Mỹ mua hàng trăm trực thăng Mi-17 V-5 của Nga
Ngày 1-11, tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga cho biết, họ đã hoàn thành bàn giao 12 chiếc máy bay trực thăng cho chính phủ Mỹ để trang bị cho Quân đội Quốc gia Afghanistan.
Rosoboronexport cho biết trong một tuyên bố rằng, việc bàn giao 12 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 đã được hoàn thành vào tháng 10-2013.
Hợp đồng mua thêm 12 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 trị giá 217 triệu USD này, đã được Mỹ ký với tập đoàn Rosoboronexport vào năm 2012. Đây là một trong những lựa chọn mua thêm trong thỏa thuận trị giá 367,5 triệu USD mà Rosoboronexport đã ký với Lầu Năm Góc hồi tháng 5-2011, về việc cung cấp 21 trực thăng Mi-17V5 cho các lực lượng vũ trang Afghanistan.
Máy bay trực thăng Mi-17V-5 của Nga
Video đang HOT
Các quan chức Mỹ cho rằng, tổng số 63 chiếc máy bay trực thăng Mi-17V-5 trị giá lên đến hơn 900 triệu USD, bao gồm cả phụ tùng và các dịch vụ kèm theo, sẽ được cung cấp cho Quân đội Quốc gia Afghanistan theo các thỏa thuận giữa Nga và Mỹ trong khuôn khổ nỗ lực trấn áp khủng bố quốc tế chung.
Theo Rosoboronexport, việc hoàn thành bàn giao lô máy bay trực thăng Mi-17V-5 này sẽ mở đường cho việc thực hiện hợp đồng mua thêm 30 chiếc trực thăng, trị giá 572 triệu USD vào năm 2014, bất chấp sự phản đối của một số nhà lập pháp Mỹ.
Các lực lượng vũ trang Afghanistan muốn sử dụng máy bay trực thăng do Nga chế tạo hơn những loại khác, do họ có lịch sử sử dụng chúng, và quan trọng trực thăng Nga có giá thành thấp, bền và bảo dưỡng, duy tu đơn giản hơn.
Theo ANTD
Mỹ tính toán gì khi mua tới 30 trực thăng Mi-17 của Nga?
Ngày 04-4, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, họ có kế hoạch gạt bỏ lệnh cấm của Quốc hội để mua 30 chiếc trực thăng từ công ty xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport của Nga, bất chấp sự phản đối của các nhà lập pháp Mỹ, những người đã cáo buộc công ty này đã trang bị cho quân chính phủ Syria phạm những tội ác tàn bạo đối với thường dân.
"Bộ Quốc phòng đã thông báo với Quốc hội về kế hoạch ký hợp đồng với Rosoboronexport mua thêm 30 chiếc trực thăng Mi-17 để hỗ trợ Liên đội tác chiến đặc biệt thuộc các Lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan (ANSF)," phát ngôn viên Lầu Năm Góc James Gregory cho biết.
Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng 2013, được Quốc hội phê chuẩn vào năm ngoái, bao gồm một sửa đổi cấm các hợp đồng tài chính giữa Mỹ và công ty Rosoboronexport, trừ khi Bộ trưởng quốc phòng xác định những thỏa đó có lợi cho an ninh quốc gia.
"Dựa vào thời điểm hiện tại, bộ quốc phòng đã xác định Rosoboronexport là công ty khả thi duy nhất đáp ứng được các yêu cầu của ANSF" về máy bay trực thăng, ông Gregory nói. Theo ông, trực thăng của Nga "rất phù hợp với những môi trường khắc nghiệt" như ở Afghanistan.
Tổng giá trị hợp đồng là 690 triệu USD, hầu hết số tiền này sẽ được chuyển cho nhà sản xuất vũ khí này của Nga, ông cho biết thêm.
Theo ông Gregory, nhiều binh lính Afghanistan đã được huấn luyện để vận hành trực thăng của Nga. Nên việc chuyển sang huấn luyện vận hành một loại trực thăng mới có thể làm chậm khả năng sẵn sàng chiến đấu của liên đội trực thăng của họ ít nhất 3 năm.
Máy bay trực thăng Mi-17 của Nga
Hồi tuần trước, một nhóm nghị sĩ thuộc cả hai đảng của Quốc hội Mỹ đã viết thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, trong đó họ đã phản đối mối quan hệ thương mại đang diễn ra giữa các công ty vũ khí của Nga và Lầu Năm Góc. Họ cho rằng, mối quan hệ này không có lợi cho an ninh quốc gia, và rằng Nga tiếp tục thông qua Rosoboronexport cung cấp vũ khí cho chế độ Bashar al-Assad ở Syria sát hại dân thường.
"Phản đối là dễ hiểu, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cần những hợp đồng bán trực thăng, nhưng xét về giá cả, trực thăng của Nga là một hợp đồng tốt hơn," ông Simon Saradzhyan, một chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Khoa học và Quốc tế Belfer, Đại học Harvard, cho biết hôm 04-4.
Theo ông, trực thăng của Nga nói chung không phức tạp hay hiện đại như những trực thăng được sản xuất tại Mỹ và chúng lại rẻ và dễ bảo dưỡng hơn, khiến chúng phù hợp hơn cho các lực lượng an ninh Afghanistan sử dụng.
Trong thư gửi Bộ trưởng Hagel, các nhà lập pháp đã chất vấn Lầu Năm Góc có những biện pháp gì để xem xét các nhà cung cấp trực thăng thay thế. Họ cũng yêu cầu bộ quốc phòng chuẩn bị một báo cáo chi tiết và trình lên Quốc hội trước khi có thêm bất kỳ động thái nào về hợp đồng này.
Về vấn đề này, phát ngôn viên Gregory cho biết, ông Hagel đã nhận được lá thư này và cho biết "tất nhiên ông (Hagel) sẽ trả lời".
Theo ANTD
Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ mở thầu mới về hợp đồng tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tuần qua tuyên bố để ngỏ khả năng mở các đơn dự thầu mới trong kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa, nếu các cuộc đàm phán gây tranh cãi với Trung Quốc thất bại. Logo của CPMIEC tại trụ sở tập đoàn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. "Đó chưa phải là một thỏa...