Mỹ mở giai đoạn ‘trục châu Á’ mới
Bộ trưởng quốc Mỹ cho biết Washington đang mở một giai đoạn mới trong chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương và khẳng định tầm quan trọng của TPP.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter. Ảnh: AP
“Tôi cam kết sẽ giám sát giai đoạn tái cân bằng tiếp theo, chiến lược này sẽ tăng cường và đa dạng hóa các cam kết của chúng tôi trong khu vực”, APdẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, phát biểu tại Viện McCain ở Đại học Arizona. Ông cho biết Mỹ sẽ đầu tư vào vũ khí cao cấp như máy bay ném bom tầm xa tàng hình mới, làm mới liên minh quân sự với Nhật và mở rộng quan hệ hợp tác thương mại.
Carter thúc giục quốc hội cấp quyền cho Tổng thống Barack Obama hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là hiệp ước với sự tham gia của 12 quốc gia mà Carter cho rằng sẽ là lời hứa hẹn “khổng lồ” về cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ. Ông cho biết TPP dự kiến sẽ giúp xuất khẩu Mỹ tăng 123,5 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh TPP là một trong những phần quan trọng nhất trong nỗ lực của chính quyền để chuyển sự chú ý nhiều hơn đến châu Á-Thái Bình Dương, sau hơn một thập kỷ tập trung vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Ông cho biết TPP quan trọng đối với ông giống như một tàu sân bay mới.
Chính quyền Obama không phải là bên đầu tiên chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ hơn trong khu vực châu Á. Chính quyền George W. Bush trước đó lập luận tương tự khi bày tỏ lo ngại về sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Phương Vũ
Theo VNE
Chút thiên lệch trong cân bằng
Thành quả chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin chắc chắn làm Mỹ, EU và Ukraine không hài lòng.
Tổng thống Putin (phải) đang trao đổi với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm New Delhi vừa qua - Ảnh: Reuters
Kết quả này cũng cho thấy Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuy chủ định cân bằng quan hệ giữa Nga và phương Tây nhưng hiện tại dường như có một chút thiên lệch cho Moscow.
Hợp tác năng lượng và hạt nhân, thương mại và đầu tư, quân sự và vũ trụ giữa 2 nước đều có được động lực và định hướng phát triển mới sau chuyến thăm, thể hiện ở 20 thỏa thuận hợp tác được ký kết mà tất cả đều được nhằm cho thời gian dài.
Chúng có tác động chính trị và tâm lý cũng như hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần giúp Nga khắc phục những khó khăn hiện tại mà trong số nguyên nhân có chính sách trừng phạt của phương Tây. Ấn Độ không ủng hộ chính sách này dù chủ trương thúc đẩy hợp tác với phương Tây. Với các kết quả trên, Ấn Độ cũng đâu khác nào gián tiếp giúp Nga vô hiệu hóa hoặc ít nhất là giảm thiểu tác động của chính sách trừng phạt.
Ngoài ra, còn chuyện rất đáng lưu ý là phái đoàn Nga thăm Ấn Độ bao gồm cả người đứng đầu chính quyền vùng Crimea mới sáp nhập vào Nga từ Ukraine. Trong khi Mỹ và EU còn im lặng thì chính phủ Ukraine phản đối quyết liệt. Rõ ràng là trong vấn đề này, Thủ tướng Modi không những không theo quan điểm của phương Tây mà đã chấp nhận thực trạng mới nên đã không loại trừ vùng Crimea ra khỏi phạm vi hợp tác với Nga.
Điều này rất có lợi cho Nga về nhiều phương diện. Ấn Độ dùng chút thiên lệch như thế còn nhằm đề cao vị thế của mình trong quan hệ với phương Tây.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Trung Quốc đưa tàu lặn "Giao Long" tới khảo sát tại Ấn Độ Dương Sáng ngày 25/11, tàu nghiên cứu biển Hướng Dương Hồng 09 mang theo thiết bị lặn có người lái "Giao Long" đã xuất phát từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc để tới khu vực biển tây nam Ấn Độ Dương nhằm thực hiện nhiệm vụ khảo sát khoa học. Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc. Theo trang tin Chinanews, Trung Quốc sẽ...