Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Biển Đông
Theo báo Đa chiều có trụ sở ở Mỹ, cuối cùng, Mỹ đã mở ‘ mặt trận thứ hai’ trong cuộc đấu tranh trên Biển Đông.
Ngày 27/10/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter xác nhận trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện nước này rằng tàu khu trục USS Lassen (DDG-82) đã di chuyển vào phạm vi 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm giữ, tôn tạo trái phép.
Binh sĩ tàu DDG-82 huấn luyện trên Biển Đông hồi tháng 10/2015. Ảnh: Reuters.
Chưa đầy một tuần sau, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris đã thực hiện chuyến thăm tới Trung Quốc và “có cuộc trao đổi khá thú vị” với các nhà lãnh đạo quân đội cũng như hải quân nước này.
Video đang HOT
Trang “Tin tức Quốc phòng” cho biết tại buổi nói chuyện ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Vấn đề quốc tế Mỹ (CSIS) hôm 27/1 vừa qua, Đô đốc Harris tiết lộ thêm rằng trong cuộc trao đổi với phía Trung Quốc đầu tháng 11 năm ngoái, hai bên đã bàn thảo về các cơ hội nhằm giảm căng thẳng giữa quân đội hai nước trong khu vực.
Tuy nhiên, ông Harris nhấn mạnh là phía Trung Quốc có quan điểm khá cứng rắn về chủ quyền (phi pháp) đối với các hòn đảo trên Biển Đông và ông Harris đã nói rõ quan điểm cá nhân của mình rằng “những hòn đảo đó không thuộc về Trung Quốc, nhưng những hành động của Trung Quốc trong khu vực mang tính khiêu khích và đã làm gia tăng căng thẳng”.
Khoảng 3 tháng sau khi tuần tra ở vùng biển Trường Sa mà theo các quan chức hải quân Mỹ là cần thiết để khẳng định lập trường của Washington rằng các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông không thể được coi là có lãnh hải, phía Mỹ lại có động thái mới.
Hôm 30/1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mark Wright xác nhận tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG-54) của Mỹ tuần tra Biển Đông đã đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Theo báo “Đa chiều” có trụ sở ở Mỹ, cuối cùng, Mỹ đã mở “mặt trận thứ hai” trong cuộc đấu tranh trên Biển Đông. Khi cuộc đấu tranh Trung-Mỹ ở hướng Trường Sa lâm vào khó khăn, nếu Mỹ dấn thêm một bước rất có thể sẽ kích thích Trung Quốc tăng cường vũ trang quân sự các đá và bãi ngầm mà nước này tôn tạo (trái phép) tại đây, việc DDG-54 đi vào khu vực 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn đã khiến Hoàng Sa trở thành điểm nóng, làm Trung Quốc phải đối mặt với áp lực ngoại giao và dư luận lớn hơn.
Liên quan tới vấn đề này, ngày 31/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa. Là quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17). Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Theo_Kiến Thức
Hoa Kỳ đánh giá sai nỗ lực chống buôn người của Việt Nam
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan phía Hoa Kỳ có đánh giá chưa đúng mức về các hoạt động tại Việt Nam.
Vào ngày 27/7, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới, xếp theo ba bậc theo thứ tự từ cao tới thấp 1-2-3. Theo bảng xếp hạng, Việt Nam vẫn xếp hạng 2 (hạng theo dõi), mặc dù thời gian qua Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực và đạt hiệu quả tốt trong công tác phòng, chống buôn người.
Đây không phải là lần đầu tiên các cơ quan phía Hoa Kỳ có đánh giá chưa đúng mức về các hoạt động tại Việt Nam.
Bà Phạm Thu Hằng - Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. ảnh: Lê Anh Dũng.
Ngày 29/7, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2015 về tình hình buôn bán người trên thế giới, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Phạm Thu Hằng nêu rõ: "Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm 2015 về tình hình buôn bán người trên thế giới đã có những nhận xét không khách quan, không phản ánh những nỗ lực to lớn của Việt Nam trong việc đấu tranh, phòng chống tội phạm buôn bán người trong thời gian vừa qua.
Tôi xin khẳng định Chính phủ Việt Nam hết sức quan tâm và đã có những biện pháp, chế tài cụ thể kiên quyết đấu tranh và ngăn chặn nạn buôn bán người, đã thông qua Luật Phòng chống mua bán người và Chương trình hành động quốc gia phòng, chống mua bán người giai đoạn 2011-2015. Những nỗ lực này của Việt Nam được nhiều nước và các tổ chức, trong đó có cả Hoa Kỳ thừa nhận".
Ngọc Quang
Theo giaoduc
Trung Quốc tiếp tục gây nhiễu, khiến Biển Đông ngày càng căng thẳng Việt Nam cần thận trọng hơn trước động thái mới của Trung Quốc, tự chủ và chủ động đấu tranh bằng ngoại giao và pháp lý để bảo vệ lợi ích của mình. Những động thái mới Vào ngày 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết, "Dự án cải tạo đất của Trung Quốc trên một số...