Mỹ mở rộng hợp tác với các quốc gia Trung Á
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gặp lãnh đạo các nước Trung Á theo hình thức đối thoại “C5 1″ tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, theo hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 20/9.
Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp lãnh đạo các nước Trung Á. Ảnh: AKIPRESS.COM
Các nhà lãnh đạo Trung Á tham dự hội nghị “C5 1″ bao gồm Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov, Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev.
Hội nghị đánh dấu cuộc họp mặt lần đầu tiên theo khuôn khổ này và diễn ra bên lề kỳ họp thứ 78 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tập trung thảo luận các cách thức mở rộng hợp tác giữa Mỹ và các nước trong khu vực.
Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo đã thảo luận một loạt vấn đề, bao gồm an ninh, thương mại và đầu tư, kết nối khu vực, nhu cầu tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, cũng như những cải cách đang diễn ra nhằm cải thiện quản trị và pháp quyền.
“Tôi nghĩ đây là một thời điểm lịch sử. Chúng tôi đang xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều năm giữa Trung Á và Mỹ, một sự hợp tác dựa trên cam kết chung của chúng tôi về chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ”, ông Biden nói trong cuộc gặp.
Ông Biden lưu ý các bên đều mong muốn tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực như hỗ trợ an ninh của Mỹ cho khu vực, cuộc chiến chống khủng bố, kinh tế, an ninh năng lượng, tăng cường chuỗi cung ứng và quyền của người khuyết tật.
Theo các chuyên gia, hội nghị lần này nhấn mạnh sự quan tâm ngày càng tăng của Washington đối với các nước Trung Á. Bakhtiyor Ergashev, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Nghiên cứu Ma’no, nêu quan điểm: “Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ năm 2019 lưu ý rằng Trung Á là một trong những khu vực cốt lõi mà sự hiện diện của Mỹ là cần thiết. Tuy nhiên, điều này liên quan nhiều đến địa chính trị hơn là kinh tế vì hoạt động kinh tế của Mỹ chỉ giới hạn ở các dự án nhân đạo quy mô nhỏ”.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Shestakov, Mỹ đang tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga trong khu vực bằng cách tăng cường hợp tác với các nước Trung Á, đồng thời có thể thúc đẩy ý tưởng đưa các căn cứ quân sự của mình trở lại khu vực dưới hình thức này hay hình thức khác. Tuy nhiên, chính quyền các nước trong khu vực khó có thể chấp nhận điều này, ông Ergashev kết luận.
Vai trò của Trung Quốc trong cuộc đàm phán hòa bình về Ukraine ở Saudi Arabia
Trung Quốc muốn đảm bảo hòa đàm về Ukraine ở Saudi Arabia không trở thành sự kiện do phương Tây dẫn đầu để "chống Nga và cô lập Moskva", đồng thời có thể đóng vai trò là "cầu nối để truyền đạt quan điểm của cả hai bên".
Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết Saudi Arabia được chọn đăng cai một phần với hy vọng thuyết phục Trung Quốc tham gia, vì Riyadh và Bắc Kinh duy trì mối quan hệ chặt chẽ. Ảnh: AFP
Cuộc đàm phán do Saudi Arabia chủ trì, không có sự tham dự của phía Nga, đã thu hẹp khoảng cách giữa Ukraine và các nước đang phát triển lớn về các điều kiện để chấm dứt xung đột, theo tờ Wall Streel Journal ngày 5/8.
Cụ thể, những nỗ lực nhằm tạo ra sự đồng thuận quốc tế xung quanh một giải pháp hòa bình bền vững và công bằng cho cuộc xung đột ở Ukraine đã được đẩy mạnh vào ngày 5/8 sau các cuộc thảo luận ở Saudi Arabia giữa các quan chức cấp cao từ 42 quốc gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Ukraine.
Ukraine và những nước ủng hộ phương Tây đã coi cuộc đàm phán là một nỗ lực để tập hợp sự ủng hộ toàn cầu đằng sau các điều kiện chấm dứt xung đột có lợi cho Kiev. Nhiều nước lớn đang phát triển phần lớn giữ thái độ trung lập trong cuộc xung đột.
