Mỹ nếm trải “công lực” cực mạnh của S-400
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hồi cuối tuần vừa rồi đã thẳng thừng tuyên bố nước ông không có ý định hỏi xin phép bất kỳ ai để mua những hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 của Nga, tờ Milliyet đưa tin.
Đây chính là thông điệp mạnh mẽ mà Ankara muốn gửi đến Mỹ sau khi liên tiếp phải đón nhận những lời cảnh báo, đe dọa từ đồng minh. Có vẻ như hệ thống S-400 của Nga đang phá tan quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan
“Chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận với Nga về hệ thống S-400 và một số nước lo ngại vì điều đó. Tôi rất tiếc nhưng chúng tôi sẽ không hỏi xin phép bất kỳ liên quan đến chuyện này”, tờ Milliyet dẫn lời Tổng thống Erdogan cho biết.
Trước đó, ngày 31/8, Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã nói, Ankara hy vọng sẽ đón nhận những hệ thống tên lửa phòng không S-400 từ Nga “càng sớm càng tốt”.
Hồi tháng 12 năm ngoái, Moscow và Ankara đã ký một thỏa thuận 2,5 tỉ USD để mua hệ thống S-400 của Nga. Nga dự kiến cung cấp các tổ hợp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu năm 2020. Tuy nhiên, sau khi Ngoại trưởng Sergey Lavrov tiến hành hội đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hồi đầu tháng 4, ông Lavrov đã thông báo, Moscow sẵn sàng đẩy nhanh tiến độ thực hiện hợp đồng S-400 cho Ankara.
Video đang HOT
Hợp đồng mua các khẩu đội tên lửa phòng không tinh vi S-400 của Nga là thỏa thuận vũ khí ý nghĩa nhất của Ankara với một quốc gia không phải là thành viên của NATO.
Tuy nhiên, hợp đồng trên là nguồn cơn gây ra sự mâu thuẫn sâu sắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ. Washington trong thời gian quan đã thể hiện sự tức giận và lo ngại trước việc đồng minh Ankara mua các hệ thống S-400 của Nga. Giới chức Mỹ liên tục cảnh báo, đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ về hậu quả, về sự trừng phạt nếu tiếp tục thúc đẩy hợp đồng mua S-400 của Moscow.
Nga rất bất bình trước hành động can thiệp của Mỹ vào hợp đồng S-400. Mới đây, hôm 25/05, Tổng thống Putin đã công khai lên tiếng chỉ trích Mỹ về việc tìm mọi cách gây sức ép để Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ hợp đồng với Nga.
Bất chấp những làn sóng chỉ trích gay gắt, những cảnh báo sắc lạnh của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ đến nay vẫn thể hiện một lập trường cứng rắn, kiên quyết trong ý định theo đuổi đến cùng hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không cực mạnh S-400 của Nga. Gần đây nhất, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut avuolu đã lên tiếng khẳng định, việc mua các hệ thống S-400 là “điều bắt buộc” đối với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ không phận của nước này.
S-400 Triumph là thế hệ tên lửa chiến thuật hiện đại nhất của Nga và cũng là một trong những loại tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới hiện nay. Nó là thứ vũ khí phòng không được rất nhiều nước thèm muốn. S-400 được phát triển và cải tiến từ hệ thống tên lửa phòng không S-200 và S-300. NATO gọi S-400 của Nga bằng cái tên SA-21 Growler.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 27km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, tên lửa có cánh kích thước nhỏ và tên lửa hỏa tiễn có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng. Chính vì tính hiệu quả của S-400 nên Nga đã cho triển khai các hệ thống tên lửa phòng không này ở Moscow để bảo vệ thủ đô.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện sự bất mãn lớn với đồng minh Mỹ. Tổng thống Erdoan hồi cuối tuần đã chỉ trích gay gắt Mỹ về các biện pháp trừng phạt nhằm vào Ankara, nói rằng Mỹ cư xử “như những con sói hoang”.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo vnmedia
Liên tiếp "đòn giáng" Mỹ, Ấn Độ quyết mua S-400 từ Nga
Ấn Độ sẽ vẫn tiến hành mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga bất chấp những đe doạ trừng phạt từ Washington.
Hãng thông tấn Ấn Độ PTI đưa tin, tại các cuộc gặp gỡ cấp Bộ trưởng theo thể thức "2 2" đầu tiên sắp diễn ra, Ấn Độ sẽ thông báo với Mỹ về quyết định tiến hành mua hệ thống phòng thủ trên không S-400 do Nga sản xuất, bất chấp những phản đối và đe doạ trừng phạt từ phía Mỹ.
Đặc biệt, theo PTI, New Delhi lên kế hoạch đề nghị Washington không áp dụng các lệnh trừng phạt liên quan tới hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga. Một trong những lý do có thể sẽ được đưa ra đó là quan hệ thương mại quốc phòng vốn đã có bề dày lịch sử khá lâu năm giữa hai nước Nga và Ấn Độ.
"Ấn Độ gần như đã hoàn thành thoả thuận tên lửa S-400 với Nga, và chúng tôi sẽ tiến hành mua nó. Chúng tôi sẽ truyền tải lập trường này tới Mỹ," một nguồn tin cấp cao nói với PTI.
Các cuộc gặp gỡ giữa Mỹ và Ấn Độ sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tới đây tại New Delhi.
Hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết, các cuộc thảo luận giữa Ấn Độ và Nga liên quan tới việc mua hệ thống S-400 đã đi tới giai đoạn cuối. Nếu hợp đồng được ký kết, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ ba sau Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu các tên lửa đất đối không tầm xa tân tiến này.
Ấn Độ "quyết tâm" trở thành quốc gia thứ ba sau Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (ảnh: Sputnik)
Vào cuối tháng Tám, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Randal Schriver cho biết, việc các nước mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga khiến Mỹ quan ngại vì nhiều lý do khác nhau.
Ông Shriver không nói rõ liệu Mỹ có "bỏ qua", không trừng phạt Ấn Độ hay không; tuy nhiên, quan chức này cũng thừa nhận, Ấn Độ là một đồng minh quan trọng của Mỹ và New Delhi có thể tự đưa ra quyết định của mình.
Cũng trong một buổi họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert từng tuyên bố, các chính phủ trên thế giới đã được cảnh báo sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ, nếu chọn mua các tên lửa S-400 của Nga.
Theo toquoc
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thẳng thừng tuyên bố "vỗ mặt" Trump Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thẳng thừng tuyên bố rằng, Ankara không cần sự cho phép của bất cứ ai để mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga vài ngày sau khi bị Mỹ hăm dọa, ép từ bỏ thương vụ này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan "Chúng tôi đã thực hiện thương vụ S-400 với...