Mỹ mở rộng ‘danh sách đen’ nhắm vào ngành chip Trung Quốc
Bộ Thương mại Mỹ ngày 15/12 cho biết Washington đang lên kế hoạch bổ sung hàng chục công ty bán dẫn Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về thương mại, theo Reuters.
Công nghiệp bán dẫn được coi là một mặt trận quan trọng trong cạnh tranh Mỹ – Trung. Ảnh: Reuters.
Trong số các công ty mới bị thêm vào danh sách có YMTC, một trong những doanh nghiệp chip bán dẫn hàng đầu tại Trung Quốc. Giới chức Mỹ quan ngại YMTC có thể chuyển giao công nghệ của Mỹ cho các ông lớn công nghệ Trung Quốc Huawei và Hikvision, vốn đã bị đưa vào “danh sách đen” từ trước đó.
Theo quy định mới, các nhà cung cấp của YMTC sẽ bị cấm chuyển hàng hóa từ Mỹ cho công ty này trừ khi được cấp giấy phép, trong khi giấy phép này vốn rất khó xin.
Trong khi đó, 21 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chip trí tuệ nhân tạo (chip AI) thậm chí phải đối mặt với biện pháp hạn chế gắt gao hơn, khi Washington muốn các công ty này không thể tiếp cận với công nghệ có sử dụng thiết bị của Mỹ ở quy mô toàn cầu.
Video đang HOT
“Lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ đòi hỏi chúng ta hành động dứt khoát để ngăn (Trung Quốc) tiếp cận các công nghệ tiên tiến”, bà Thea Kendler, Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ phụ trách quản lý xuất khẩu, nói.
Trước đó, hồi đầu tháng 10, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố các quy định về xuất khẩu mới, bao gồm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận một số loại chip được sản xuất với thành phần từ Mỹ.
Theo đó, các công ty Mỹ sẽ không được xuất khẩu các thiết bị sản xuất chip tiên tiến cho các công ty đặt tại Trung Quốc nếu không có giấy phép. Bên cạnh đó, Washington lần đầu tiên cấm công dân Mỹ và thường trú nhân giúp Trung Quốc phát triển sản phẩm bán dẫn, theo Bloomberg.
Nhật Bản sẽ phát triển chip bán dẫn 'thần tốc'
Trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại Mỹ-Trung liên quan đến con chip nhỏ bé, Nhật Bản đang gấp rút hồi sinh cơ sở sản xuất bán dẫn của mình để tránh bị thiếu hụt.
Nhật Bản sẽ đầu tư 70 tỷ Yên (494 triệu USD) vào một công ty chip bán dẫn tiên tiến do các tập đoàn hàng đầu - bao gồm Toyota, Sony và NEC - dẫn dắt ở ngay chính "xứ sở mặt trời mọc" nhằm củng cố chuỗi cung ứng chip của mình.
Thông tin trên được Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yasutoshi Nishimura đưa ra tại một cuộc họp báo hôm 11/11.
"Chất bán dẫn sẽ trở thành một thành phần quan trọng cho sự phát triển của các công nghệ tiên tiến hàng đầu mới như AI, các ngành công nghiệp số và chăm sóc sức khỏe", ông Nishimura nói.
Vị quan chức chính phủ Nhật Bản cho biết thêm rằng công ty sản xuất chip mới sẽ được đặt tên là Rapidus (một từ Latin có nghĩa "thần tốc") và đặt mục tiêu bắt đầu sản xuất vào nửa sau của thập kỷ này (tức sau năm 2025).
Trong bối cảnh mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng sâu sắc và Washington hạn chế Bắc Kinh tiếp cận công nghệ bán dẫn tiên tiến, Nhật Bản đang gấp rút hồi sinh cơ sở sản xuất chip của mình để đảm bảo các nhà sản xuất ô tô và công ty công nghệ thông tin của họ không bị thiếu hụt thành phần quan trọng này.
Nhật Bản mở trung tâm nghiên cứu và phát triển chip 2 nanomet thế hệ tiếp theo vào cuối năm 2022 dưới sự hợp tác của Mỹ. Ảnh: Nikkei Asia
Theo đó, chính phủ Nhật Bản đang đề nghị cấp hỗ trợ tài chính để khuyến khích các nhà sản xuất chip nước ngoài xây dựng nhà máy tại Nhật Bản, bao gồm 400 tỷ Yên (2,8 tỷ USD) để giúp nhà sản xuất chip logic hàng đầu thế giới TSMC xây dựng một nhà máy ở tỉnh Kumamoto, đảo Kyushu. Nhà máy này sẽ cung cấp chất bán dẫn cho Sony và nhà sản xuất phụ tùng ô tô Denso.
Hồi tháng 7, Nhật Bản cũng đề nghị khoản trợ cấp 93 tỷ Yên (656 triệu USD) để giúp các nhà sản xuất chip nhớ Kioxia Corp và Western Digital Corp mở rộng sản lượng tại Nhật Bản.
Hồi tháng 9, chính phủ Nhật Bản cũng cam kết tài trợ cho nhà sản xuất chip Micron Technology của Mỹ 46,5 tỷ Yên (328 triệu USD) để họ có thể tăng thêm năng lực sản xuất tại nhà máy ở Hiroshima.
Công ty chip mới Rapidus đại diện cho giai đoạn tiếp theo trong chiến lược phát triển ngành bán dẫn của Nhật Bản và là một dấu hiệu cho thấy sự hợp tác ngày càng sâu sắc của họ trong phát triển công nghệ với Mỹ sau khi hai nước hồi tháng 7 đã đồng ý thành lập một trung tâm nghiên cứu chung để phát triển nhanh hơn những con chip bán dẫn thế hệ tiếp theo với kích thước 2 nanomet.
Hiện tại, các công ty Nhật Bản chỉ có thể sản xuất chip có độ rộng đường mạch khoảng 40 nanomet.
Bên cạnh khoản hỗ trợ 70 tỷ Yên (494 triệu USD) từ chính phủ Nhật Bản, Rapidus cũng sẽ nhận đầu tư từ các công ty như Nippon Telegraph and Telephone Corp cũng như Kioxia Holdings, Đài truyền hình Tokyo đưa tin hôm 10/11.
Nhà sản xuất chip số 1 Trung Quốc lần đầu đánh giá về biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới từ Mỹ SMIC cho biết đang đánh giá chi tiết hơn tác động từ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới nhất từ Mỹ với hoạt động của mình, sau khi báo cáo doanh thu không tăng nhiều trong qúy 3/2022. SMIC (nhà sản xuất chip số 1 Trung Quốc) là hy vọng tốt nhất của Trung Quốc để đạt được khả năng tự...