Mỹ nâng cấp và hiện đại hóa tên lửa Stinger thải loại, bù đắp số lượng chuyển giao cho Ukraine
Quân đội Mỹ mới đây tuyên bố hoàn thành thành công một dự án lớn nâng cấp, hiện đại hóa gần 1.900 tên lửa phòng không di động (MANPADS) Stinger FIM-92, bị thải loại do đã quá hạn sử dụng.
Quân đội Mỹ nâng cấp và hiện đại hóa gần 1.900 hệ thống tên lửa phòng không di động Stinger FIM-92. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Trang Army Recognition đưa tin, dự án nâng cấp và hiện đại hóa Stinger này đã đưa một số lượng lớn các tên lửa phòng không Stinger FIM-92 trở lại kho quân sự. Trong khuôn khổ Chương trình kéo dài Tuổi thọ dịch vụ Stinger (SLEP), sáng kiến này đã tiết kiệm một khoản ngân sách lớn cho quân đội Mỹ, ước tính giảm được 50.000 USD cho mỗi tên lửa so với chi phí mua vũ khí mới.
Được khởi động vào năm 2017 tại Nhà máy Đạn Quân đội McAlester (MCAAP), chương trình SLEP trở nên cấp thiết hơn sau khi Mỹ chuyển giao cho Ukraine hơn 1400 tên lửa Stinger kể từ khi bùng phát xung đột Nga-Ukraine tháng 2/2022. Trong môi trường an ninh ngày càng bất ổn, chương trình tập trung vào đánh giá, nâng cấp và hiện đại hóa khoảng 2.700 tên lửa Stinger cũ để tăng cường năng lực tác chiến phòng không của quân đội Mỹ.
Chương trình SLEP đặt mục tiêu kéo dài thời gian phục vụ của 1.426 tên lửa Stinger cho Lục quân và 1.168 tên lửa cho Lính thủy Đánh bộ thêm 10 năm.
Thực tế cho thấy, kể từ năm 2023, bộ vi xử lý có thể tái lập trình của tên lửa Stinger đã trở nên lỗi thời. Để giải quyết vấn đề này, quân đội Mỹ đã khởi động SLEP để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Stinger Block I cho đến năm 2030.
SLEP đã có được kết quả đáng khích lệ, khoảng 70% số tên lửa được xác định loại khỏi biên chế trước đó đã đáp ứng tất cả các yêu cầu kỹ thuật, được đưa vào tái sử dụng, vượt quá ước tính ban đầu là 1.100 tên lửa. Dự án khôi phục các tên lửa quá hạn sử dụng đã hoàn thành trước 4 tháng so với kế hoạch ban đầu 16 tháng. Thành công này phần lớn nhờ vào kinh nghiệm của MCAAP với chương trình SLEP.
Quá trình hiện đại hóa bao gồm hoạt động kiểm tra thử nghiệm rộng rãi tên lửa, tháo rời tên lửa thành các bộ phận chi tiết, thay thế những bộ phận quan trọng đã cũ và tích hợp các công nghệ mới vào tên lửa. Những nâng cấp, hiện đại hóa này đã cho phép hoạt động hiệu quả hơn chống lại các mối đe dọa hiện đại như Hệ thống không người lái đường không (UAS) mà Stingers không được thiết kế để tiêu diệt các loại mục tiêu này.
Phương án hiện đại hóa những tên lửa Stinger bao gồm thay thế những bộ phận đã lỗi thời trong tên lửa Block 1 hiện có như động cơ tên lửa mới, đầu đạn mới, thiết bị tạo khí và hộp hút ẩm. Những thay thế này kéo dài thời gian phục vụ và tăng độ tin cậy của vũ khí.
Video đang HOT
Ngoài ra, Quân đội Mỹ có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất Stinger lên 60 tên lửa mỗi tháng vào năm 2025, tăng 50% so với tốc độ sản xuất hiện tại. Quyết định này xuất phát từ nhu cầu ngày càng tăng đối với những tên lửa phòng không MANPAD, sau khi chính phủ Mỹ cung cấp hơn một nghìn tên lửa Stingers cho Ukraine.
