Mỹ mong muốn hợp tác với Indonesia để đảm bảo an ninh Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ và Indonesia khẳng định 2 nước tăng cường hợp tác, trong đó có vấn đề an ninh trên Biển Đông.
Trong buổi làm việc với người đồng cấp Indonesia sáng ngày 29/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định tăng cường hợp tác song phương với Indonesia, trong đó có hợp tác an ninh trên Biển Đông và khẳng định tầm nhìn của hai nước về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi (Nguồn : BNG Indonesia)
Phát biểu tại buổi họp báo chung sau cuộc gặp, hai Ngoại trưởng nhất trí tăng cường quan hệ đối tác chiến lược bằng cách thúc đẩy các giá trị và lợi ích chung, đồng thời tôn trọng sự khác biệt. Indonesia và Mỹ cam kết thúc đẩy hợp tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc “rộng mở, toàn diện và minh bạch”. Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường chủ nghĩa đa phương mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Indonesia cũng cam kết cùng ASEAN duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo bày tỏ sự tôn trọng với những hành động “kiên quyết” của chính phủ Indonesia trong việc bảo vệ chủ quyền tại vùng biển Natuna trong khi bác bỏ các yêu sách “phi pháp” của Trung Quốc trong khu vực. Ông nói: “Tôi mong muốn chúng ta cùng nhau tìm ra những cách thức mới để đảm bảo an ninh hàng hải, bảo vệ tuyến đường thương mại nhộn nhịp nhất thế giới”.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia nhấn mạnh cần duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông bằng cách tôn trọng luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Indonesia khẳng định duy trì chính sách đối ngoại tự do và rộng mở.
Tại cuộc gặp song phương, hai bên cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong việc xử lí đại dịch Covid-19, hợp tác kinh tế, quốc phòng và giao lưu nhân dân. Indonesia khẳng định, Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng nền y tế khu vực và tăng cường khả năng phục hồi sau đại dịch. Thay mặt chính phủ, Ngoại trưởng Indonesia cảm ơn Mỹ đã trợ giúp xử lí đại dịch, thông qua việc cung cấp 1.000 máy thở. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, khu vực tư nhân của Mỹ đang làm việc để sản xuất một số loại vaccine được hy vọng mang lại lợi ích cho Indonesia trong tương lai.
Cuộc gặp song phương giữa hai Ngoại trưởng (Nguồn : BNG Indonesia)
Về kinh tế, hai Ngoại trưởng nhất trí tăng cường chuỗi cung ứng toàn cầu và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Ngoại trưởng Mike Pompeo đánh giá cao những cải cách của Indonesia trong lĩnh vực minh bạch và xóa bỏ tham nhũng, đồng thời cho biết, Mỹ đang khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng và năng lượng ở Indonesia.
Về giáo dục, Ngoại trưởng Retno Marsudi khuyến khích hoàn thiện Biên bản ghi nhớ về Giáo dục giữa hai nước, đồng thời lưu ý vấn đề thị thực của du học sinh Indonesia hiện bị đình chỉ do đại dịch Covid-19.
Một số vấn đề khác cũng được hai Ngoại trưởng thảo luận như vấn đề hòa bình cho Palestine và Afghanistan. Indonesia nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước ở Palestine và đánh giá cao sự lãnh đạo của Hoa Kỳ trong việc mang lại hòa bình cho Afghanistan. Indonesia sẵn sàng đóng góp nhiều hơn nữa, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến trao quyền cho phụ nữ.
Sau cuộc gặp song phương với người đồng cấp, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có cuộc gặp với Tổng thống Indonesia và dự Diễn đàn Phong trào Thanh niên Anshor về Hồi giáo. Sau đó, ông sẽ lên đường đến thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hoa Kỳ theo lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Phạm Bình Minh.
Chuyến thăm Indonesia của Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo nằm trong chuyến công du 4 nước châu Á để tăng cường mối liên kết Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Indonesia sát cánh cùng ASEAN bác bỏ yêu sách hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông
Trước những gia tăng căng thẳng gần đây trên Biển Đông, Indonesia khẳng định sẽ tiếp tục cùng ASEAN bác bỏ các yêu sách hàng hải phi lý trên Biển Đông.
Tại buổi họp báo ngày 22/10, nữ Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết, trong thời gian đại dịch xảy ra, Indonesia tiếp tục bảo vệ vùng biển Natuna khỏi điểm nóng của xung đột Biển Đông.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Indonesia)
Bà Marsudi nói: " Ngoài việc thực thi pháp luật nhất quán, Indonesia cùng với các nước ASEAN khác đã ghi nhận lập trường vững chắc về việc bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc trái với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 thông qua các công hàm ngoại giao gửi lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về ranh giới của thềm lục địa".
Biển Đông đã trở thành vùng biển dễ xảy ra xung đột sau khi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần 90% vùng biển này. Yêu sách của Trung Quốc về "đường 9 đoạn" vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia, trong đó có Indonesia.
Indonesia không phải là quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, hoạt động của một số tàu đánh cá Trung Quốc và các cuộc tuần tra trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia càng khiến Jakarta quan ngại. Indonesia đã hai lần gửi công hàm phản đối "đường 9 đoạn" và các hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc lên Liên Hợp Quốc.
Theo Ngoại trưởng Indonesia, trong vấn đề chủ quyền, ngoại giao có tác dụng ngăn chặn các hành động gây tổn hại đến sự toàn vẹn của Cộng hòa Indonesia. Do vậy, Indonesia đã tiến thành 13 cuộc đàm phán về lãnh thổ trong năm qua. Trong đó, đàm phán lãnh thổ với Malaysia đã có tiến triển và đang trong giai đoạn hoàn thiện về kỹ thuật.
Ngoại trưởng Indonesia cho biết, Indonesia đang cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao bền vững với các nước Thái Bình Dương bằng cách ưu tiên tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ.
Indonesia sẽ không để bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Trước cảnh báo của Mỹ về việc Trung Quốc tìm cách thiết lập cơ sở hậu cần quân sự tại khoảng 10 quốc gia, trong đó có Indonesia, ngày 4/9, Indonesia khẳng định sẽ không để bất cứ nước nào sử dụng làm căn cứ quân sự. Trong cuộc họp báo trực tuyến hôm nay (4/9), Ngoại trưởng Indonesia - bà Retno Marsudi...