Mỹ muốn chiến tranh lạnh, họ sẽ nhận được nó
Thoả thuận về hợp tác trong nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và năng lượng giữa Mỹ và Nga đã phải tạm dừng.
Phía Nga đặt câu hỏi Mỹ muốn chiến tranh lạnh? Họ sẽ nhận được nó.
Sự việc bắt nguồn trong tuần này khi mà thoả thuận về hợp tác trong nghiên cứu và phát triển lĩnh vực hạt nhân và năng lượng giữa Mỹ và Nga phải tạm dừng.
Cả Mỹ và Nga không nhượng bộ xung quanh vấn đề vũ khí huỷ diệt hàng loạt kể từ sau khi Liên Xô tan rã
Thoả thuận giữa hính phủ Liên bang Nga và Hoa Kỳ về hợp tác nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và năng lượng đã được ký kết ngày 16 tháng 9 năm 2013 tại thủ đô đồng thời là tiểu bang của nước Áo, Viên.
Trong hồ sơ của văn kiện này đã được xác định hướng hợp tác trong lĩnh vực sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Trong số các lĩnh vực hợp tác có thiết kế các nhà máy điện hạt nhân, việc sử dụng công nghệ hạt hân và bức xạ trong y học và công nghiệp, phát triển sáng tạo nguyên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và các phần khác.
Video đang HOT
Lý do về việc thoả thuận này bị phá vỡ được cho là ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Mỹ vào Nga, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hợp tác hai bên, nằm trong điều khoản của văn kiện.
Lưu ý rằng ngoài việc này Nga có thể sẽ chấm dứt hợp tác với Mỹ trong một số lĩnh vực khác, đặc biệt ở Hiệp định khung về không phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt (Hiệp định Nunn-Lugar). Cả Moscow và Washington cùng thực hiện các biện pháp an toàn trước vật liệu hạt nhân và kiểm soát số lượng của chúng.
Được biết thỏa thuận trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình này tạo ra một cơ sở pháp lý cho hợp tác lâu dài giữa Nga và Mỹ, trong cả lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, mở rộng cơ hội kinh doanh cho các ngành công nghiệp của cả Nga và Mỹ.
Sẽ rút tiếp 2 thỏa thuận nữa?
Trong tương lai, Nga có thể rút khỏi thỏa thuận với Mỹ về giảm số lượng các tên lửa hạt nhân – START-3 và CFE.
Lưu ý Hiệp ước về lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) được thành lập để tạo một sự cân bằng của hai liên minh quân sự-chính trị, ở cấp độ thấp hơn là hạn chế khả năng đặt vũ khí thông thường của họ dọc theo đường biên giới của hai khối khối.
Hiệp ước CFE ban đầu được ký kết bởi 16 quốc gia thành viên liên minh quân sự NATO và 6 thành viên của liên minh quân sự khối Warsaw vào năm 1990. Nó đặt ra một mức tối đa số lượng vũ khí thông thường, xe tăng, xe thiết giáp, pháo, trực thăng và máy bay chiến đấu mà mỗi quốc gia được phép có.
Một phiên bản sửa đổi khác của CFE được ký kết năm 1999 nhưng các thành viên NATO từ chối phê chuẩn nó cho đến khi Nga rút khỏi Gruzia và khu vực ly khai Moldovan của Transdnestria, vì vậy Moscow xem CFE như là mối liên hệ giấy tờ.
Ngoài ra năm 1987 đã đánh dấu sự kiện Hiệp ước INF được ký kết giữa Nga và Mỹ, Hiệp ước đã nghiêm cấm sản xuất, triển khai hoặc thử nghiệm các loại tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình trên mặt đất ở tầm trung (1000 km đến 5000 km) và tầm ngắn (500 km dến 1000 km).
Chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng An ninh Hội đồng Liên bang Nga (thượng viện) Viktor Ozerov cũng cho rằng, việc Nga rút khỏi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) để phản ứng lại việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở Đông Âu .
“Tất nhiên đây chỉ là một phương án cuối cùng và tôi hi vọng điều đó không xảy ra nhưng nghị viện Nga sẽ phê chuẩn cho một START mới nếu như việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trở thành 1 nguyên nhân để Nga rút khỏi Hiệp ước”, ông Ozerov nói.
Ông nói thêm rằng, Nga rút khỏi START nếu như Nga nhìn thấy việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa ” không còn cách nào khác vì chúng mang đến một mối đe doạ thưc sự tới an ninh quốc gia của chúng tôi”. Vì vậy Nga có thể đối phó lại những động thái không thiện chí từ Mỹ.
Theo Đất Việt
NATO đang cuống trước sức mạnh quân đội Putin
Việc hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật và nâng cấp lực lượng vũ trang của Nga ở khu vực phía bắc đang làm NATO cũng như các quan chức Na Uy và Mỹ lo ngại, - Wall Street Journal dẫn lời Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen, Chỉ huy Lực lượng Quốc phòng Na Uy.
Theo lời Đô đốc Haakon Bruun-Hanssen, các tiềm năng quân sự của Nga và phương Tây "đã tiếp cận rất gần nhau, như thời Chiến tranh Lạnh".
Nhưng ông lưu ý giờ đây "chúng ta đề cập tới các khung gầm, thiết bị cảm biến, hệ thống vũ khí loại hình mới, có khả năng hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn nhiều so với thời Chiến tranh Lạnh".
Đô đốc Mullen cho rằng, Na Uy cần tăng cường giám sát các tàu ngầm "lặng lẽ" mới của Nga, cũng như các máy bay và tàu. Các quan chức NATO nói với tờ báo rằng, họ đã tăng cường các cuộc tập trận hải quân trong khuôn khổ hành động nhằm "kiềm chế sự hung hăng của Nga".
Đặc biệt, vào mùa hè ở Biển Na Uy đã diễn ra các hoạt động của tàu ngầm tám nước đồng minh. Đại diện NATO cho biết, để kiềm chế căng thẳng cần tới cả biện pháp ngoại giao vì trong khu vực này có tới 5 nước thành viên NATO.
Theo Danviet
Chiến tranh lạnh tái diễn giữa Nga và Mỹ? Quan hệ Nga - Mỹ đang xấu đi chưa từng có, với hàng loạt vướng mắc, trừng phạt, thậm chí mọi nỗ lực hòa giải gần đây cũng thất bại. Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh AP Không thể hòa giải Người ta vẫn nói: &'Mọi con đường đều dẫn về thành Rome'. Nhưng nay, dường như mọi con đường đều dẫn...