Quân đội Ukraine nhận hệ thống tên lửa phòng không di động MANPADS Stinger. Ảnh Army Recognition.
Quân đội Ukraine sử dụng tên lửa phòng không di động MANPADS Stinger do Mỹ cung cấp. Ảnh Defense Blog
Phát triển chất lượng sản phẩm đi kèm với kế hoạch sản xuất ngày càng tăng, chương trình Stinger đang thiết kế lại Bộ tìm kiếm mục tiêu chế độ kép (DDA), một thành phần quan trọng trong hệ thống dẫn đường của tên lửa. DDA mới sẽ phải trải qua hàng loạt các cuộc kiểm tra chất lượng, đảm bảo duy trì những tính năng kỹ chiến thuật tương tự như DDA cũ nhưng được điều chỉnh kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu mới trên chiến trường hiện đại. Đợt giao hàng đầu tiên tên lửa Stinger được trang bị hệ thống tìm kiếm chế độ kép (DDA) mới dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2026.
Raytheon Technologies, công ty sản xuất tên lửa Stinger ở Tucson, Arizona đã nhận được hợp đồng trị giá 624,6 triệu USD tháng 5/2022, cung cấp 1.300 tên lửa MANPADS Stinger bổ sung hàng lưu kho chiến lược của quân đội Mỹ, thay thế cho số lượng tên lửa MANPADS được chuyển đến Ukraine.
Ngày 26/4/2023, Greg Hayes, Giám đốc điều hành của Raytheon cho biết: “Một số chi tiết điện tử đã lỗi thời không còn bán trên thị trường nữa, vì vậy chúng tôi sẽ phải thiết kế một số thiết bị điện tử trong bộ phận tìm kiếm của tên lửa. Quá trình này sẽ yêu cầu thêm thời gian.” Hợp đồng mới, theo thông cáo báo chí, không có mốc thời gian thiết lập cho kết thúc hợp đồng.
Đầu tự dẫn DDA cũ sẽ tiếp tục được sử dụng trong sản xuất cho đến khi hết hàng tồn kho, dự kiến là vào năm 2026. Lúc đó, tiến trình giao hàng Stingers với bộ tìm kiếm mới sẽ bắt đầu.
Tháng 11/2020, Quân đội Mỹ đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin thiết kế loại tên lửa MANPADS mới, sẽ thay thế Stringer. Hệ thống tên lửa mới tương thích với bệ phóng tên lửa Stinger, được sử dụng trên hệ thống phòng không tầm ngắn IM-SHORAD, lắp đặt trên xe Stryker A1, có khả năng tiêu diệt các máy bay chiến đấu và các loại trực thăng quân sự, các phương tiện bay không người lái UAS Nhóm 2 và 3, đồng thời phải có hiệu quả và độ tin cậy hơn Stinger.
Một hợp đồng sản xuất tới 8.000 tên lửa phòng không MANPADS dự kiến sẽ được ký kết vào năm 2026. Yêu cầu cung cấp thông tin để phát triển các hệ thống tên lửa phòng không MANPADS cho các công ty quan tâm chỉ được đưa ra vào tháng 4/2022. Tháng 9/2023, công ty RTX và Lockheed Martin được chọn để cạnh tranh phát triển sản phẩm thay thế Stinger.
Quân đội Mỹ đã rút ra những bài học sai lầm về UAV trên chiến trường Ukraine?
Lầu Năm Góc đang đánh giá quá cao năng lực mang tính quyết định của các hệ thống không người lái trong những cuộc xung đột ở tương lai.
Sự thích ứng trên chiến trường cùng sự xuất hiện của các hệ thống và chiến thuật chống UAV hiệu quả đang làm giảm khả năng sát thương của UAV.
