Mỹ-NATO quên hết lời hẹn thề không vây Nga
Một bài viết trên tờ báo Mỹ Los Angeles Times cho rằng, chính nước này đã phản bội lời hứa với Nga, chứ không phải Moscow là kẻ khiêu khích.
Mỹ muốn mở rộng hiện diện quân sự về phía đông
Vừa qua, các quan chức quân sự Mỹ tiếp tục bày tỏ ý định mở rộng sự hiện diện quân sự ở sườn phía đông của NATO, trong đó trọng tâm là Ukraine và 3 nước Cộng hòa Baltic là Estonia, Latvia và Litva, để tiến sát biên giới phía tây-tây bắc nước Nga.
Phát biểu trước giới truyền thông phương Tây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Anthony Blinken nêu nhiệm vụ của NATO là “đấu tranh chống các mối đe dọa trên sườn phía đông và phía nam”, đồng thời “tăng cường sự hiện diện thường xuyên ở biên giới phía đông của NATO”.
Các phương tiện truyền thông Ba Lan dẫn lời ông Blinken trong chuyến thăm Warsaw của nhà ngoại giao Mỹ cho biết, Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục tham gia kế hoạch (“Đông tiến”) của NATO, đồng thời sẽ tăng gấp bốn lần chi tiêu quân sự cho các hoạt động chung với khối này.
Nhờ khoản kinh phí lớn này, Mỹ sẽ đảm bảo cung cấp cả một sư đoàn cùng thiết bị hạng nặng tại châu Âu. Trên sườn phía đông, sẽ bố trí một lữ đoàn 4.000 quân để duy trì sự hiện diện liên tục ở châu Âu” – Anthony Blinken nói. Theo lời ông, các quân nhân Mỹ sẽ hiện diện thường trực tại Ba Lan.
Trước đó, tân Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang hỗn hợp của NATO tại châu Âu là viên tướng Mỹ Curtis Scaparotti đã kêu gọi các thành viên Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương phải “thường xuyên sẵn sàng đối phó với mối đe dọa từ phía Nga và những kẻ khủng bố”.
Ngay trong lễ nhậm chức vào ngày 5/5 vừa qua, vị Tân Tổng tư lệnh NATO ở châu Âu (thay thế tướng Philip Breedlove – người cũng thường xuyên có những phát biểu gay gắt chĩa vào Nga) đã kêu gọi khối này tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến với Nga.
Tướng Scaparotti cho rằng, liên minh hiện đối mặt với một nguy cơ lớn từ “nước Nga hồi sinh” và xếp Nga trên các mối đe dọa khác nguy hiểm khác như chủ nghĩa khủng bố và khủng hoảng người tị nạn – những vấn đề chính đang gây bất ổn định tại Trung Đông và Bắc Phi.
Mỹ-NATO đang siết chặt vòng vây toàn diện xung quanh Nga
Video đang HOT
Đồng thời khối này cũng mở hàng loạt cuộc tập trận với đủ các khoa mục trên bộ và trên biển Baltic, Biển Đen nhằm đối phó với Nga, ví dụ như loạt cuộc tập trận trong khuôn khổ chiến dịch “Quyết tâm Đại Tây Dương” (Operation Atantic Resolve), Dragon Pioneer hay cuộc tập trận Spring Storm.
Lấy cớ phục vụ cho những hoạt động này, Mỹ và NATO đã triển khai hàng chục ngàn binh lính tới các nước xung quanh Nga, cùng với lợt thiết bị hạng nặng như xe tăng M1 Abram, xe bọc thép Stryker, Bradley cùng các máy bay chiến đấu và tàu chiến phòng thủ tên lửa Aegis.
Điều này dẫn đến việc Nga xây dựng thêm các đơn vị mới, tăng cường triển khai binh lính và vũ khí trang bị đến các khu vực giáp biên, đặc biệt là 2 khu vực quan trọng là bán đảo Crimea (sáp nhập từ Ukraine) và vùng lãnh thổ hải ngoại nằm giữa các quốc gia NATO là Kanilingrad.