Sau khi cuộc đàm phán ở Jeddah kết thúc, các nhà ngoại giao cho biết có sự chấp nhận rộng rãi rằng các nguyên tắc trọng tâm của luật pháp quốc tế, như tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nên là trọng tâm của các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai giữa Ukraine và Nga.
Đã có thỏa thuận theo đuổi công việc chi tiết hơn về tác động toàn cầu của cuộc xung đột và hầu hết các quốc gia tham dự, bao gồm cả Trung Quốc, dường như sẵn sàng gặp lại nhau trong những tuần tới theo hình thức hiện tại.
Các cuộc đàm phán ở Jeddah diễn ra sau các cuộc thảo luận ban đầu ở Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 6 vừa qua. Địa điểm của cuộc họp hôm 5/8 mang tính biểu tượng quan trọng, khi Ukraine, Mỹ và châu Âu đã thúc đẩy hỗ trợ cho Kiev ở "Nam bán cầu". Các nhà ngoại giao phương Tây cho biết Vương quốc này được chọn đăng cai một phần với hy vọng thuyết phục Trung Quốc tham gia, vì Riyadh và Bắc Kinh duy trì mối quan hệ chặt chẽ.
Saudi Arabia đang tìm cách đóng một vai trò lớn hơn trong ngoại giao đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine, sau khi Mỹ cáo buộc nước này vào năm ngoái "nghiêng về phía Moskva" để duy trì giá dầu ở mức cao, qua đó củng cố nguồn thu ngân sách của Nga.
Một quan chức Mỹ cho biết: "Nước chủ nhà Saudi Arabia đã 'ghi điểm' cho sự tham gia ngoại giao". Nhiều nước phương Tây hoài nghi sâu sắc về việc Tổng thống Nga Vladimir Putin quan tâm đến việc theo đuổi các cuộc đàm phán hòa bình trong năm nay. Nga không có dấu hiệu nhượng bộ trước các điều kiện đàm phán từ Ukraine.
Sự khác biệt lớn nhất giữa các cuộc họp ở Copenhagen và Jeddah là số người tham dự - với lần mới nhất này nhiều hơn gấp đôi số quốc gia tham dự hoặc tham gia cuộc đàm phán trước. Ngoài các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi, đáng chú ý nhất là Trung Quốc, vốn được mời đến Copenhagen nhưng đã từ chối, lần này đã cử một phái đoàn do ông Li Hui dẫn đầu đến Jeddah. Theo các nhà ngoại giao phương Tây, Bắc Kinh đóng một vai trò mang tính xây dựng trong các cuộc đàm phán.
Các nhà ngoại giao cho biết, là đối tác quan trọng nhất của Nga, Trung Quốc được coi là có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng động lực cho cuộc đàm phán và qua đó cũng có thể đưa vào các cuộc thảo luận một số quan ngại và "giới hạn đỏ" của Moskva. Lãnh đạo cao nhất của Saudi Arabia và Ukraine đã vận động tích cực để Bắc Kinh tham dự.
Nhận định với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post), Wang Yiwei, Giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, cho biết sự tham dự của ông Li, người đã thực hiện sứ mệnh hòa bình tới châu Âu hồi tháng 5, cho thấy quyết tâm của Trung Quốc trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình, đồng thời Bắc Kinh cũng có thể ngăn không cho sự kiện này trở thành "một hội nghị đa phương chống Nga và do phương Tây dẫn đầu nhằm cô lập Moskva".
Theo ông Wang, nếu sự kiện này chỉ nhằm ủng hộ Ukraine và cô lập Nga thì "sẽ hiệu quả", nhưng lưu ý rằng "Trung Quốc có thể đóng vai trò là cầu nối để truyền đạt quan điểm của cả hai bên", đồng thời có thể tìm kiếm điểm chung với các quốc gia khác và hợp tác với Nga để đồng ý ngừng bắn sớm. Bộ Ngoại giao Nga trước đó chỉ trích hội nghị, gọi đây là nỗ lực thành lập một "liên minh chống Nga".
