‘Mỹ muốn dằn mặt Nga trong vấn đề Syria’
Cuộc tấn công của Mỹ vào Syria không chỉ nhằm ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học, mà còn là để hỗ trợ phe nổi dậy, dằn mặt Nga và thử nghiệm tính hiệu quả của hệ thống luật quốc tế, một chuyên gia về khu vực Trung Đông Bắc Phi nhận xét.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52), một trong các chiến hạm của Mỹ được điều tới gần Sirya. Ảnh: MaritimeQuest
Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, trưởng khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam, trao đổi với VnExpress về những gì đang xảy ra ở Syria.
- Tại sao cuộc nội chiến ở Syria lại kéo dài suốt hơn hai năm rưỡi, dài hơn nhiều so với các nước khác trong Mùa xuân Arab?
- Đây thực chất là một cuộc xung đột xã hội. Giống như những gì từng xảy ra tại Tunisia, Lybia, và nhiều quốc gia Bắc Phi – Trung Đông khác, xung đột ban đầu nảy sinh từ các đòi hỏi dân sinh thông thường, trước khả năng quản lý yếu kém của chính phủ, như tình trạng phân hóa giàu nghèo hay khủng hoảng kinh tế.
Riêng tại Syria, xung đột sau đó đã phát triển thành một cuộc nội chiến nhằm tranh giành quyền lực giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và những lực lượng nổi dậy.
Bởi mục tiêu của cả hai bên là tranh giành quyền lực, nên cuộc chiến này chỉ có thể kết thúc khi một bên giành chiến thắng. Một xung đột, nhất là xung đột vũ trang, càng kéo dài thì càng khiến sự thù hận giữa các bên thêm sâu sắc. Đến nay, gần như không có chỗ cho sự thỏa hiệp.
Hơn nữa, nội chiến ở Syria không chỉ là vấn đề của riêng nước này, bởi sự can thiệp ngày càng sâu sắc của các lực lượng bên ngoài, đặc biệt là nhóm hai nước lớn: một bên là phương Tây, đứng đầu là Mỹ, bên kia là Nga, với sự hậu thuẫn của Trung Quốc. Tình trạng này càng kéo dài càng càng khiến các cơ chế quốc tế và khu vực như Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab bị tê liệt. Ngoài ra, những lực lượng khủng bố quốc tế cũng góp phần khiến xung đột thêm phần phức tạp.
Tóm lại, Syria đã trở thành một địa bàn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn nội tại cũng như quốc tế, khiến cuộc nội chiến này dần biến thành một “cuộc chiến tranh ủy thác”, giữa các lực lượng bên ngoài nước này.
- Tổng thống Mỹ Barack Obama từng nói tới “giới hạn đỏ” đối với Syria trong việc sử dụng vũ khí hóa học từ cách đây hơn một năm, và thực tế là từng có nhiều thông tin về việc chính quyền Damascus dùng loại vũ khí này với thường dân. Vậy tại sao Mỹ lại phải chờ tới lúc này để lên kế hoạch tấn công?
- Không phải tới lúc này Mỹ mới đe dọa sử dụng các biện pháp quân sự. Ngay từ hồi tháng 6/2012, chính phủ Syria đã đưa ra tuyên bố về khả năng sử dụng vũ khí hóa học, một loại vũ khí đã bị cấm theo Công ước 1972 (cấm sử dụng vũ khí hóa học và độc tố), để đáp lại những lời đe dọa tấn công quân sự của phương Tây. Là một trong số ít những quốc gia không tham gia vào công ước nói trên, tuyên bố của chính quyền Assad khiến Washington khi đó chưa thể đưa ra một đưa ra một lệnh trừng phạt kiểu “giới hạn đỏ”.
Tuy nhiên, đối với các vấn đề ở Trung Đông – Bắc Phi, chính quyền Barack Obama lại đang thi hành một chính sách rất thực dụng, phù hợp tới tình hình hậu khủng hoảng kinh tế 2008 của Mỹ. Ngay cả tuyên bố hôm qua của ông Obama, trong đó khẳng định Mỹ sẽ không lặp lại những gì từng xảy ra ở cuộc chiến Iraq hồi năm 2003, cũng cho thấy thái độ thận trọng của Washington trong vấn đề Syria.
Đây có thể là thời điểm “thích hợp” cho một cuộc tấn công “chớp nhoáng” bởi vũ khí hóa học và chiến tranh ở Syria đã kéo dài đủ lâu để tạo hiệu ứng chán nản cho các bên liên quan.
- Nga vẫn luôn phản đối bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào Syria, một đồng minh thân cận lâu năm ở khu vực Trung Đông. Vậy Moscow được gì trong việc kiên quyết phản đối đến cùng?
- Syria được coi là đồng minh cuối cùng của Nga tại Trung Đông. Điều này đồng nghĩa với việc, giữ được chính quyền Assad là giữ được chỗ đứng cuối cùng của Nga ở khu vực. Mặt khác, thể diện của Nga đang được đặt cược vào sự tồn vong của chính quyền Syria. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra lúc này là, nếu Mỹ, Anh, Pháp vẫn tiến hành một cuộc tấn công chớp nhoáng, thì liệu Nga sẽ phản ứng tới mức độ nào?
Tình hình hiện tại đã khác với năm 1962, thời điểm xảy ra vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, rất nhiều. Nga sẽ phải cân nhắc rất kỹ cách thức phản ứng, nhiều khả năng là sẽ bỏ phiếu phủ quyết ở Hội đồng Bảo an cũng như cung cấp vũ khí cho chính phủ Syria, thay vì can thiệp trực tiếp bằng quân sự. Mặc dù có qua điểm cứng rắn trong vấn đề Syria, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đang thi hành một chính sách khá thực dụng trong quan hệ với các nước phương Tây. Vì thế, khó có thể hy vọng Moscow sẽ có phản ứng quyết liệt như thời Liên Xô.