Mỹ-NATO đã phản bội lời hứa
Bài viết trên tờ báo Mỹ Los Angeles Times (LA Times) của chuyên gia Mỹ về an ninh quốc tế Joshua Shifrinson thẳng thắn cho rằng, Mỹ thực sự đã phá vỡ lời hứa với Nga hồi đầu thập niên 90 của thế kỷ trước vê việc “NATO không bành trướng về phía đông”.
Vị chuyên gia Mỹ về an ninh quốc tế cho biết, trong khi phương Tây tuyên bố về sự “khiêu khích” của Điện Kremlin và nói rằng nó đe dọa châu Âu, thì Moscow tuyên bố ngược lại. Và Nga đã đúng khi nói rằng Hoa Kỳ đã vi phạm lời hứa liên quan đến việc mở rộng NATO.
Trên bài báo viết cho LA Times, ông Shifrinson gọi Moscow là “người bị hại”, phản ứng của Moscow chỉ là “sự đáp trả”. Bộ trưởng Quốc phòng Nga – Đại tướng Sergei Shoigu đã quyết định thành lập thêm ba sư đoàn mới để đáp trả việc NATO gia tăng lực lượng gần biên giới Nga.
Tuy địa điểm chính xác triển khai các sự đoàn này chưa được xác định nhưng chắc chắn là hai sư đoàn mới sẽ được thành lập ở Quân khu phía Tây và sư đoàn còn lại ở Quân khu phía Nam, chủ yếu nhằm đối phó với các cụm quân Mỹ-NATO mới triển khai đến các nước xung quanh Nga.
Theo vị chuyên gia Mỹ, từ quan điểm nhận thức của mình về các mối nguy cơ mới, đe dọa đến an ninh quốc gia, Moscow bắt buộc phải xem xét và có hành động tăng cường khả năng phòng thủ của mình, chống lại chiếc thòng lọng mà Mỹ và NATO đã và đang siết chặt quanh cổ Nga.
Các quan chức Nga nói rằng, trong các cuộc đàm phán với Liên Xô vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã bảo đảm rằng, liên minh quân sự NATO đã hết mục đích và sẽ không mở rộng về phía đông, tức là không có ý định chống Nga.
Quả thực là sau khi Nga trở thành “người thừa kế yếu ớt” của Liên bang Xô viết đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, với một thể chế chính trị rối ren, một nền kinh tế hỗn loạn và yếu đuối, một sức mạnh quân sự tuy vẫn mạnh mẽ nhưng đã cũ kỹ thì quan hệ giữa hai bên vẫn còn khá tốt.
Mỹ-NATO không ngừng bành trướng về phía Đông
Tuy nhiên, sau khi ông Putin lên cầm quyền, Nga đã dần khôi phục lại vị thế của một cường quốc. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, Nga cũng từng bước xây dựng sức mạnh quân sự đáng gờm như thời cực thịnh của Liên Xô, khiến Mỹ và NATO bắt đầu lo lắng.
Khối này bắt đầu triển khai một kế hoạch bao vây, kiềm chế Nga thậm chí là nhằm bót chết Nga (nhưng tuyên bố của Moscow), dẫn đến việc khối này “quên lời hứa” và bắt đầu bành trướng về phía Đông, với việc kết nạp thêm nhiều thành viên thuộc Liên Xô cũ nằm giáp Nga.
Đồng thời họ cũng xây dựng thêm các căn cứ quân sự, triển khai quân thường trực, điều động hàng loạt loại vũ khí hạng nặng tới các quốc gia láng giềng của Nga, khiến Moscow cảm thấy mối đe dọa quân sự đang gia tăng giống như thời “Chiến tranh lạnh”.
Trước sự phản đối mạnh mẽ của Moscow, phương Tây cho rằng họ “chưa bao giờ” hứa như vậy. Tuy nhiên, hàng trăm bản ghi nhớ, biên bản, được giải mật từ kho lưu trữ của Mỹ lại cho thấy điều ngược lại – chuyên gia Mỹ Joshua Shifrinson viết trên LA Times.
