Mỹ muốn chiếm Triều Tiên để xâm lược Trung Quốc và Nga?
Ngày 30/4, Triều Tiên cho biết họ coi vũ khí hạt nhân là nhu cầu chiến lược để ngăn chặn hành động xâm lược của Mỹ trong lúc cho phép người dân nước này tập trung vào phát triển kinh tế và xây dựng một “quốc gia thịnh vượng”.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên dẫn bài báo đăng trên tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, cho biết “nếu nước nào sở hữu sức mạnh răn đe hạt nhân thì không phải sợ bất kỳ điều gì và có thể tập trung nỗ lực vào phát triển kinh tế cũng như nâng cao điều kiện sống của người dân”.
Tên lửa chiến lược của Triều Tiên
Triều Tiên còn tuyên bố “sẽ thúc đẩy hơn nữa việc xây dựng sức mạnh hạt nhân và tiếp tục hướng vào những nỗ lực to lớn nhằm xây dựng kinh tế, tiến tới xây dựng một quốc gia thịnh vượng để người dân có cuộc sống giàu sang, sung túc dưới chế độ chủ nghĩa xã hội”.
Trong một bài báo khác, tờ Rodong Sinmun đã cáo buộc Mỹ âm mưu chiếm đóng toàn bộ bán đảo Triều Tiên làm vùng đệm để “xâm chiếm Trung Quốc và Nga nhằm kiểm soát một khu vực rộng lớn Á – Âu”.
Bài báo cũng cho biết Triều Tiên “bị ép phải có vũ khí hạt nhân để đối phó với những hành động nham hiểm của Mỹ nhằm kích động chiến tranh hạt nhân và bảo vệ an ninh đất nước cũng như hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và các khu vực khác của Châu Á”.
Video đang HOT
Triều Tiên bất ngờ kêu gọi Mỹ hành động để chấm dứt bế tắc hạt nhân
Trong một bài bình luận khác mới đăng tải, Tờ Rodong Sinmun của đảng Lao động Triều Tiên cho rằng, Washington phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng hiện nay trên bán đảo nên quốc gia này cần phải hành động trước để giải quyết bế tắc.
Theo Yonhap, ngày 30/4, Bình Nhưỡng đã lên tiếng kêu gọi Mỹ thực hiện các bước cơ bản để chấm dứt bế tắc hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Bài báo cũng bác bỏ các suy đoán cho rằng Bình Nhưỡng muốn sử dụng khả năng hạt nhân của mình như một lá bài để mặc cả trong các cuộc đàm phán thiếu sự hiểu biết về ý định thực sự của quốc gia này.
“Lập trường mạnh mẽ của chúng tôi về vấn đề hạt nhân là kết thúc các chiến thuật đe dọa hạt nhân mà Mỹ và các đồng minh của nước này sử dụng như một công cụ để giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước” – Rodong Sinmun viết.
Tờ báo hàng đầu của Bình Nhưỡng còn nhấn mạnh rằng khả năng hạt nhân của Triều Tiên là “sự lựa chọn cuối cùng” của người dân và quân đội.
Nhưng nói thêm rằng BÌnh Nhưỡng sẽ tiếp tục duy trì vũ khí hạt nhân của mình để đảm bảo an toàn cho bán đảo Triều Tiên và duy trì hòa bình ở châu Á.
Tờ báo cho rằng Mỹ điều máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2, B52H, tàu ngầm hạt nhân tới bán đảo Triều Tiên tập trận chung là một âm mưu gây chiến tranh trong khu vực nhưng lại đổ lỗi cho lập trường của Triều Tiên.
“Trừ phi nước Mỹ từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình, chúng tôi sẽ không từ bỏ khả năng hạt nhân của chúng tôi” – Rodong Sinmun viết.
Các nhà quan sát Triều Tiên tại Hàn Quốc cho rằng những tuyên bố trên là bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và nó có thể được sử dụng để buộc Mỹ phải ký vào hiệp ước hòa bình thay thế Hiệp ước đình chiến ký kết năm 1953 sau cuộc chiến tranh liên Triều.
Theo vietbao
Mỹ sẽ bán 60 chiếc F-35 cho Hàn Quốc "phòng chống xâm lược"?
Ngày 3-4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ đã phê duyệt kế hoạch bán 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin, hoặc máy bay chiến đấu F-15 Silent Eagle của hãng Boeing cho Hàn Quốc.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm giám sát bán thiết bị quân sự cho nước ngoài, hôm 29-3 đã thông báo với Quốc hội Mỹ về kế hoạch bán máy bay này cho Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng liên tục gia tăng với Triều Tiên. Số máy bay chiến đấu này của Mỹ được lý giải sẽ giúp Hàn Quốc "ngăn chặn xâm lược".
Các quan chức ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, quá trình đệ trình kế hoạch (mang tính bắt buộc) với quốc hội đã bắt đầu, trước khi bùng phát những căng thẳng gần đây với Triều Tiên, nhưng thời gian công bố của Lầu Năm Góc diễn ra đúng một ngày, sau khi Bình Nhưỡng bất ngờ thông báo tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân đã ngừng hoạt động từ lâu.
Tham dự cuộc đua cung cấp 60 chiếc máy bay chiến đấu cho Hàn Quốc, gồm có các máy bay F-35, F-15 và Eurofighter Typhoon do liên danh EADS giữa Finmeccanica SpA và BAE Systems sản xuất. Dự kiến, Hàn Quốc sẽ công bố người thắng thầu vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 năm nay.
Hàn Quốc sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35?
Theo Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ, lô máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed sẽ có giá trị lên đến 10,8 tỷ USD, bao gồm cả các động cơ do Pratt & Whitney sản xuất. Tuy nhiên, một nguồn tin cho biết, giá bán cuối cùng của máy bay F-35 và thiết bị kèm theo có thể sẽ thấp hơn.
Cơ quan này cũng cho biết, riêng phần thiết bị quân sự và vũ khí chiến đấu của máy bay chiến đấu F-15 cải tiến, thuộc chương trình bán cho nước ngoài sẽ có giá trị lên đến 2,4 tỷ USD, nhưng tổng chi phí của lô máy bay F-15 được cho là sẽ thấp hơn so với máy bay F-35.
Các chuyên gia quân sự dự đoán người thắng thầu nhiều phần thuộc về công ty của Mỹ do quan hệ đồng minh lâu đời và truyền thống mua vũ khí Mỹ của Hàn Quốc và chắc chắn Seoul sẽ mua F-35 nhưng không phải là toàn bộ 60 chiếc vì giá cả rất đắt đỏ.
Theo ANTD
Điểm yếu trong hệ thống vũ khí tàu chiến hải quân Trung Quốc là gì? Bài báo tập trung phân tích tính năng, khả năng, cơ chế hoạt động... của tên lửa HQ-16, loại tên lửa làm nền tảng phát triển tên lửa HQ-26. Hải quân Trung Quốc phóng thử tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 Tờ "Phương Đông" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, thông số tính năng của hệ thống phòng thủ tên...