Video đang HOT
Tổng thống Obama hôm qua khẳng định sẽ không biến Syria thành một Libya thứ hai. Ảnh:AFP
- Washington tuyên bố sẽ chỉ phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng trong một tới hai ngày. Mục đích thực sự của toan tính này là gì?
- Trong tuyên bố được đưa ra hôm qua, Tổng thống Obama đã khẳng định cuộc tấn công chỉ để răn đe chính phủ Assad vì đã sử dụng vũ khí hóa học, chứ không nhằm mục đích thay đổi chế độ. Tuy nhiên, dù ít hay nhiều, nếu cuộc tấn công (chủ yếu dựa vào tên lửa và có thể là cả ném bom) xảy ra, chính phủ Assad đương nhiên sẽ phải chịu tổn thất và suy yếu.
Điều này có lợi cho phe nổi dậy, vốn đang thất thế trên chiến trường. Vậy là rõ ràng, hành động can thiệp quân sự của phương Tây chẳng khác nào “hà hơi tiếp sức” cho các nhóm phiến quân.
Đó chỉ là những điều có thể nhìn thấy ngay, và các nước phương Tây chắc chắn vẫn còn không ít những toan tính trong ý định vượt quyền Liên Hợp Quốc này, chẳng hạn như nhằm “dằn mặt” Nga hoặc kiểm tra tính khả thi của hệ thống Luật Quốc tế.
- Tương lai của Syria liệu có giống Libya sau khi bị liên quân phương Tây tấn công hồi tháng 3/2011?
- Ngay từ đầu, nội chiến ở Syria đã có những điểm các biệt so với những gì từng xảy ra tại các nước Bắc Phi – Trung Đông trong vòng xoáy của Mùa xuân Arab. Vì thế, phương Tây không thể áp dụng kịch bản Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an, trong đó thiết lập vùng cấm bay và cho phép sử dụng vũ lực đối với Libya, vào trường hợp Syria.
Còn về tình hình hậu chiến, chắc sẽ chẳng khác là bao so với những gì đang xảy ra không chỉ ở riêng Libya và còn ở nhiều quốc gia khác trong khu vực. Bởi sau chiến tranh, sự thù hận sẽ còn đeo bám và tác động không nhỏ tới chính quyền tương lai. Để trả lời câu hỏi “Syria đứng dậy ra sao sau nội chiến?”, tôi cho rằng bức tranh sẽ không nhiều gam màu tươi sáng.
- Xin cảm ơn ông!
Theo VNE
Học viện Ngoại giao công bố quy định tuyển thẳng
Học viện Ngoại giao vừa công bố quy định về tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng vào Học viện Ngoại giao trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2013.
Theo đó, Học viện Ngoại giaoquy định tuyển thẳng các đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Cụ thể như sau: Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT).
Người đã dự thi và trúng tuyển vào Học viện, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại trường trước đây đã dự thi, mà không phải thi lại. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kĩ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào đại học. Nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu sau khi tốt nghiệp THPT. Ngành học của những thí sinh này được ưu tiên xem xét phù hợp với môn thí sinh đã dự thi.
Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia của môn Tiếng Anh và đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào Học viện theo ngành đúng với môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Đối tượng ưu tiên xét tuyển:
Đối tượng ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng hệ chính quy được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Cụ thể như sau:
Đối với thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì và Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và đã tốt nghiệp THPT, sau khi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy đủ số môn quy định theo đề thi chung, có kết quả thi từ điểm sàn trở lên và không có môn nào bị điểm 0, Giám đốc xem xét, quyết định cho vào học tại Học viện Ngoại giao.
Cụ thể như sau:
STT.
Tên môn thi đạt giải
học sinh giỏi
Tên ngành đào tạo
Mã ngành
1.
Tiếng Anh
Quan hệ quốc tếKinh tế quốc tếLuật Quốc tếTruyền thông quốc tế
D310206D310106D380108D110109
2.
Tiếng Pháp
Quan hệ quốc tếTruyền thông quốc tế
D310206D110109
3.
Toán
Quan hệ quốc tếKinh tế quốc tếLuật quốc tếTruyền thông quốc tế
D310206 D310106D380108D110109
4.
Vật lý
Quan hệ quốc tếKinh tế quốc tếLuật quốc tếTruyền thông quốc tế
D310206 D310106D380108D110109
5.
Hóa học
Kinh tế quốc tế
D310106
6.
Văn học
Quan hệ Quốc tếKinh tế quốc tếLuật Quốc tếTruyền thông quốc tế
D310206D310106D380108D110109
Đối tượng xét tuyển thẳng:
Học viện xét tuyển thẳng như sau:
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.
Thí sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015 theo Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, xếp loại học lực năm lớp 10,11,12 và tốt nghiệp THPT đạt loại Khá, được Học viện xem xét, quyết định xét tuyển thẳng vào học. Chỉ tiêu đối tượng xét tuyển thẳng: tối đa 10 thí sinh.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Thêm 5 ĐH hàng đầu công bố chỉ tiêu tuyển sinh ĐH Luật, Kiến trúc, Dược, Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và HV Ngoại giao đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013. So với năm ngoái, ĐH Kiến trúc tăng 300 chỉ tiêu. Đại học Luật Hà Nội: 1900 chỉ tiêu (không thay đổi so với năm 2012). Tên ngành/nhóm ngành Mã Khối Luật D380101 A,C,D1 Luật kinh tế D380107 A,C,D1...