Lầu Năm Góc đang đánh giá quá cao năng lực mang tính quyết định của các hệ thống không người lái trong những cuộc xung đột ở tương lai. Ảnh: U.S. Army
Bộ Quốc phòng Mỹ đang đặt cược lớn trong cuộc đối đầu tiềm tàng với việc sử dụng hàng nghìn hệ thống không người lái nhằm bù đắp cho lợi thế về số lượng của các đối thủ có lợi thế lớn về con người, tên lửa và tàu chiến như Trung Quốc.
Lấy cảm hứng từ việc sử dụng rộng rãi các hệ thống như vậy ở chiến trường Ukraine, Lầu Năm Góc đặt mục tiêu triển khai các năng lực không người lái cỡ nhỏ và rẻ tiền trong vòng 18-24 tháng tới như một phần của Sáng kiến mới có tên gọi Replicator, nhằm trang bị "các hệ thống tự hành" với số lượng lên tới "hàng nghìn phương tiện trong nhiều lĩnh vực".
Tuy nhiên, chương trình Replicator có thể thất bại vì một lý do khác: Lầu Năm Góc đang đánh giá quá cao năng lực mang tính quyết định của các hệ thống không người lái trong những cuộc xung đột ở tương lai.
Cuộc chiến ở Ukraine là nơi "thử nghiệm" các khái niệm tác chiến và công nghệ chiến trường mới, trong đó máy bay không người lái (UAV) đứng đầu. UAV chỉ thị tọa độ cho hỏa lực pháo binh, cung cấp khả năng giám sát liên tục trên không và tấn công các phương tiện bọc thép. Quân đội Ukraine đang dành đáng kể nhân lực và nguồn lực để tối đa hóa hiệu quả chiến đấu của UAV: Kiev có kế hoạch chi 1 tỷ USD để nâng cấp khả năng của UAV và đã đào tạo 10.000 người điều khiển UAV mới.
Tuy nhiên, những đoạn video quay cảnh UAV lao vào chiến hào (với mục đích phá hủy công sự) và tấn công xe tăng trên những cánh đồng trống không nói lên toàn bộ câu chuyện. Thay vào đó, cuộc chiến ở Ukraine cho thấy việc theo đuổi những thay đổi về mặt công nghệ chỉ tạo ra những lợi thế nhất thời trước khi chúng bị vô hiệu hóa bởi sự thích ứng trên chiến trường.
Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch cho các đơn vị cấp thấp có thể kết hợp UAV và các hệ thống không người lái khác vào kế hoạch hoạt động của họ. Ảnh: breakingdefense.com
Kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột, Nga đã dựa chủ yếu vào tác chiến điện tử (EW) để gây nhiễu, nghi binh hoặc vô hiệu hóa UAV của Ukraine. Việc Nga sử dụng EW không phải là mới vì đã là một thành phần cốt lõi của học thuyết tác chiến của họ. Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc phòng Anh (RUSI) cho rằng các lực lượng Nga đã triển khai những hệ thống EW chính cách nhau 10 km trên toàn chiến tuyến.
Các thiết bị gây nhiễu có định hướng nhỏ hơn được sử dụng ở cấp trung đội trong khi các hệ thống EW phức tạp hơn được sử dụng để phòng thủ khu vực rộng lớn hơn. Theo RUSI, lực lượng Ukraine đã mất khoảng 10.000 UAV mỗi tháng do EW của Nga.
Việc thích ứng trên chiến trường cũng làm giảm khả năng sát thương của UAV. Các biện pháp ngụy trang thô sơ như che phủ bạt hoặc dùng tán lá cây được cả hai bên sử dụng để giúp các phương tiện và hệ thống pháo binh hạn chế bị giám sát từ trên cao.
Các đường hầm, hào đã đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại UAV: Các lực lượng Nga được cho là đã sử dụng chúng để di chuyển giữa các chiến hào của họ nhằm tránh bị phát hiện từ trên cao, để ngăn chặn cuộc tấn công của phía Ukraine. Lực lượng Ukraine thậm chí còn triển khai pháo, xe tăng và hệ thống radar giả làm từ nhựa làm mồi nhử để đánh lừa những UAV giám sát của Nga. Và để giảm thiểu hơn nữa nguy cơ bị UAV của Nga phát hiện, lực lượng Ukraine đã tiến hành các hoạt động tấn công vào ban đêm khi UAV khó phát hiện sự cơ động của bộ binh hơn.
Những đổi mới đặc biệt để ứng phó với UAV cũng phổ biến trên chiến trường. Xe tăng Nga thường trang bị lưới chắn kim loại để tự bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công của UAV từ trên cao. Trong khi những sự thích ứng này ban đầu bị chế giễu là "những chiếc lồng ứng phó", thì các quân đội khác trên thế giới đã áp dụng: Israel trang bị những chiếc lưới kim loại cho xe tăng Merkava trước khi tiến hành chiến dịch trên bộ ở Dải Gaza.
Cùng với sự phổ biến của các hệ thống và chiến thuật chống UAV hiệu quả, việc phụ thuộc quá nhiều vào UAV có thể tạo ra những vấn đề mới cho các lực lượng trên chiến trường. Để chương trình Replicator hoạt động, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch cho các đơn vị cấp thấp có thể kết hợp UAV và các hệ thống không người lái khác vào kế hoạch hoạt động của họ. Tuy nhiên, có nguy cơ là việc tăng cường phụ thuộc về mặt chiến thuật vào UAV có thể cản trở các hoạt động di chuyển của bộ binh.
Lực lượng bộ binh - mục đích chính là áp sát và tiêu diệt địch - phải hành động nhanh chóng để giành thế chủ động. Ngược lại, người điều khiển máy bay không người lái phải "quét" chiến trường để phát hiện các mối đe dọa và mục tiêu tiềm ẩn. Và như những người điều khiển UAV của Ukraine xác nhận, tín hiệu điện từ trong quá trình sử dụng UAV có nguy cơ làm bộc lộ vị trí của họ, ảnh hưởng đến lợi thế chiến thuật trong việc ngụy trang và gây bất ngờ của lực lượng bộ binh mà họ đang hỗ trợ.
Một số quân đội trên thế giới đang biên chế UAV vào các đơn vị cấp chiến thuật. Ảnh: breakingdefense.com
Với sự phụ thuộc của cả hai bên vào các hệ thống không người lái, những nỗ lực của Nga và Ukraine nhằm đối phó UAV của đối phương đang được Trung Quốc theo dõi. Trung Quốc cũng đang tiến nhanh trên mặt trận chống UAV.
Các hệ thống phòng thủ laser gắn trên xe - được truyền thông Trung Quốc gọi là "sát thủ UAV" - là phương tiện thường xuất hiện tại các triển lãm thương mại quốc phòng Trung Quốc. Tuy nhiên, Lực lượng Lục quân của Quân đội Trung Quốc (PLAGF) cũng đang ttích hợp những khả năng này vào các đơn vị phòng không chiến thuật của mình.
Theo báo cáo năm 2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc, các đơn vị phòng không PLAGF hiện được trang bị nhiều biện pháp đối phó UAV, bao gồm súng phòng không gắn trên xe, hệ thống tác chiến điện tử cỡ nhỏ và Hệ thống phòng không di động (MANPADS).
Tóm lại, UAV và các hệ thống không người lái khác sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại và Lầu Năm Góc muốn đầu tư nhiều hơn vào các hệ thống không người lái giá rẻ. Tuy nhiên, như cuộc xung đột Nga-Ukraine cho thấy, việc thích ứng trên chiến trường trong chiến tranh quan trọng hơn lợi thế công nghệ mà mỗi bên có được ban đầu.
Ukraine khó có thể nhận thêm hệ thống tên lửa Patriot từ Mỹ Tờ New York Times dẫn lời các quan chức Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đưa tin Mỹ chưa thể sớm cung cấp thêm cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không Patriot có trị giá từ 2-4 triệu USD mỗi quả đạn. Mỹ chưa thể sớm cung cấp thêm cho Ukraine hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Ảnh: Tass Theo tờ...