Theo ông, nội dung chân thực của các tài liệu này “không làm cho Putin trở thành một ông thánh”, nhưng nó chứng tỏ rằng, tuyên bố nói Nga là “kẻ ăn thịt châu Âu” là điều không đúng. Tất cả những hành động hiện nay của Moscow đều chỉ là sự đáp trả đúng đắn những mối đe dọa đối với nước này.
Hành động của Mỹ-NATO đã dẫn đến những động thái đáp trả mạnh mẽ của Nga
NATO là tên tắt của một liên minh quân sự phương Tây (thành lập năm 1949) là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (tiếng Anh: North Atlantic Treaty Organization – NATO; tiếng Pháp: Organisation du Traité de l’Atlantique Nord và viết tắt là OTAN), có trụ sở chính đặt tại Brussels – Bỉ, NATO thành lập trên cơ sở Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký tại Washington-Mỹ ngày 4/4/1949, với các thành viên ban đầu là Mỹ và một số nước ở châu Âu, nhằm xây dựng một lực lượng quân sự thống nhất, trong đó các thành viên thực hiện phòng thủ chung khi bị tấn công bởi bên ngoài. Mục đích thành lập của NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, với ngọn cờ đầu là Liên bang Xô viết, lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu, có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước Xã hội Chủ nghĩa thành lập khối đồng minh quân sự Warszawa làm đối trọng, với lãnh tụ là Liên Xô. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này đã gây ra cuộc Chiến tranh Lạnh trong nửa cuối thế kỷ 20. Tuy nhiên, sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, NATO không những không tự giải tán mà nó còn ngày càng phình ra, kết nạp thêm nhiều nước thuộc Liên Xô cũ (đến năm 2009 chốt lại ở con số 28 nước thành viên), nhằm mục đích đối phó với kẻ thừa kế của Liên bang Xô viết là Liên bang Nga.
Theo_Báo Đất Việt
Hội nghị G7: Tổng thống Obama lên tiếng chỉ trích Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, những hành động của Triều Tiên đang gây ra "mối đe dọa nghiêm trọng trong trung hạn".
Trước những hành động gây lo ngại của Triều Tiên thời gian gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (26/5) lên tiếng chỉ trích các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên đang gây ra những mối quan ngại lớn.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Ảnh: AP)
Ông Obama nói: "Triều Tiên là mối lo ngại lớn đối với tất cả chúng ta. Không chỉ ở thời điểm hiện tại này, mà cả chính mỗi lần họ tiến hành những vụ thử hạt nhân, cho dù những thử nghiệm đó có thất bại, thì họ vẫn rút ra được những bài học kinh nghiệm từ đó. Nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như luôn tin rằng họ có quyền chính đáng để phát triển vũ khí hạt nhân".
Bình luận này đã được ông Obama đưa ra hôm 26/5 trong một buổi họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 tổ chức tại Nhật Bản, giữa lúc leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ 4 của Triều Tiên hồi đầu năm nay.
Cũng trong ngày đầu tiên của Hội nghị G7, phát biểu tại một diễn đàn được tổ chức tại đảo Jeju phía Nam của Hàn Quốc, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon hối thúc Triều Tiên chấm dứt việc theo đuổi các loại vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo, quay trở lại các cuộc đối thoại, nhấn mạnh tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là một trong những thách thức lớn nhất đối với hành động toàn cầu và sự hợp tác khu vực.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đồng thời khẳng định, việc lấp dần hố sâu ngăn cách trong mối quan hệ vốn nhiều rạn nứt giữa Hàn Quốc và Triều Tiên là điều thiết yếu để hướng tới một nền hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên cũng như sự ổn định của toàn khu vực.
Theovov.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Nga tăng cường sức mạnh quân sự ở Viễn Đông Chính quyền Nga đang thực hiện những bước đi chưa hề có tiền lệ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự và tái vũ trang cho các đơn vị đóng quân tại vùng Viễn Đông của Nga nhằm đối phó với mọi mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh nước này. Đó là thông tin vừa được chỉ huy...