vẫn còn sớm để tiết lộ chính xác cách thức, thời gian và địa điểm Nga sẽ đáp trả, nhưng Moscow sẽ đáp trả tương xứng nếu các cuộc tấn công tầm xa được tiến hành vào lãnh thổ Nga.
Theo ông, chỉ quân nhân từ các nước NATO mới có thể vận hành các thiết bị mà Ukraine muốn sử dụng vì Kiev không có đủ chuyên gia cần thiết.
Trước đó, nhà lãnh đạo Nga cũng nêu rõ, sự tham gia trực tiếp của các nước phương Tây sẽ làm thay đổi bản chất của cuộc xung đột và Moscow sẽ buộc phải đưa ra quyết định dựa trên những mối đe dọa có thể tạo ra đối với Nga.
Sự lưỡng lự của phương Tây đối với cuộc chiến ở Ukraine
Phương Tây đang đứng trước tình thế khó xử trong cuộc xung đột ở Ukraine: họ không muốn Ukraine thất bại nhưng cũng chưa chuẩn bị để Kiev giành chiến thắng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Nhà Trắng, Washington, D.C., ngày 12/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine kéo dài chưa có hồi kết, phương Tây đang ở trong một tình thế khó xử: họ không muốn Ukraine thất bại, nhưng cũng chưa chuẩn bị đầy đủ để Kiev có thể giành chiến thắng dứt điểm.
Đây là nhận định của James Nixey, chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Nga tại viện nghiên cứu Chatham House, London (Anh) với Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL) ngày 6/10. Theo ông Nixey, các quốc gia phương Tây đang có một thái độ "nửa vời" trong việc hỗ trợ Ukraine, và điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng trong dài hạn.
Chuyên gia Nixey cho rằng, mặc dù chiến thắng hoàn toàn của Ukraine vẫn là mục tiêu tối đa, nhưng viễn cảnh này ngày càng trở nên xa vời. Kế hoạch hòa bình 10 điểm của Tổng thống Volodymyr Zelensky, nhằm giành lại toàn bộ lãnh thổ do các lực lượng Nga kiểm soát từ trước năm 2014, vẫn nằm trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, không ít người cho rằng điều này là phi thực tế. Những ý kiến này kêu gọi sự thỏa hiệp, chấp nhận rằng một số vùng lãnh thổ như Crimea có thể không bao giờ quay trở lại dưới quyền kiểm soát của Ukraine.
Dẫu vậy, ông Nixey nhấn mạnh rằng bất kỳ nhượng bộ nào với Nga đều khó có thể chấp nhận đối với Ukraine. Thậm chí, ngay cả một cuộc xung đột "đóng băng" như từ năm 2014 đến 2022 cũng không phải là một giải pháp bền vững.
Chuyên gia Nixey cho rằng, với số lượng lớn thường dân đã thiệt mạng và Nga đã "dốc nhiều nguồn lực" trong cuộc chiến, tình hình hiện tại không còn dễ dàng quay trở lại trạng thái "đóng băng" như trước. Ông cũng nhấn mạnh một Ukraine nhượng bộ hoàn toàn trước Nga là điều khó tưởng tượng, vì ngay cả khi thua trên chiến trường, Ukraine vẫn có khả năng tiếp tục cuộc chiến dưới hình thức "chiến tranh du kích".
Theo ông Nixey, vấn đề đặt ra là phương Tây đang không làm đủ để giúp Ukraine giành chiến thắng, nhưng cũng không sẵn lòng để nước này thất bại. Họ cung cấp hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine, nhưng các biện pháp này mang tính "nhỏ giọt" và thiếu quyết đoán. Điều này tương tự như việc "đá quả bóng" giữa sân, không đủ mạnh để "ghi bàn" nhưng cũng không đủ yếu để "mất bóng".
Vấn đề trên phản ánh sự do dự trong việc đưa ra các quyết định mang tính chiến lược quan trọng. Ông Nixey lấy ví dụ về việc Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Mặc dù động thái này được đánh giá cao, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về việc sử dụng chúng, đặc biệt khi Nga đã thiết lập các căn cứ không quân gần biên giới Ukraine. Việc không rõ ràng về các quy tắc sử dụng là một phần của sự do dự mà chuyên gia Nixey chỉ ra.
Phương Tây cũng lo ngại về những hậu quả nếu Nga thất bại. Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây lo ngại rằng một nước Nga suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, kiểm soát vũ khí hạt nhân lỏng lẻo. Đây là những viễn cảnh mà phương Tây không sẵn sàng đối mặt, dẫn đến sự thận trọng trong các động thái chống Nga.
Ông Nixey lưu ý rằng, một trong những vấn đề cốt lõi hiện nay là phương Tây không có một kế hoạch dài hạn rõ ràng cho Ukraine. Phương Tây muốn duy trì trật tự thế giới hiện tại, nhưng lại không có đủ ý chí để đối đầu trực diện với Nga và kết thúc cuộc chiến theo hướng có lợi cho Ukraine. Điều này, theo ông, là hệ quả của việc phương Tây không muốn đối mặt với những thay đổi lớn trong cán cân quyền lực quốc tế.
Trước bối cảnh đó, ông Nixey cảnh báo rằng Ukraine đang phải đối mặt với một tương lai bất định, khi họ không nhận được sự hỗ trợ quyết liệt từ phương Tây để có thể giành chiến thắng. Cuộc chiến có thể kéo dài thêm nhiều năm nữa nếu không có những thay đổi mang tính chiến lược từ phía các nước phương Tây. Điều này tạo ra một trạng thái "tê liệt" trong cuộc xung đột: không bên nào thắng, không bên nào thua, và không có dấu hiệu rõ ràng về kết thúc.
NATO xác nhận quân Triều Tiên đã tham chiến cùng Nga chống Ukraine, Mỹ cảnh báo NATO xác nhận binh sĩ CHDCND Triều Tiên đã được triển khai để chống lực lượng Ukraine tại tỉnh Kursk của Nga. Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 28.10 xác nhận binh sĩ Triều Tiên đã tham chiến cùng đối tác Nga tại Kursk, chống lại lực lượng Ukraine, theo ABC News. Vị quan chức cho rằng động thái này của Triều...