Nhà ngoại giao Li Hui đại diện cho Trung Quốc tham dự hội nghị về Ukraine ở Saudi Arabia. Ảnh: Russian Foreign Ministry Press Service
Thu hẹp khoảng cách
Trong cuộc đàm phán ở Saudi Arabia, Trung Quốc đã nhắc lại kế hoạch 12 điểm về ngừng bắn và đàm phán hòa bình để chấm dứt xung đột, lần đầu tiên được công bố vào tháng 2 năm nay. Trong khi đó, các nhà ngoại giao châu Âu cảnh báo rằng "lệnh ngừng bắn vô điều kiện có thể chỉ tạo ra một cuộc xung đột đóng băng và cho phép Nga củng cố quyền kiểm soát môt số vùng lãnh thổ của Ukraine".
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland đã gặp người đứng đầu phái đoàn Trung Quốc Li Hui bên lề hội nghị. "Thật tốt khi có đại diện Trung Quốc ở đây", quan chức Mỹ nói.
Các nhà ngoại giao cũng cho biết một số khác biệt nổi lên ở Copenhagen dường như đã được thu hẹp. Trong các cuộc đàm phán đó, Ukraine đã thúc đẩy các nước đang phát triển lớn chấp nhận kế hoạch hòa bình của Tổng thống Zelensky, trọng tâm là đàm phán hòa bình chỉ bắt đầu khi các lực lượng Nga rút hoàn toàn và một số nước đang phát triển cho biết họ sẽ không đưa ra lập trường về vấn đề này.
Tại Jeddah, Ukraine và các nước đang phát triển lớn dường như muốn tìm kiếm sự đồng thuận lớn hơn. Một quan chức cấp cao của châu Âu nói rằng Ukraine đã không thúc đẩy một lần nữa để kế hoạch hòa bình của họ được chấp nhận và các quốc gia khác không yêu cầu Kiev từ bỏ nó. Cũng không có bất kỳ tranh cãi nào về yêu cầu của Ukraine liên quan đến việc rút các lực lượng Nga.
Mặc dù không có ngày nào được ấn định cho cuộc họp tiếp theo, nhưng đã có thỏa thuận về một quy trình hai chiều để tiến về phía trước. Ukraine sẽ tiếp tục thảo luận với các đại sứ nước ngoài tại Kiev về các điều kiện hòa bình.
Saudi Arabia cũng có kế hoạch đề xuất một nhóm làm việc cho các vấn đề cụ thể được đưa ra trong kế hoạch hòa bình của Ukraine, một số trong đó liên quan đến tác động toàn cầu của cuộc xung đột. Điều đó có thể bao gồm an toàn hạt nhân, tác động ngày càng tăng của vấn đề môi trường và an ninh lương thực - một mối lo ngại được nhấn mạnh trong những ngày gần đây bởi sự sụp đổ của sáng kiến ngũ cốc Biển Đen do Liên hợp quốc làm trung gian.
"Sự đồng thuận là đây không phải là một cuộc chiến ở châu Âu, nhưng có tác động đến lương thực, năng lượng và sự ổn định kinh tế trên toàn cầu và những vấn đề này là động lực để các bên tham gia nhằm đạt được một giải pháp cuối cùng", một nhà ngoại giao từ một trong những quốc gia ngoài phương Tây tham dự cuộc họp cho biết.
Saudi Arabia đã duy trì mối quan hệ thân thiện với cả Nga và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ của họ với Mỹ trở nên xấu đi, và Washington đã phàn nàn rằng quyết định giảm sản lượng dầu của họ đã hỗ trợ Nga, một nhà xuất khẩu dầu lớn khác, bằng cách đẩy giá lên cao.
Mỹ tăng cường cạnh tranh với Nga và Trung Quốc ở khu vực Trung Á Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Nam và Trung Á Donald Lu đang trong chuyến thăm Kyrgyzstan và Tajikistan. Đây là sự tiếp nối của chuyến thăm Kazakhstan, Turkmenistan và Uzbekistan năm ngoái, cho thấy Mỹ ngày càng quan tâm với việc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn...