Mỹ muốn xoay trục thành công phải để cá tra Việt Nam tự do ‘bơi’
Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục về châu Á nhưng tham vọng này sẽ không thể thành công hoàn toàn chừng nào Washington chưa cho phép… con cá tra của Việt Nam “tự do bơi đến Mỹ”.
Chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á sẽ không hoàn hảo nếu chỉ nhắm đến vấn đề quân sự – Ảnh: Reuters
Đó nhận định của tờ The Wall Street Journal (Mỹ) trong bài viết ngày 16.7 dưới nhan đề The US Trade Hypocrisy in Vietnam(tạm dịch: Sự ngụy biện của thương mại Mỹ ở Việt Nam) của tác giả Jeffrey Fowler, Phó Đô đốc, Giám đốc Học viện Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu.
Ông Fowler nhận định rằng chiến lược xoay trục của Mỹ ở châu Á sẽ không hoàn hảo nếu chỉ nhắm đến vấn đề quân sự. “Hãy nhớ rằng phát triển quan hệ chiến lược không phải chỉ có căn cứ quân sự và tập trận. Chiến lược xoay trục sẽ không phát huy tác dụng nếu thiếu tầm nhìn tiếp cận thị trường”, ông Fowler viết trên The Wall Street Journal.
An ninh thương mại và quốc phòng phải đi liền nhau, nhất là ở khu vực Đông Á, bởi khu vực này đang đóng vai trò quan trọng đối với thương mại Mỹ. Cụ thể, hơn một nửa giá trị thương mại toàn cầu được vận chuyển qua khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Liên Hiệp Quốc tính toán một nửa số hàng hóa của thế giới, khoảng 8,4 tỉ tấn, đi qua Biển Đông mỗi năm.
Tăng trưởng tiêu dùng ở khu vực này càng làm vai trò của nó trở nên quan trọng trong mối quan hệ đối tác lợi ích đa phương của Mỹ. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán giới trung lưu châu Á sẽ chiếm khoảng 59% tiêu dùng toàn cầu. Tăng trưởng GDP khoảng 5,5% hàng năm của châu Á cũng là động lực cho nền kinh tế Mỹ.
Trong bài phân tích của mình, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến Việt Nam bên cạnh Trung Quốc. Ông nhắc lại phát biểu của Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thương mại nông nghiệp với Việt Nam. “Nói đến xuất khẩu, chúng ta đã có những năm tháng tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ. Làm đối tác với những thị trường đang tăng trưởng như Trung Quốc và Việt Nam là điều cần thiết cho sự tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong những thập niên tiếp theo”, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ nhận định.
Video đang HOT
Đối tác tự nhiên
Cá tra, cá basa Việt Nam chưa được tự do “bơi” vào thị trường Mỹ – Ảnh: Bảo Vân
Trở lại chiến lược xoay trục của Tổng thống Obama, ông Fowler cho rằng người Mỹ phải tìm kiếm thêm bạn ở châu Á để tạo “trục”, và Việt Nam chính là một trong những “trục” đó. Sự phát triển kinh tế, chính trị, quân sự của Việt Nam có tiềm năng để định hình lại tương lai của không chỉ quốc gia này mà còn với cả khu vực.
Tuy nhiên, theo ông Fowler, người Mỹ chưa nhìn thấy “trục” đó hoặc ít ra chưa đối xử với Việt Nam theo đúng cách cần thiết của những đối tác. Ông Fowler đề cập đến câu chuyện của con cá tra, hay cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ với tốc độ tăng trưởng tốt, chiếm 2% GDP của Việt Nam,. Thế nhưng đáp lại, Mỹ đang cố gắng kiểm soát mặt hàng này bằng một “hàng rào”.
“Hãy hình dung một nước muốn tăng cường quan hệ với Mỹ, nhưng sau đó lại áp đặt rào cản, cắt mất đi 2% GDP của Mỹ, làm cho hơn 3 triệu người mất việc và làm Mỹ thất thu 220 tỉ USD, tương đương với thu nhập của cả ngành công nghiệp phụ trợ ô tô”, ông Fowler ví von.
Từ nhìn nhận trên, ông Fowler đưa ra kết luận rằng với phản ứng tự vệ, Quốc hội Mỹ sẽ thông qua dự luật nhằm kiểm soát nhập khẩu cá tra của Việt Nam và đến lượt mình chính phủ Obama sẽ thực hiện nó. Điều này sẽ làm hỏng mối quan hệ quan trọng đang phát triển với Việt Nam. Theo ông Fowler, mối quan hệ đó cần thiết để cân bằng lợi ích ở Biển Đông và thúc đẩy tự do thương mại ở châu Á để tất cả cùng có lợi.
Từ đó, phó Đô đốc đã nghỉ hưu này khẳng định, để chiến lược xoay trục của Mỹ phát huy tác dụng, con cá tra của Việt Nam phải được tự do “bơi” đến Mỹ.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Cá "lạ" nặng 62kg, dài gần 2m từ Campuchia về Hà Nội
Một chủ nhà hàng trên địa bàn Hà Nội vừa mua được 1 con cá Leo nặng tới 62kg từ một ngư dân Campuchia.
Anh Thọ bên con cá Leo "khủng" nặng 62kg
Chiều qua (7/7), anh Kiều Hữu Thọ - chủ nhà hàng nói trên - cho biết, để mua được con cá Leo này, anh đã mất rất nhiều thời gian trước đó để nghiên cứu xem loài cá này sống ở vùng nào, rồi tới vùng đó săn lùng, tìm mua. Anh mua con cá Leo nặng 62kg, dài 1,8m này của 1 ngư dân người Campuchia. Con cá được đánh bắt trên dòng sông Mekong, đoạn biên giới Việt Nam và Campuchia.
Theo quan sát, con cá Leo có màu đen đá, mình hơi dẹt, miệng rộng, sở hữu bộ răng sắc nhọn và phần miệng cá có 2 râu khá giống với con cá Trê.
Sự xuất hiện của con cá "khủng" này đã thu hút nhiều người đến xem.
Miệng cá khá rộng và có bộ răng sắc nhọn
Nhiều người đến xem cá "lạ"
Cũng theo anh Thọ, loài cá Leo (Wallago attu) là cá da trơn nằm trong họ cá Heo (Siluridae), thường sống ở tận tầng dưới của sông, hồ nước ngọt lớn ở miền Nam Châu Á. Cá Leo chuyên ăn thịt các loại cá con, rất phàm ăn, chính vì thế nó sở hữu 1 bộ răng sắc nhọn; thường ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông, hay đẻ trứng vào đầu mùa hè.
Cá Leo có giá trị dinh dưỡng rất cao, không có xương dăm nên tỷ lệ thịt rất lớn.
Nguyễn Dương
Theo dantri
[Chế biến] - Cá kho tộ đậm đà ngon cơm Món cá kho tộ đậm đà, thơm phức sẽ khiến bữa cơm luôn hấp dẫn. Nguyên liệu: - 1 con cá da trơn (basa, cá nheo, cá bò,...), cắt khúc vừa ăn - 120ml xì dầu ngọt (có bán ở siêu thị) - 50ml nước mắm; 15g đường; 1 củ hành, thái nhỏ; 4 tép tỏi; 2 quả ớt, xắt lát; 15g hạt...